Tài nguyên động thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn loài xá xị (cinnamomum parthenoxylon (jack) meisn ) tại vườn quốc gia tam đảo, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 34)

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1.5. Tài nguyên động thực vật

3.1.5.1. Sự đa dạng về khu hệ thực vật

* Đa dạng về kiểu rừng

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: Kiểu rừng này thường phân

rừng này có thể phân bố ở độ cao 900 - 1.000 m. Kiểu rừng này bao phủ phần lớn dãy núi Tam Đảo với những lồi cây có giá trị kinh tế như: Chò chỉ

(Shoera chinensis), Sến mật (Madhuca pasquieri), Gổi (Michelia sp.), Re (Cinnamomum sp.)… Do bị tác động mạnh nên hiện nay chủ yếu là rừng thứ

sinh, đến nay diện tích nguyên sinh của kiểu rừng này cịn lại rất ít.

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình: Kiểu rừng

này ở Tam Đảo phân bố từ độ cao 800m trở lên, đôi khi phân bố trên 900 m. Quần hệ thực vật của kiểu rừng này bao gồm các loài trong họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Chè (Theaceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae)… Từ độ cao 1.000 m trở lên xuất hiện một số loài thuộc Ngành Hạt trần như: Thông nàng

(Dacrycarpus imbricatus), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Kim giao (Nageia fleuryi)…

- Rừng lùn trên đỉnh núi: Là một kiểu phụ đặc thù của rừng kín thường

xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp được hình thành trên các đỉnh dông hay các đỉnh núi cao đất xương xẩu, nhiều nắng gió, mây mù thường xuyên bao phủ. Cây cối ở đây thường thấp bé, phát triển chậm, thân và cành được Rêu và Địa y bao phủ. Đất dưới tán rừng khá mỏng nhưng tầng thảm mục khá dày có nơi dày hơn 1 m.

Thực vật chủ yếu là các loài thuộc họ Đỗ quyên (Ericaceae), Giổi nhung (Michelia faveolata), Hồi núi (Illicium griffithii). Từ các đỉnh cao

xuống thấp hơn, các loài trong họ Đỗ quyên giảm dần, các loài thuộc họ Re (Lauraceae), họ Hồi (Illiciaceae), họ Thích (Aceraceae) tăng lên về số lượng cá thể.

- Rừng tre nứa: Khi rừng thuộc hai loại trên bị tàn phá thì các lồi Tre,

Nứa mọc xen vào hoặc chuyển hẳn thành rừng Tre, Nứa. Ở đai cao hơn 800 m, loài tiêu biểu là Sặt gai và Vầu. Đai trung bình là Giang (ở độ cao từ 500 - 800 m), còn thấp hơn (dưới 500 m) là Nứa.

- Rừng phục hồi sau nương rẫy: Do tác động mạnh của con người,

được phục hồi sau khi đất được sử dụng cho canh tác nương rẫy hoặc phục hồi sau khi rừng được khai thác. Thực vật ở đây chủ yếu là các loài: Bục trắng

(Mallotus apelta), Bục bạc (Mallotus paniculatus), Thẩu tấu (Aporosa dioica),

Màng tang (Litsea cubeba)…

- Rừng trồng: Rừng trồng Tam Đảo đã có từ thời Pháp thuộc. Đó là

những diện tích rừng Thơng đi ngựa (Pinus massoniana) được trồng dọc

theo hai ven đường lên thị trấn Tam Đảo. Ngồi ra cịn có rừng Lim ở xã Đại Đình và km 13 đường lên khu ngỉ mát Tam Đảo. Kể từ năm 1962 đến nay diện tích rừng trồng ở Tam Đảo đã được bổ sung thêm nhiều và được trồng các loài cây chủ yếu là Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana), Lim xanh (Erythrophleum fordii), Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum), Muồng đen (Senna siamea), Keo tai tượng (Acacia mangium)… đã góp phần che phủ

khoảng trên 70% diện tích đất trống, đồi trọc, tạo cảnh quan đẹp cho Tam Đảo.

* Đa dạng về thành phần loài

Đặc điểm về địa hình, hướng phơi, độ cao, khí hậu, thủy văn, sự tác động của con người kết hợp với đặc tính sinh thái của từng lồi cây đã tạo nên tính đa dạng về lồi, sự phân bố, giá trị sử dụng, và các loài cây quý hiếm của hệ thực vật Tam Đảo.

Đến nay đã thống kê được 1.282 loài thuộc 660 chi, 179 họ thực vật bậc cao có mạch; trong đó có 42 lồi thực vật đặc hữu và 64 loài quý hiếm cần được bảo vệ như: Sến mật (Madhuca pasquieri), Hoàng thảo Tam Đảo (Dendrobium TamDaoensis), Trà hoa đài (Camellia lengicaudata); Trà hoa

vàng Tam Đảo (Camellia petelotii); Hoa tiên (Aarum petelotii); Chuỳ hoa leo

(Mosla tamdaoensis); Trọng lâu kim tiền (Paris delavayi), Kim tuyến (Anoectochilus setaceus), Ráng Tam Đảo (Tectaria tamdaoensis) và nhiều

* Đa dạng về giá trị sử dụng

(i) Nhóm cây gỗ q gồm 234 lồi điển hình như: Sến mật (Madhuca pasquieri), Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Đinh (Markhamia stipulata),

Vàng tâm (Manglietia conifera), Giổi lông (Michelia balansae)…

(ii) Nhóm cây ăn quả gồm 109 lồi như: Trám trắng (Canarium album), Trám đen (Canarium trandenum), Dâu da đất (Baccaurea sapida), Sấu (Dracotomelum duperreanum)…

(iii) Nhóm cây tinh dầu gồm 32 loài như: Gù hương (Cinnamomum parthenoxylon), Màng tang (Lisea cubeba), Hồi núi (Illicium griffithii)…

(iv) Nhóm cây cảnh gồm gồm 152 loài hầu hết các loài này nằm trong họ Lan (Orchidaceae) gồm có các lồi như Hồng thảo Tam Đảo (Dendrobium

taodaoensis), Phi điệp (Dendrobium superbum), Hoàng thảo sừng dài (Dendrobium longicarnum), Hoàng thảo dẹt (Dendrobium nobile)… Một số

loài trong họ Đỗ quyên (Ericaceae) như: Đỗ quyên hoa đỏ (Rhododendron simsii), Đỗ quyên hoa tím, Đỗ quyên hoa trắng (Rhododendron fleuryi). Một số

loài trong họ chè (Theaceae) như: Trà hoa đài (Camellia lengicaudata); Trà

hoa vàng Tam Đảo (Camellia petelotii)…

(v) Nhóm cây dược liệu 361 loài. Các loài điển hình như Ba kích

(Morinda officinalis), Hồng đằng (Fibraurea recisa), Khơi tía (Ardisia silvestris), Sa nhân (Amomum xanthioides)…

(vi) Nhóm cây cho tinh bột gồm 5 loài như: Củ mài (Dioscorea persimilis), Dong riềng (Canna edulis)…

Như vậy có thể thấy, khu hệ thực vật của VQG Tam Đảo rất đa dạng và phong phú, không chỉ đa dạng về kiểu rừng, về thành phần lồi, mà cịn đa dạng về giá trị sử dụng, số cá thể trong họ lớn và đa dạng có những lồi đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng cũng có nhiều lồi đặc trưng cho khí hậu á nhiệt đới như các loài trong họ Hồng xiêm (Sapotaceae), họ Chè (Theaceae)… về giá trị sử dụng cũng có đến sáu nhóm từ nhóm lấy gỗ,

nhóm lấy tinh dầu, làm dược liệu… điều đặc biệt làm cho VQG Tam Đảo có mức độ bảo tồn cao là có nhiều lồi đặc hữu và đặc hữu hẹp chỉ có ở Tam Đảo được đưa vào sách đỏ Việt Nam, sách đỏ thế giới hay công ước CITES cần được bảo vệ như: Hoàng Thảo Tam Đảo (Dendrobium taodaoensis),

Ráng Tam Đảo (Tectaria tamdaoensis), Kim tuyến (Anoectochilus setaceus),

Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia)… Song hiện nay một số loài đã và đang bị khai thác mạnh cần được bảo vệ đặc biệt.

3.1.5.2. Sự đa dạng về khu hệ động vật

Khu hệ động vật Tam Đảo đã được nhiều tác giả người Pháp nghiên cứu và công bố vào những năm 30 và 40 của thế kỳ trước như Delacour (1931), Osgood (1932), Bourret (1943)… [19].

Từ sau kháng chiến chống pháp (năm 1954) cho đến nay các nhà khoa học Việt Nam đã có nhiều cuộc điều tra nhiều cơng trình nghiên cứu về khu hệ động vật ở Tam Đảo, gần đây nhất là kết quả nghiên cứu của từ năm 1998 - 2000 của Trung tâm nghiên cứu và Phát triển rừng - Trường Đại học Lâm nghiệp và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật trong chương trình đánh giá tài nguyên rừng của Vườn quốc gia Tam Đảo. Từ các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã đưa ra được kết quả về khu hệ động vật của Vườn quốc gia Tam Đảo như sau:

3.2. Đặc điểm cơ bản về kinh tế - xã hội

3.2.1. Dân số, dân tộc và cơ cấu lao động

- Dân số, dân tộc: Theo số liệu thống kê năm 2008 và cập nhật đầu năm 2009 thì tổng số dân trong khu vực là 201.971 người và gồm 45.526 hộ, trong đó nam chiếm 48,27%, nữ chiếm 51,73%; Ngồi người Kinh cịn có 7 dân tộc ít người cùng sinh sống, trong đó người Kinh đông nhất chiếm tới 63%, 7 dân tộc còn lại chiếm 37% và xếp theo tỉ lệ giảm dần như sau: Sán Dìu, Sán Chỉ, Dao, Tày, Nùng, Cao lan, Hoa và Ngái. Tỉ lệ tăng dân số bình qn tồn vùng đệm là 1,10%. Các dân tộc trên thường sống xen kẽ nhau và

hình thành nên các Thơn, Bản ở xung quanh chân núi Tam Đảo và mỗi dân tộc có một tập quán và nét văn hóa riêng biệt.

3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế chung

Lúa là cây lương thực chủ yếu của đồng bào nhưng diện tích đất nơng nghiệp lại ít. Diện tích đất canh tác bình qn là 770 m2/nhân khẩu (một số xã chỉ khoảng 500 m2/khẩu). Trong những năm gần đây đa số cộng đồng dân cư đã chuyển đổi sản xuất theo hướng thâm canh từ một vụ lúa lên 2 vụ lúa/năm, thậm chí có những xã có điều kiện tưới tiêu tốt là 3 vụ/năm. Về cơ bản đủ cung cấp lương thực tại chỗ và đáp ứng phần lớn thức ăn thơ cho chăn ni.

Thu nhập bình quần đầu người/năm cịn rất thấp: Các xã thuộc huyện Sơn Dương, Đại Từ: 6,5 - 7,4 triệu/người/năm; các xã ở huyện Tam Đảo có khá hơn: 14,4 triệu/người/năm. Bên cạnh đó, vẫn cịn một bộ phận khá lớn người dân nghèo đặc biệt là các hộ khó khăn gần rừng còn sống dựa vào nguồn tài nguyên của VQG như: Lấy măng, cây thuốc, săn bắn và lấy trộm gỗ trong rừng để bán đổi lấy lương thực và trang trải cho cuộc sống. Các hoạt động tác động tiêu cực của người dân làm cho VQG Tam Đảo ngày càng suy thoái và khan hiếm động vật rừng, đặc biệt là các loài quý hiếm.

3.3. Nhận xét và đánh giá chung

3.3.1. Thuận lợi

- Tam Đảo nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc, nằm kề vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có vị trí thuận lợi trong giao lưu phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế và dịch vụ.

- Tam Đảo là vùng có khu hệ Động - Thực vật khá đa dạng và phong phú, đồng thời có nhiều lồi đặc hữu, q hiếm. Đã tạo nên những nét nổi bật của vùng và rất có giá trị về nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen và giáo dục môi trường.

- Dân số trong vùng đệm VQG Tam Đảo khá đông, nguồn lao động tại chỗ dồi dào đặc biệt là lực lượng lao động trẻ rất nhiều.

- Đồng bào dân tộc ít người sống ở vùng thấp ven chân núi, phong tục tập quán tuy còn lạc hậu nhưng hầu hết các dân tộc ít người ở Tam Đảo đều biết canh tác lúa nước và sản xuất nơng nghiệp tương đối khá, ít phải sống dựa vào rừng.

- Cơ sở hạ tầng, điện nước, giao thông, trường học, trạm y tế... đã và đang được quan tâm đầu tư, tạo thế và lực thuận lợi cho phát triển sản xuất và phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong vùng.

- Tam Đảo và vùng phụ cận với nhiều tiềm năng tự nhiên đang có lợi thế rất lớn thu hút nhiều nguồn đầu từ trong và ngồi nước.

- Có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, các di tích lịch sử, tơn giáo… và điều kiện khí hậu mát mẻ trong lành rất thuận lợi cho du lịch.

3.3.2. Khó khăn

- Sự nghèo đói, dân trí thấp, thiếu việc làm và phong tục tập quán lạc hậu của đồng bào dân tộc sống trong VQG và vùng đệm dẫn đến các hoạt động khai thác tài nguyên rừng trái phép.

- Săn bắt, bn bán, sử dụng trái phép sản phẩm các lồi hoang dã và khai thác nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ làm suy giảm đa dạng sinh học.

- Thiếu sự phối kết hợp quản lý và phát triển du lịch sinh thái bền vững giữa các bên liên quan. Đồng thời các hoạt động về tuyên truyền giáo dục du khách và cộng đồng địa phương hầu như chưa được triển khai.

- Tiềm năng lao động trong vùng cao nhưng chất lượng và mức độ sử dụng nguồn nhân lực này còn thấp, đặc biệt là hiện tượng dư thừa nhân lực trong lúc nơng nhàn.

- Trình độ hiểu biết về bảo tồn và đa dạng sinh học của các cộng đồng địa phương, đặc biệt là các cộng đồng người dân tộc thiểu số còn hạn chế.

- Các lợi ích thực tế trực tiếp mang lại cho các cộng đồng địa phương từ VQG và các dự án của Vườn chưa thực sự thể hiện rõ nét và thường xuyên.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm hình thái

- Tên phổ thông: Xá xị.

- Tên khác: Re hương, Gù hương.

- Tên khoa học: Cinnamomum parthenoxylon (jack) Meisn.

- Tên đồng nghĩa: Laurus parthenoxylon Jack, 1820; Laurus porrecte

Roxb. 1832; Sassafras parthenoxylon (Jack) Nees, 1836; Cinnamomum simondii Lecomte, 1913; Cinnamomum porrectum (Roxb.) Kosterm. 1952.

Thân cây Xá xị trưởng thành có cấu trúc đơn trục, thân thẳng, tròn đều, vỏ màu nâu vàng đến nâu xám, nứt dọc sâu, phân cành cao, góc phân cành lớn. Thân một số cây xuất hiện bạnh vè nhỏ và thấp. Đẽo vỏ thì thấy trong thân có mùi thơm tinh dầu Long não. Thân cây tái sinh (Hình 4.2) màu nâu xám, vết nứt dọc nông, đôi khi chỉ là những vết rạn quanh thân.

Hình 4.2. Ảnh cây Xá xị tái sinh từ chồi

Cành cây: Cành non nhẵn, màu xanh, cành có màu hơi đen khi khô. Phân cành tạo tán tương đối trịn đều.

Đặc điểm hình thái lá: Lá Xá xị thuộc loại lá đơn mọc cách, tập trung đầu cành, phiến lá hình trứng, thót nhọn hai đầu, đơi khi phiến lá hình trứng lệch, đầu lá tròn. Mặt sau phiến lá ở nách gân lá có tuyến nối.

Hình 4.3. Ảnh lá và quả của Xá xị

Kích thước lá trung bình: Chiều dài trung bình là 9,5 cm; chiều rộng 4,6 cm. Chiều dài lớn nhất đạt 12 cm, nhỏ nhất là 5 cm; chiều rộng nhỏ nhất là 3 cm, lớn nhất đạt 7 cm. Lá có hệ gân long chim, mỗi lá có từ 4 - 5 đơi gân, một số ít có 3 đơi gân. Gân lá phía sau nổi rõ, màu xanh nhạt, mặt trên lá nhẵn bóng màu xanh đậm. Vỏ lá có mùi thơm tinh dầu Long não.

Hình thái hoa quả:

Hoa: Hoa Xá xị mọc theo chùm ở nách lá, màu nâu trắng, hoa lưỡng

tính, bao hoa trắng nhạt. Ở giai đoạn đầu cịn non thì có hình chùy, đầu hơi múp và thn dần về phía cuống, mỗi cụm hoa mang khoảng 10 hoa. Hoa lưỡng tính; bao hoa 6 thùy, màu trắng vàng; nhị 9, bao phấn 4 ơ, chỉ nhị có lơng, 3 nhị vịng trong có 2 tuyến mật; nhị lép 3.

Quả: Quả hạch, hình cầu, đường kính 0,6 - 1 cm; đế hình chén, có khía

4.2. Đặc điểm sinh thái

Ở Việt Nam, Xá xị phân bố rộng ở bình độ trên 500 - 700 m. Chúng thường chiếm tầng trên của tán rừng và chiếm tỷ lệ cao trong số các loài hiện diện. Cây mọc trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, ẩm trên núi đất hay núi đá vơi, ở từng loại đất khác nhau và hình dạng ngồi có thể thay đổi theo loại đất. Ở đất Ba - Zan chúng có màu đỏ nhạt hoặc nâu vàng, trên đất phiến thạch, đá phong hóa và đất axit chúng có màu đỏ vàng nhạt. Xá xị mọc ở rừng mưa nhiệt đới thường xanh, trên sườn núi có tán rừng trung bình, trên đất ráo, màu Mỡ. Cây phát triển nhanh ở 15 - 25 năm tuổi. Khi con non cây ưa bóng râm nhẹ, khi trưởng thành lại ưa sáng. Cây ra hoa vào tháng 3 - 6, quả tháng 6 - 10.

Tại khu vực nghiên cứu tại Vườn quốc gia Tam Đảo thì hầu hết các cây có chất lượng sinh trưởng tốt. Kết quả điều tra được tổng hợp trong Bảng 4.1 dưới đây:

Bảng 4.1. Kết quả điều tra cây Xá Xị

Chỉ tiêu

Số hiệu Kinh độ Vĩ độ

Độ cao (m) D1,3 (cm) Hvn (m) Hdc (m) Dt (m) VP01 569057 2374381 882 45,0 12.50 4.50 5.5 VP02 568862 2374375 529 26.75 17.00 10,5 6 VP03 566510 2371973 536 20.70 17,7 10,5 4.5 VP04 565369 2370839 717 28.98 19.00 10.00 5 VP05 563782 2370792 304 14.33 12 8 6 VP06 563782 2370752 317 15,0 14.5 10 5.9 VP07 565073 2371790 516 39.2 17 11 7.75 VP08 565087 2371827 570 31.21 18 9 7.15 VP09 565796 2371744 521 21.9 15 10 7.75 VP10 565742 2371498 451 40.7 19 11 9 VP11 565943 2372965 847 15.9 11 8 5.5 VP12 567356 2374233 764 21.7 16 10 6.1 VP13 568628 2372502 540 19.4 12 8.5 4.8 VP14 567915 2372672 550 25.1 15 9.5 4.2 Trung bình 25.49 15.23 9.13 6.08

Theo kết quả nghiên cứu được tại Vườn quốc gia Tam Đảo thì Xá xị có phân bố từ độ cao từ 304 m đến 882 m, đường kính ngang ngực và đường kính tán trung bình của các các thể trưởng thành lần lượt là 25,49 cm và 6,08 m. Chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành lần lượt là 15,23 m và 9,13 m. Tại khu vực nghiên cứu, Xá xị phát triển trong kiểu rừng chính là rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn loài xá xị (cinnamomum parthenoxylon (jack) meisn ) tại vườn quốc gia tam đảo, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)