Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1.4. Khí hậu, thủy văn
3.1.4.1. Khí hậu
Tam Đảo nằm trong vành đai khí hậu ẩm nhiệt đới mưa mùa vùng núi.
- Lượng mưa: Sườn tây có lượng mưa trên 1.600 mm/năm, vào loại
trung bình. Sườn đơng có lượng mưa trên 1.900 mm/năm. Trên đỉnh cịn có lượng mưa trên 2.600 mm/năm, vào loại mưa rất nhiều vì ngồi lượng mưa giống như vùng thấp nó cịn được hưởng lượng nước do mưa địa hình mang lại.
Tổng lượng mưa trong mùa hè và mùa thu rất cao (> 90% tổng lượng mưa năm), mùa mưa kéo dài hơn 7 tháng (suốt từ tháng 4 đến tháng 10). Về mùa đông và xuân, lượng mưa không đáng kể, chỉ chiếm dưới 10% lượng mưa năm.
Số ngày mưa khá nhiều, sườn tây trên 140 ngày/năm, sườn đông và vùng đỉnh trên 190 ngày/năm. Cường độ mưa rất lớn, có nhiều trận mưa trên 350 mm/ngày. Tần suất xuất hiện những trận mưa to và rất to trong mùa mưa trên 20%, tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9; cao nhất là các tháng 8 và 9 (đỉnh mưa đều nằm trong tháng 8), xói mịn và những trận lũ lớn đều xảy ra vào những thời gian này.
- Nhiệt độ: Do điều kiện địa hình, địa mạo đã chi phối mạnh mẽ đặc
điểm khí hậu trong vùng nên nhiệt độ vùng thấp biến động từ 22,90C đến 23,70C, tháng lạnh nhất trên 150C (tháng 1), tháng nóng nhất trên 280C (tháng 7). Riêng vùng đỉnh có nền nhiệt độ thấp hơn cả, bình quân 180C, lạnh nhất là 10,80C (tháng 1), nóng nhất 230C (tháng 7). Vùng thấp số giờ nắng đều trên 1.600 giờ/năm, lượng bức xạ dồi dào; riêng Tam Đảo chỉ có 1.200 giờ/năm vì thường có mây che phủ trong mùa xuân - hè.
Đầu mùa đơng thường có dạng thời tiết khô hanh, cộng với gió mùa Đơng - Bắc mạnh làm cho lượng bốc hơi tăng. Sang xuân có mưa phùn (vùng thấp có 20 ngày/năm, vùng cao số ngày mưa phùn lên đến trên 46 ngày) làm giảm đáng kể lượng bốc hơi. Vì vậy, có sự khác biệt rõ rệt giữa vùng thấp (xấp xỉ 1.000 mm/năm) và vùng cao (Tam Đảo chỉ có 560 mm/năm).
- Độ ẩm: Độ ẩm bình quân vùng thấp > 80%, vùng cao > 87%. Mùa mưa, nhất là khi có thời tiết mưa phùn độ ẩm lên tới trên 90%, nhưng mùa khơ chỉ cịn 70 - 75%, cá biệt có ngày chỉ 60%, vì vậy thời tiết rất khơ hanh, dễ gây ra cháy rừng.
3.1.4.2. Thủy văn
chính: Ở phía Đơng Bắc của khối núi là lưu vực sơng Cơng, trong khi phía Tây Nam của khối núi nằm trong đường phân thủy của sông Đáy. Hầu hết các sông suối bên trong Vườn quốc gia Tam Đảo đều dốc và chảy xiết, mạng lưới sông suối hai sườn Tam Đảo dồn xuống 2 sơng chính như chân rết khá dày và ngắn, có cấu trúc dốc và hẹp lòng từ đỉnh xuống chân núi, lưu lượng nước lớn. Khi xuống tới các chân núi, suối thường chảy dọc theo các chân thung lũng dài và hẹp trước khi đổ ra vùng đồi và vùng đồng bằng.
Chế độ thủy văn chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa kiệt. Lũ lớn thường xảy ra vào tháng 8, lũ tập trung nhanh và cũng rút nhanh, sự phân phối dòng chảy rất khác nhau giữa 2 mùa. Chính vì vậy, sơng suối trong vùng khơng có khả năng vận chuyển thủy, chỉ có khả năng làm thủy điện nhỏ. Việc đắp đập tạo hồ có thể thực hiện được ở nhiều nơi quanh chân núi để phục vụ sản xuất.
3.1.4.3. Nhận xét chung
Khí hậu trong VQG Tam Đảo mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mát vào mùa hè, lạnh về mùa đơng. Đặc biệt vào mùa đông nhiệt độ rất thấp, lại có sương mù, sương muối ở vùng cao trên 700 m nên ít nhiều gây cản trở tới các hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Từ độ cao 900 m trở nên khí hậu có đặc điểm ơn đới, mát mẻ và rất thích hợp cho nhiều lồi cây á nhiệt đới sinh trưởng và phát triển cũng như sự nghỉ ngơi, an dưỡng của con người. Hệ thống thủy văn tuy không lớn nhưng lại là đầu nguồn của 2 hệ thống sông quan trọng, ảnh hưởng đến phát triển sản xuất kinh doanh và công tác bảo tồn, phát triển bền vững VQG Tam Đảo.