Chòm sao cơ sở của DVB-T

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố cơ bản tạo nên tính ưu việt của tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất thế hệ thứ hai (DVB t2) so với DVB t (Trang 30 - 33)

Tuỳ theo dạng điều chế được lựa chọn, tại một chu kỳ symbol cho mỗi sóng mang sẽ có 2 bit (4QAM), 4 bit (16QAM) hay 6 bit (64QAM) được truyền đi. Mỗi dạng điều chế có một khả năng chống lỗi khác nhau. Thường thì 4QAM có khoảng dung sai chịu nhiễu lớn gấp 4 đến 5 lần so với 64QAM.

1.4. Mã hóa kênh trong DVB-T

Tín hiệu đưa vào là luồng số liệu nối tiếp, luồng số liệu này bao gồm các gói được nén theo tiêu chuẩn MPEG-2, mỗi gói dữ liệu có 188 byte (gồm có 1 byte đồng bộ và 187 byte dữ liệu).

Các gói dữ liệu này đầu tiên được nhân dạng bởi chuỗi giả ngẫu nhiên PRBS. Mục đích của quá trình này là phân tán năng lượng trong phổ tín hiệu số và xác định số nhị phân thích hợp (loại bỏ các chuỗi dài “0” và “1”). Các từ mã đồng bộ không được đưa vào quá trình phân tán nói trên.

Sau khi được nhận dạng bởi chuỗi giả ngẫu nhiên PRBS, các gói dữ liệu được đưa vào bộ mã ngoại (outer coding). Tại đây các gói số liệu được ghép

thêm các mã sửa sai vào từng gói.

Dữ liệu lấy ra khỏi bộ mã ngoại (outer coding) được đưa đến khối ghép xen ngoại (outer interleaving) để thực hiên việc ghép chập. Tại đây các gói số liệu được ghép theo byte. Mục đích của quá trình này là loại bỏ tính thống kê của nhiễu.Ta sẽ xem xét cụ thể các loại mã hóa được dùng như sau

1.4.1. Mã hóa phân tán năng lượng

Hình 1.13: Sơ dồ miêu tả nguyên lý ngẫu nhiên, giải ngẫu nhiên chuỗi số liệu.

Nén theo tiêu chuẩn MPEG-2 có độ dài 188 byte (gồm 1Byte đồng bộ và 187 Byte dữ liệu). Thứ tự xử lý sẽ luôn được bắt đầu từ MSB (bit "0") của byte đồng bộ gói (01000111).

Để đảm bảo cho việc truyền dẫn không có lỗi, dữ liệu sẽ được ngẫu nhiên hoá theo sơ đồ trong hình 1.13.

Thanh ghi dịch tạo ra chuỗi giả ngẫu nhiên gồm có 15 bit. Đa thức tạo chuỗi nhị phân giả ngẫu nhiên sẽ là: 1 + x14 + x15

“1001010101000000” vào thanh ghi dịch. Quá trình khởi tạo này được thực hiện theo chu kỳ cứ 8 gói MPEG-2 thì nạp một lần.

Để tạo tín hiệu ban đầu cho bộ tách, byte đồng bộ trong gói MPEG-2 đầu tiên trong 8 gói MPEG-2 sẽ được đảo bit (từ 47HEX thành B8HEX). Quá trình đảo bit này được gọi là “phối hợp ghép truyền tải”.

Việc thực hiện ngẫu nhiên hoá chỉ áp dụng với các byte số liệu do đó bit đầu tiên lấy ra khỏi thanh ghi dịch sẽ được tích chập với bit đầu tiên của byte đầu tiên theo sau byte đồng bộ đã được đảo bit (B8HEX). Để trợ giúp các chức năng đồng bộ khác, khi 7 byte đồng bộ của 7 gói tiếp sau được truyền, chuỗi PRBS vẫn hoạt động nhưng đầu ra của thanh ghi dịch bị khoá do đó các byte này không được ngẫu nhiên hoá. Vì vậy chu kỳ của PRBS là 1503 bytes.

1.4.2. Mã ngoại (outer coding)

Bộ mã ngoại sử dụng mã Reed-Solomon RS (204, 188, t=8) để mã hoá dữ liệu đã được ngẫu nhiên hoá nhằm tạo ra các gói dữ liệu đã được bảo vệ lỗi.

Do được mã hoá theo mã RS (204,188, t=8) nên mỗi gói dữ liệu sẽ được thêm 20 bytes sửa lỗi và nó có khả năng sửa tới 8 lỗi trong một gói.

Đa thức tạo mã là: G(x) = (x + λ0)(x +λ1)(x +λ2)...(x+λ15) Với λ = 02 HEX. Mã RS ngắn được thực hiện bằng cách thêm 51 bytes, tất cả là “0”, trước khi byte dữ liệu được đưa vào bộ mã hoá RS. Sau khi mã hoá RS, thì các byte rỗng sẽ được loại bỏ và các từ mã RS sẽ còn số byte là N= 204 byte.

1.4.3. Ghép xen ngoại (outer interleaving)

Sơ đồ nguyên lý chung thực hiện việc ghép ngoại được cho trong hình 1.14. Theo sơ đồ việc ghép chập kiểu byte với độ sâu ghép l=12 sẽ được áp dụng với các gói được lấy ra khỏi bộ mã ngoại. Cấu trúc dữ liệu sau khi ghép được chỉ ra trong hình 2.15-d. Quá trình ghép chập này phải dựa trên tiếp cận tương hợp với tiếp cận Ramsey kiểu III, l=12 là tiếp cận Forney. Những byte dữ liệu được ghép là các byte số liệu trong gói đã được bảo vệ lỗi và được giới hạn bởi byte

đồng bộ (đảo hay không đảo). Chu kỳ chèn là 204 byte.

Bộ ghép gồm 12 nhánh, được kết nối theo kiểu vòng với các byte số liệu bằng chuyển mạch đầu vào. Mỗi nhánh j sẽ là một thanh ghi dịch First in -First out, với j x M ô nhớ. Trong đó: M= 17 =N/I, N= 204 byte

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố cơ bản tạo nên tính ưu việt của tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất thế hệ thứ hai (DVB t2) so với DVB t (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)