DVB-T2 với chế độ M-PLP cho nhiều dịch vụ khác nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố cơ bản tạo nên tính ưu việt của tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất thế hệ thứ hai (DVB t2) so với DVB t (Trang 60 - 62)

Hình 2.6 ví dụ về sử dụng M-PLP với khả năng cung cấp 4 lớp dịch vụ: HDTV, SDTV, Audio và Data) được ghép trong 1 kênh RF. Mỗi dịch vụ có 1 tốc độ dữ liệu riêng, khác nhau và bán kính vùng phủ khác nhau được chỉ ra trong hình 6 ở bên phải.

Lợi thế bổ sung với nhiều ống lớp vật lý :

- Với các phương thức thu khác nhau và thiết bị thu khác nhau có thể thu được tín hiệu giống nhau, (ví dụ với thu HDTV bằng phương thức cố định, ăng- ten đặt trên cao và thu di động...), với 1 dung lượng nhất định và chống can nhiễu như nhau.

- Có thể đặt chế độ ưu tiên cao cho 1 hoặc nhiều dịch vụ trên kênh truyền (cường độ trường của tín hiệu, chống can nhiễu) – theo mức ưu tiên.

- Khi 1 dịch vụ không yêu cầu cần có vùng phủ sóng rộng như các dịch vụ khác, thì dịch vụ đó có thể được truyền với cường độ trường của tín hiệu thấp để tiết kiệm dung lượng kênh truyền.

- Việc thay đổi nội dung khi ghép kênh các chương trình địa phương / trung ương (với CBR) trong kênh truyền được thực hiện dễ dàng. tại đó phần còn lại của nội dung là ghép kênh thống kê trung tâm. Ưu tiên dành 1 PLP cho ghép các nội dung địa phương / trung ương. Việc này giúp việc triển khai ghép các kênh tại các khu vực được nhanh và hiệu quả về kinh tế. .

- Với khả năng dùng TFS (Time frequency Slicing), việc tăng dung lượng kênh truyền và mở rộng vùng phủ sóng được thực hiện dễ dàng.

Một hạn chế với việc sử dụng M-PLP là khi ghép các PLP vào trong 1 nhóm PLPs bắt buộc kích thước FFT của các PLP phải giống nhau.

* Có thể ví dụ:

Khi triển khai sử dụng 1 mạng đơn tần - SFN với tính toán sử dụng thu cố định các chương trình HD và thu di động.

Để tiết kiệm dung lượng kênh, có thể cần dùng với kích thước FFT là 32k cho dịch vụ HD. Với thời gian lấy mẫu lớn, nên dùng khoảng bảo vệ nhỏ hơn, dẫn đến tối đa dung lượng. Tuy nhiên nếu sử dụng ở chế độ FFT=32k nghĩa là khoảng cách tần số giữa các sóng mang OFDM sẽ ngắn, điều này khiến mật độ sử dụng dịch vụ thu di động sẽ bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng dopler khi thu di động ở tốc độ cao.

2.3.2.2. Băng tần phụ (1.7Mhz và 10Mhz):

Để đáp ứng các dịch vụ chuyên dụng, ví dụ truyền tín hiệu từ camera về một studio lưu động, DVB-T2 còn bao gồm tuỳ chọn băng tần 10Mhz. Các máy thu dân dụng không hỗ trợ băng tần này. DVB-T2 còn sử dụng cả băng tần 1.712 Mhz cho các dịch vụ thu di động (trong băng III và băng L)

2.3.2.3. Các mode sóng mang mở rộng (8K, 16K, 32K)

Do phần đỉnh xung vuông trong đồ thị phổ công suất suy giảm nhanh hơn đối với kích thước FFT lớn. Điểm ngoài cùng của phổ tín hiệu OFDM có thể trải rộng hơn, điều này cũng đồng nghĩa với việc nhiều sóng mang phụ trên một symbol được sử dụng để truyền tải dữ liệu. Độ lợi (gain) đạt được ở giữa 1.4% (8Kmode) và 2.1% (32Kmode). Hình 2.7 so sánh phổ của 2K so với 32K ở điều kiện bình thường và 32K trong mode sóng mang mở rộng. Sóng mang mở rộng là một đặc tính tuỳ chọn, bởi lẽ với đặc tính này khó có có thể đạt được mặt nạ phổ (spectrum mask) cũng như tỷ số bảo vệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố cơ bản tạo nên tính ưu việt của tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất thế hệ thứ hai (DVB t2) so với DVB t (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)