Đồng bộ về mặt thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố cơ bản tạo nên tính ưu việt của tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất thế hệ thứ hai (DVB t2) so với DVB t (Trang 49 - 53)

Cửa sổ thời gian sẽ cho phép loại bỏ khoảng bảo vệ trong lúc lấy mẫu tín hiệu tại máy thu. Vì thế khoảng bảo vệ phải được bố trí như là một "quĩ thời gian": nó sẽ được dùng trong không gian nhưng không sử dụng để bù lỗi đồng bộ thời gian của các máy phát.

Thực tế các nhà điều hành mạng sử dụng đồng hồ tham chiếu lấy từ GPS với xung chuẩn 1PPS. Xung chuẩn này cho phép chèn thêm nhãn thời gian tại lúc ghép kênh, giúp cho tại mỗi máy phát bộ xử lý COFDM có thể gây trễ ghép kênh đầu vào cho đến khi có sự ổn định thời gian chung.

d- SFN: ứng dụng thực tế.

Cơ chế của COFDM trong mạng SFN được thực hiện trong rất nhiều quốc gia cả ở hệ thống DAB lẫn DVB-T. Ngày nay các mạng có tính thương mại sử dụng khả năng này để tối ưu hóa vùng phủ sóng cũng như để thực hiện mạng phát hình như là các cell RF ở Anh, Thụy Điển, Tây Ban Nha và Pháp.

SFN dựa trên COFDM hoàn toàn không chỉ là tính năng thú vị chỉ trong phòng thí nghiệm mà nó hoàn toàn có thể ứng dụng trong thực tế.

- SFN tạo ra hiệu quả về phổ lớn

đòi hỏi một kênh RF trống hoàn toàn cho vùng phục vụ.

- Hoạt đông tốt nhất với mạng gồm nhiều máy phát công suất thấp. Nghĩa là SFN tận dụng tốt hiệu quả về công suất.

1.6. Kết luận chƣơng I

Từ những phân tích trên ta có thể thấy được những ưu, nhược điểm khi sử dụng kỹ thuật điều chế DVB-T:

- Ƣu điểm:

• Đáp ứng được nhu cầu truyền thông tốc độ cao ( nhất là với công nghệ truyền hình khi ghép nhiều kênh chương trình) với khả năng kháng nhiễu tốt trên kênh phađinh chọn lọc tần số.

• Tính phân tập tần số cao do thông tin được trải ra trên nhiều

sóng mang con khác nhau, tạo nên khả năng chống được các ảnh hưởng của kênh pha đinh chọn lọc tần số.

• Hiệu quả sử dụng phổ cao do OFDM sử dụng nhiều sóng mang

con sóng mang này trực giao nghĩa là các sóng mang con có một phần chồng lên nhau trong miền tần số mà vẫn đảm bảo chống ISI tại đầu thu.

• Rất đơn giản và hiệu quả trong triển khai hệ thống.

- Nhƣợc điểm:

• Tỷ số công suất cực đại trên công suất trung bình cao do tín hiệu OFDM là tổng của nhiều thành phần tín hiệu nên biên độ của nó có đỉnh cao dẫn đến tỷ số PAPR là cao.

• Quá trình đồng bộ gặp nhiều khó khăn hơn so với hệ thống thông thường vì hệ thống khá nhạy với nhiễu tạp âm, lỗi dịch tần số sóng mang, lỗi định thời tần số lấy mẫu...

CHƢƠNG II. TỔNG QUAN TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT DVB-T2

2.1. Những ƣu điểm cơ bản của tiêu chuẩn DVB-T2:

Hệ thống DVB-T2 được xây dựng với mục đích:

 DVB-T2 đạt được hiệu quả cao và khả năng xây dựng mạng mạng đơn tần diện rộng (SFN- Single Frequency Network)

 DVB-T2 tương quan giữa các chuẩn trong họ các chuẩn DVB. DVB-T2 phát huy được những giải pháp đã tồn tại trong các tiêu chuẩn DVB khác. Ví dụ: DVB-T2 có 2 giải pháp kỹ thuật có tính then chốt của DVB-S2, đó là:

- Cấu trúc phân cấp, đóng gói dữ liệu trong khung BB (Base Band Frame); - Sử dụng mã sửa sai LDPC (Low Density Parity Check).

 Mục tiêu chủ yếu của DVB-T2 là dành cho các phương thức thu cố định và thu di động, hơn nữa cũng cho phép sử dụng được các anten thu đang sử dụng tại gia đình và sử dụng lại các hệ thống các anten phát hiện có.

 Trong cùng một điều kiện truyền sóng, DVB-T2 đạt được dung lượng truyền trong kênh cao hơn thế hệ đầu (DVB-T) ít nhất 30%.

 DVB-T2 có cơ chế nâng cao độ tin cậy đối với từng loại hình dịch vụ cụ thể, có khả năng cho phép đạt được độ tin cậy cao hơn đối với một vài dịch vụ so với các dịch vụ khác.

 Cho phép linh hoạt đối với băng thông và tần số.

 DVB-T2 có thể giảm tỷ lệ công suất đỉnh/công suất trung bình của máy phát, điều này giúp giảm điện năng tiêu thụ của toàn hệ thống.

 ...

Anh là nước đầu tiên trên thế giới phát sóng số mặt đất theo chuẩn DVB-T2. Sau một thời gian thử nghiệm DVB-T2 tại Anh, người ta thấy rằng:

Dung lượng truyền dữ liệu trong cùng 1 kênh của DVB-T2 cao hơn khoảng 50% so với DVB-T. Ngoài ra đặc biệt, DVB-T2 còn có khả năng chống lại hiện tượng phản xạ nhiều đường (Multipaths) và có khả năng can nhiễu đột biến tốt hơn nhiều so với DVB-T.

DVB-T DVB-T2

Phương thức điều chế 64 - QAM 256 - QAM

FFT 2K 32K Khoảng bảo vệ 1/32 1/128 FEC 2/3CC + RS 3/5 LDPC + BCH Pilot tán xạ 8.3% 1.0% Pilot liên tục 2.0% 0.53% L1 1.0% 0.53%

Phương thức sóng mang Tiêu chuẩn Mở rộng

Dung lượng 24.1Mbps 36.1 Mbps Bảng 2.1: Ví dụ so sánh DVB-T2 với DVB-T tại Anh

- Nhận xét: DVB-T2 đạt được dung lượng cao hơn so với DVB-T trong

mạng đơn tần (SFN) với cùng giá trị tuyệt đối của khoảng bảo vệ (67%). DVB-T2 còn cho phép sử dụng khoảng bảo vệ lớn hơn 20% so với DVB-T, điều này cũng đồng nghĩa với việc mở rộng vùng phủ sóng của các máy phát trong mạng SFN.

2.2. Mô hình cấu trúc của hệ thống DVB-T2:

Hệ thống DVB-T2 được chia thành 3 khối chính ở phía phát (SS1, SS2, và SS3) và hai khối chính ở phía thu (SS4 và SS5) được mô tả trên hình 2.1:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố cơ bản tạo nên tính ưu việt của tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất thế hệ thứ hai (DVB t2) so với DVB t (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)