Chia nhỏ bản đồ thành các mảnh trên Google Map

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống web trực quan hóa, hỗ trợ quản lý và phân tích ảnh viễn thám dựa trên nền tảng mã nguồn mở (Trang 29 - 31)

7 Nguồn: Đại học Sheffield

1.2.5. Cấu trúc cơ sở dữ liệu của GIS

Cơ sở dữ liệu GIS mở rộng hơn cơ sở dữ liệu quan hệ thơng thường là có thêm đối tượng dữ liệu không gian, cho phép truy vấn đối tượng dựa vào thơng tin về vị trí, tọa độ, đo lường, quan hệ giữa các đối tượng không gian với nhau. Bên cạnh đó, dữ liệu thuộc tính (dữ liệu tham khảo, chỉ số địa lý,…) cũng góp vai trị quan trọng để cung cấp các thơng tin liên quan đến đối tượng không gian. Với hệ thống GIS thì việc xây dựng bản đồ, hiển thị, truy vấn các đối tượng phụ thuộc vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu không gian. Tùy theo mục đích sử dụng mà GIS database sẽ được thiết kế để lưu trữ 2 kiểu dữ liệu không gian là: kiểu vector và raster.

a) Dữ liệu dạng vector: sử dụng các kiểu dữ liệu dạng điểm (point), đường (polyline),

vùng (polygon) thể hiện, lưu trữ thông tin về các đối tượng 2D (mặt phẳng 2 chiều) riêng biệt trong không gian dưới dạng tọa độ Đề các (x, y). Mục đích là cho phép tìm kiếm các quan hệ khơng gian trên bản đồ và tìm ra các đối tượng thỏa mãn tìm kiếm.

 Kiểu đối tượng điểm - point:

o Là một căp tọa độ (x, y). Ví dụ (1, 2) hoặc (10, 20),…

o Không cần thông tin về diện tích, chu vi

o Thích hợp thể hiện 1 vùng địa lý khi bản đồ thu nhỏ đến mức độ phù hợp để giảm diện tích hiển thị trên bản đồ khi tương tác

 Kiểu đối tượng đường - polyline:

o Là một dẫy cặp các tọa độ tối thiểu là 2 cặp. Ví dụ (1, 2), (3, 4),…

o Dạng đường thẳng hoặc gấp khúc tùy theo vị trí các tọa độ

o Tính được độ dài dựa trên khoảng cách của toàn bộ các cặp tọa độ

o Thích hợp thể hiện các đối tượng dài và liên tục như đường giao thông, sông, suối, dẫy phố, ngõ phố…

 Kiểu đối tượng vùng – polygon:

o Gần giống đối tượng dạng đường, khác là điểm đầu và điểm cuối của dẫy các cặp tọa độ trùng nhau (đa giác khép kín). Ví dụ các tọa độ của một đa giác có dạng: (1, 2), (3, 4), (10, 20), (1, 2).

o Cho phép tính tốn diện tích, chu vi của vùng

o Thích hợp với thể hiện các đối tượng vùng địa lý có kích cỡ lớn, phân tách giữa các đối tượng liền kề khi thu nhỏ đến mức độ cho phép. Ví dụ: ao, hồ, khu vực hành chính, dân cư,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống web trực quan hóa, hỗ trợ quản lý và phân tích ảnh viễn thám dựa trên nền tảng mã nguồn mở (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)