1.4 .Khái niệm chung về sol khí quyển
1.4.3 .Ảnh hưởng sol khí tới khí hậu trái đất
Sol khí gây nên những thay đổi hóa học của khí quyển, thay đổi quá trình hình thành mây, phản xạ và hấp thu năng lượng bức xạ từ đó gây các tác động xấu đến thời tiết – khí hậu. Thơng qua 2 cách thức là:
Tương tác trực tiếp: phản xạ ánh sáng mặt trời vào bầu khí quyển.
Tương tác gián tiếp: ảnh hưởng đến các hạt mây, quá trình hình thành các đám mây, tích tụ và hấp thụ ánh sáng mặt trời, làm nóng bầu khí quyển,...
Nói chung, sol khí được sản sinh từ một số nguồn chiếm tỷ trọng lớn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự biến đổi khí hậu, chủ yếu là:
Sol khí núi lửa: sau q trình phun trào của các núi lửa, một lượng lớn bụi SO2 thải vào khí quyển và sau đó chuyển thành axit sulfuric, phản xạ bức xạ mặt trời cũng như gây hiện tượng mưa axit.
Bụi sa mạc: do sự vận động của các luồng khơng khí, gió và hơi nước bốc hơi,...đưa các hạt bụi mịn và kích cỡ nhỏ từ các sa mạc đẩy về các vùng dân cư, đô thị gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt của con người. Bụi hấp thụ năng lượng mặt trời, ngăn việc hình thành các hạt mây, mưa, dẫn đến làm tăng nhiệt độ bề mặt trái đất, gây hạn hán và sa mạc hóa đất đai.
Sol khí do con người: chủ yếu là các nguồn khói bụi từ việc cháy rừng, ơ nhiễm khu cơng nghiệp, khí thải từ giao thơng. Lượng sol khí sulfat của con người tạo ra đã vượt xa nhiều lần lượng sol khí mà núi lửa phát thải hàng năm. Ngiêm trọng nhất là tại các vùng đô thị, khu công nghiệp, tắc nghẽn giao thơng, số lượng sol khí được thải ra hàng ngày khơng có giải pháp để giảm trừ một cách hiệu quả và lâu dài.