1.3 .Tổng quan về WebGIS
1.3.3 .Các mơ hình triển khai WebGIS
Hiện nay, với sự phát triển lớn mạnh của mạng Internet và nền tảng phần cứng ngày càng phát triển nhanh và chi phí thấp, cho phép việc xử lý dữ liệu trên WebGIS có thể dần dần kết hợp cả 2 phương pháp là tính tốn trên Web Server và trên cả Web Client. Trong đó vai trị của Web GIS Server là quan trọng nhất vì nó chịu trách nhiêm: tạo lâp bản đồ thơng tin và hình ảnh, xử lý các truy vấn liên quan đến GIS, tạo các dịch vụ cho các ứng dụng khác truy cập,...Từ đó các Web Map Client có thể tạo các truy vấn tương tác với bản đồ, lấy dữ liệu không gian và sử dụng các dịch vụ mà được Web GIS Server cung cấp.
Nói chung, hiện tại phổ biến có 3 mơ hình được áp dụng trong mơ hình triển khai thực tế WebGIS có những ưu, nhược điểm khác nhau:
Server side: xử lý tập trung mọi truy vấn từ phía client, tính tốn, truy xuất các thành phần trong hệ thống, trả về kết quả cho client. Tận dụng khả năng phần cứng mạnh của máy chủ để xử lý thay vì chạy trên máy khách. Tuy nhiên, hệ thống sẽ bị ngưng trệ nếu máy chủ bị quá tải khi có q nhiều truy cập hoặc bị tấn cơng mạng.
Client side: phân tải xử lý, tính tốn với máy chủ nhờ việc chia sẻ bớt công việc. Máy khách sẽ được bổ sung thêm 1 số tính năng mở rộng như applet, plug-in,…để có thể có các tính năng tương tự như thực thi ở Server. Rất hữu ích khi sử dụng trong việc giảm thiểu tải cho máy chủ, tận dụng khả năng phần cứng còn thừa từ máy khách. Tuy nhiên, việc chia sẻ dữ liệu lớn qua mạng có thể gây chậm trễ khả năng xử lý, máy khách khơng đủ khả năng tính tốn q phức tạp, thích hợp với mơ hình WebGIS nhỏ
Hybrid side: rõ ràng việc đẩy cơng việc tính tốn và xử lý dữ liệu cho Server hoặc Client đều có những ưu, nhược điểm riêng. Cần có một giải pháp để có thể tận dụng tài nguyên của cả Client và Server về phần cứng, phần mềm, băng thông,…Giải phap hybrid lai giữa Server side và Client side là một cách thức để giải quyết vấn đề trong tương lai. Bản thân các Server sẽ vẫn thực thi các yêu cầu về truy vấn, xử lý dữ liệu. Tuy nhiên, với các tính tốn đơn giản, thao tác với bản đồ thì có thể đưa về trình duyệt của Client xử lý riêng. Ngoài ra, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của điện toán đám mây (cloud computing), các máy Client cũng có thể trở thành các Web GIS Server mini và phân tải với hệ thống Web GIS lớn, cồng kềnh hiện tại.
Hình 1.18. Mơ hình triển khai WebGIS trên nền tảng Client – Server
Bên cạnh đó, Web 2.0 đã kế thừa rất nhiều ưu điểm của việc tận dụng các nguồn tài nguyên, dữ liệu, dịch vụ,…có sẵn để tận dụng và phát triển ra thành rất nhiều tính năng mới, hữu ích với người sử dụng. Thay vì phải cài đặt và sử dụng từng phần mềm trên máy tính thì các phần mềm dần dần được đưa lên mạng Internet và cho phép người dùng truy cập, lấy thông tin qua các API, Web Services,…Điều này, sản sinh ra một phương pháp phát triển Web mà dựa trên các nền tảng sẵn có để hình thành nhiều dịch vụ mới, tiện ích mới: cơng nghệ Web mashup.
Với hệ thống WebGIS hiện nay, đặc biệt là với các nhà cung cấp bản đồ số trực tuyến Google Map, Yahoo Map, Bing Map,…đã và đang được sử dụng để tạo ra nhiều trang web, cổng thông tin về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Tích hợp tính năng bản đồ số qua các API, kết hợp với dữ liệu sẵn có, Web GIS là một sản phẩm chất lượng được sản sinh từ công nghệ Web mashup (Javascrip, XML, DHTML,…). Một số ví dụ phổ biến của Web mashup trong thực tế là:
Bản đồ số: cập nhật tình trạng giao thơng, ô nhiễm, danh mục các khu vui chơi, nhà hàng, khách sạn,…Ví dụ: Hình 1.19 bản đồ thể hiện điểm lũ lụt đang xẩy ra.
Video, hình ảnh: các nhà cung cấp dịch vụ chia sẻ ảnh trực tuyến như Flickr, Youtube cho phép tích hợp tính năng hiển thị hình ảnh lên bản đồ, giao diện Web.
Tìm kiếm: tích hợp search engine để hỗ trợ tìm kiếm các thơng tin liên quan đến các đối tượng mà trang Web khơng có sẵn, chia sẻ thơng tin từ Internet.
Tin tức: tổng hợp, cập nhật dữ liệu từ nhiều trang Web khác nhau để giúp người dùng không mất thời gian tìm kiếm. Ví dụ: digg.com, rss,…
Hình 1.19. Ứng dụng tra cứu tình trạng lũ lụt nền tảng Google mashup 13