Chƣơng 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học của bệnh do Demodexcanis gây
3.1.6. Tỷ lệ chó mắc bệnh Demodexcanis theo độ dài lông (ngắn, dài )
Bệnh ngoài da thường liên quan đến độ ẩm, độ ẩm càng cao thì tỷ lệ mắc các bệnh ngoài da càng nhiều. Thường những chó lông dài giữ độ ẩm ở da cao hơn giống chó lông ngắn, vậy chúng tôi tiến hành theo dõi ảnh hưởng của độ dày, độ dài lông đến bệnh Demodex canis.
Kết quả xác định tỷ lệ chó mắc bệnh Demodex canis theo độ dài lông được thể hiện ở bảng 3.7 và biểu 3.4.
Bảng 3.7. Kết quả chó mắc bệnh do D.canis theo độ dài lông Độ dài lông Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%)
Ngắn 28 53,85a
Dài 24 46,15a
Tổng số 52 100
Ghi chú: Các chữ số a,b khác nhau thể hiện sự khác nhau về mặt thống kê (P<0,05)
Hình 3.4: Biểu đồ tỷ lệ chó mắc bệnh do Demodex theo độ dài lông
Theo kết quả bảng 3.7 và biểu đồ 3.4 thì tỷ lệ nhóm chó lông dài mắc bệnh do Demodex là 46,15% thấp hơn so với nhóm chó lông ngắn 53,85%. Sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05), điều này cho thấy tỷ lệ mắc bệnh mò bao lông ở chó do Demodex canis không phụ thuộc đến đặc điểm lông dài hay ngắn của chó. Sở dĩ như vậy là do chó lông ngắn dễ tiếp xúc mầm bệnh. Mặt khác mùa đông chó lông ngắn chịu lạnh kém nên rất dễ làm cho chúng bị stress do vậy rất thuận lợi cho Demodex canis nhiễm và gây bệnh.
Theo Ravera và cs. (2013) tỷ lệ nhiễm Demodex ở chó có kiểu lông ngắn cao hơn ở chó có kiểu lông dài.
3.1.7. Tỷ lệ nhiễm Demodex canis theo tính biệt
Ravera và cs.(2013) cho biết, sự có mặt của Demodex trong da của tất cả các con chó, không phân biệt giống, tuổi, tính biệt, hoặc kiểu lông dài ngắn. Tuy nhiên, số lượng Demodex trong một con chó khỏe mạnh là rất ít. Khi da chó bị tổn thương hoặc sức đề kháng suy giảm, kết hợp ăn uống thiếu chất thì lúc đó Demodex canis có điều kiện phát triển thành bệnh.
42 44 46 48 50 52 54 53.85 46.15
Lông ngắn Lông dài Tỷ
lệ (%)
Tiến hành đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố tính biệt tới tỷ lệ nhiễm
Demodex canis, Kết quả được thể hiện ở bảng 3.8, biểu đồ 3.5.
Bảng 3.8. Tỷ lệ chó bị nhiễm Demodex canis theo tính biệtTính biệt Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Tính biệt Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%)
Cái 30 57,69a
Đực 22 42,31b
Tổng số 52 100
Ghi chú: Các chữ số a,b khác nhau thể hiện sự khác nhau về mặt thống kê (P<0,05)
Hình 3.5: Biểu đồ tỷ lệ chó mắc bệnh do Demodex theo tính biệt
Theo bảng 3.8 cho thấy, trong tổng số 52 ca bệnh Demodicosis thì tỷ lệ nhiễm Demodex canis ở chó đực là 42,31%, ở chó cái là 57,69%. Sự sai khác tỷ lệ nhiễm bệnh do Demodex có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này cho thấy bệnh Demodicosis chịu ảnh hưởng vào yếu tố giới tính.
0 10 20 30 40 50 60 57.69 42.31 Chó cái Chó đực Tỷ lệ (%)
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nayak và cs.(1997), tỷ lệ nhiễm Demodex canis ở chó cáicao hơn chó đực.
Khác với kết quả nghiên cứu của chúng tôi,nghiên cứu của Tsai và cs (2011) cho biết, có sự ảnh hưởng của yếu tố tính biệt nên tỷ lệ nhiễm Demodex canis của con đực cao trội hơn so với con cái và cũng theo nghiên cứu của Begum và cs.(2011) ở con chó đực (66,6%) cao hơn so với con chó cái (57,1%) do có sự liên quan đến quá trình tiết dịch của tuyến bã nhờn của da, ảnh hưởng bởi hormone sinh dục đực và hormone tuyến thượng thận của chó đực.
Theo chúng tôi sở dĩ tỷ lệ nhiễm Demodex canis trong nghiên cứu của chúng tôi ở chó cái cao hơn chó đực là do chó cái ở đây được nuôi nhiều và nuôi nhốt tập trung làm nhiệm vụ sinh sản và huấn luyện, chó đực được nhốt khu riêng, vì vậy chó cái dễ bị lây nhiễm ở các con trong cùng đàn, cùng khu nhốt, dẫn tới tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn.
Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm Demodex canis ở chó đực cao hơn so với chó cái (Dong và cs., 2009; Pardeep Sharma và cs., 2018), tuy nhiên so với nghiên cứu đánh giá của Nayak và cs. (1997), thì tỷ lệ nhiễm Demodex canis ở chó cái lại cao hơn.