Tính biệt Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%)
Cái 30 57,69a
Đực 22 42,31b
Tổng số 52 100
Ghi chú: Các chữ số a,b khác nhau thể hiện sự khác nhau về mặt thống kê (P<0,05)
Hình 3.5: Biểu đồ tỷ lệ chó mắc bệnh do Demodex theo tính biệt
Theo bảng 3.8 cho thấy, trong tổng số 52 ca bệnh Demodicosis thì tỷ lệ nhiễm Demodex canis ở chó đực là 42,31%, ở chó cái là 57,69%. Sự sai khác tỷ lệ nhiễm bệnh do Demodex có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này cho thấy bệnh Demodicosis chịu ảnh hưởng vào yếu tố giới tính.
0 10 20 30 40 50 60 57.69 42.31 Chó cái Chó đực Tỷ lệ (%)
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nayak và cs.(1997), tỷ lệ nhiễm Demodex canis ở chó cáicao hơn chó đực.
Khác với kết quả nghiên cứu của chúng tôi,nghiên cứu của Tsai và cs (2011) cho biết, có sự ảnh hưởng của yếu tố tính biệt nên tỷ lệ nhiễm Demodex canis của con đực cao trội hơn so với con cái và cũng theo nghiên cứu của Begum và cs.(2011) ở con chó đực (66,6%) cao hơn so với con chó cái (57,1%) do có sự liên quan đến quá trình tiết dịch của tuyến bã nhờn của da, ảnh hưởng bởi hormone sinh dục đực và hormone tuyến thượng thận của chó đực.
Theo chúng tôi sở dĩ tỷ lệ nhiễm Demodex canis trong nghiên cứu của chúng tôi ở chó cái cao hơn chó đực là do chó cái ở đây được nuôi nhiều và nuôi nhốt tập trung làm nhiệm vụ sinh sản và huấn luyện, chó đực được nhốt khu riêng, vì vậy chó cái dễ bị lây nhiễm ở các con trong cùng đàn, cùng khu nhốt, dẫn tới tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn.
Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm Demodex canis ở chó đực cao hơn so với chó cái (Dong và cs., 2009; Pardeep Sharma và cs., 2018), tuy nhiên so với nghiên cứu đánh giá của Nayak và cs. (1997), thì tỷ lệ nhiễm Demodex canis ở chó cái lại cao hơn.
3.2. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý lâm sàng của bệnh do Demodex canis
gây ra
3.2.1. Biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh do Demodex canis gây ra
Các tổn thương và dấu hiệu đặc trưng của bệnh do Demodex canis
thường liên quan đến rụng lông, da nổi mẩn. Đặc tính của Demodex canis
thích sống trong các nang lông, nên trong hầu hết các trường hợp, rụng lông là dấu hiệu đầu tiên để chẩn đoán. Thông thường, rụng lông bắt đầu xung quanh mõm, mắt, và các vùng khác trên đầu. Chó có thể có biểu hiện ngứa, thường xuyên nhất trên đầu và chân trước, da dày cộm lên, thay đổi màu da sang màu tím than, có nhiều vảy, nhiều trường hợp da bị nứt, chảy dịch rỉ viêm và có thể nhiễm vi khuẩn thứ phát. Trường hợp chó ở thể bệnh nặng chó
rụng lông ½ hoặc ¾ hoặc toàn thân, da xuất hiện các mụn mủ. Trường hợp chó có biểu hiện toàn thân rất mệt và bị sốt, bỏ ăn, và trở nên lờ đờ.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh thể hiện ở 2 mức độ từ thể nhẹ đến nặng. Kết quả tổng hợp được trình bày ở bảng 3.9.
Bảng 3.9 Triệu chứng lâm sàng theo các thể bệnh của chó mắc bệnh do
Demodex canis tại trƣờng Trung cấp 24 Biên phòng
Thể bệnh Số con mắc Tỷ lệ
(%) Triệu chứng lâm sàng chủ yếu
Thể nhẹ 35 67,31 Con vật ngứa, rụng lông, da nổi mẩn tại các vị trí cục bộ (mắt, đầu, chân..)
Thể nặng 17 32,69 Con vật ngứa, rụng lông, da nổi mẩn toàn thân, có mụn mủ, có mùi hôi tanh
Tổng 52 100
Qua bảng 3.9 cho thấy, số chó mắc bệnh do Demodex canis ở thể nhẹ 35 con (67,31%), ở thể nặng là 17 con (32,69%). Tỷ lệ chó mắc bệnh do
Demodex canis ở thể nặng thấp hơn là do chó huấn luyện tại đơn vị được quan tâm, chăm sóc tốt nên khi chó có biểu hiện mắc bệnh ngoài da sẽ được thăm khám và có hướng điều trị ngay.
Theo Nguyễn Vũ Thị Hồng Loan (2003), tỷ lệ nhiễm Demodex là 35,25%. Dấu hiệu ở chó thường thấy những đám loang lổ nhỏ không mọc lông xung quanh mắt hay toàn bộ cơ thể. Gồm có 2 dạng: Dạng cục bộ tổn thương phân bố từng vùng nhỏ ở trên mặt, chân trước hoặc cả hai mí mắt. Dạng toàn thân da đỏ với nhiều dịch viêm rỉ máu và huyết thanh.
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), hai dạng bệnh thường gặp: Da dày lên và nhăn nheo xuất hiện vẩy hoặc thể vẩy, lông rụng, da ửng đỏ, cuối cùng thành màu xanh hay màu vàng đỏ. Dạng khác mụn đỏ nhiễm vi khuẩn, thường dạng này xuất hiện trước dạng vẩy, phát triển những mụn nhỏ
đường kính vài minimet hoặc có thể là những nốt apxe, đôi khi gặp cả những ổ hoại tử. Dạng vẩy ít khốc liệt hơn.
Sakulploy và Sangvaranond (2010) cho biết, chó có ban đỏ lan rộng và đặc biệt là da nhờn trên tất cả các bàn chân, mặt và thay đổi màu da sang màu tím than. Nhiều nốt sần và mụn nhọt lan rộng trên toàn bộ bề mặt lưng. Con chó bị ghẻ nặng ngứa trên cả hai tai (gãi tai 20 lần trong 2 giờ) và các mụn nhọt với đường kính 2 cm.
Wooten và Sarah (2017) cho biết: chó nuôi dương tính với Demodex canis với mức độ tổn thương trên 50% bề mặt da của cơ thể thuộc thể bệnh toàn thân. Những ca bệnh chỉ có những dấu hiệu rụng lông, ban đỏ, da đóng vảy chủ yếu ở vùng mặt và chân với mức độ tồn thương dưới 50% bề mặt da của cơ thể được coi là thể bệnh cục bộ.
Mueller và cs. (2011) cho biết, ở dạng nhẹ có biểu hiện ban đỏ, mụn trứng cá, trường hợp nặng thì lan rộng khắp cơ thể gây tổn thương, rụng lông, da sần, dạng vẩy, tiết dịch và loét. Tổn thương da thường bắt đầu trên mặt và chân trước sau đó lan rộng ra các cơ quan khác. Đặc biệt nghiêm trọng là kế phát nhiễm khuẩn gây ra những nốt mủ, sưng tấy, làm con chó đau đớn.
Theo Begum và cs. (2011) biểu hiện bệnh ở chó là: rụng lông, da thô, khô và nhăn nheo, ban đỏ, những mảng vẩy và ngứa. Các lớp hạ bì và biểu bì, tăng sinh tuyến bã nhờn và các tế bào lông, trong lớp nhú nang lông có sự xuất hiện của bạch cầu trung tính, oeosinophils, tế bào lympho và đại thực bào.
Sudan và cs. (2013) cho biết, chó mắc bệnh có biểu hiện như: lông rụng, da ban đỏ ngứa, da khô, dày và nhăn nheo và sừng hóa.
Nhằm đánh giá vùng da nào trên cơ thể của chó thường bị nhiễm
Demodex nhiều, chúng tôi thống kê các vị trí nhiễm ở các trường hợp nhiễm Demodex để có cái nhìn toàn diện hơn về bệnh, kết quả trình bày tại bảng 3.10.