4.2. NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIÊU THỤ
4.2.2 Các nguyên nhân khách quan
4.2.2.1 Nguyên nhân thuộc về chính sách Nhà nước
Có thể nói trong những năm gần đây chính sách Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp không chỉ ở trong nước mà còn các doanh nghiệp nước ngoài có thể giao lưu buôn bán kinh doanh tự do.
Nhà nước đã ban hành luật đầu tư mới, luật doanh nghiệp góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất kinh doanh. Những chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp giảm càng tạo điều kiện kịch thích cho Công ty tiếp tục kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm kinh doanh của mình nhằm mang lại một nguồn lợi nhuận lớn cho Công ty, góp phần và quá trình phát triển kinh tế của đất nước.
Bên cạnh đó, chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, như: chính sách tiền lương, chính sách về trợ giá, các chính sách về xuất nhập khẩu…
Hiện nay Nhà nước chưa xây dựng được môi trường thông thoáng nhằm giúp đỡ doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh lành mạnh. Các chương trình đào tạo về công tác xây dựng và quản lý thương hiệu vẫn chưa được phổ biến. Về phía bảo vệ quyền sử dụng nhãn hiệu, hệ thống pháp luật xử lý tranh chấp còn mỏng và chưa đủ hiệu quả. Thêm vào đó, Nhà nước chưa có những chính sách thực sự khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu, mức đầu tư và tiếp thị quảng bá bị khống chế theo một tỷ lệ nhất định.
4.2.2.2 Nguyên nhân thuộc về xã hội
Trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay, khi mà nhu cầu tăng lên người tiêu dùng sẽ rất chú trọng đến vấn đề chất lượng và giá cả. Họ sẽ nghĩ đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ và lựa chọn nhà cung cấp cho mình. Do đó có thể thấy, để đẩy mạnh tiêu thụ thì yếu tố con người là một vấn đề vô cùng quan trọng bởi vì nếu hàng hóa tốt mà không có con người thì không thể bán được. Chính vì vậy, con người là nhân tố quan trọng hàng đầu.
a) Thu nhập
Thu nhập ảnh hưởng đến khả năng tài chính của người tiêu dùng trong việc thoả mãn nhu cầu. Trong khả năng tài chính có hạn, họ sẽ lựa chọn sản phẩm thiết yếu hay sản phẩm thay thế. Lúc này, các chính sách giá bán, chiến lược kéo (đẩy), phương thức bán hàng, kênh tiêu thụ,... của công ty phải được chuẩn bị kĩ lưỡng nhằm lôi kéo khách hàng và đáp ứng được tốt nhất nhu cầu mà khách hàng cần. Ngược lại, khi thu nhập của người dân cao hơn, chi tiêu cho ăn uống sẽ cao hơn không những về khối lượng mà cả về chất lượng đòi hỏi công ty phải có nhiều sản phẩm với chất lượng cao hơn đồng thời cơ cấu sản phẩm đưa vào tiêu thụ phải phù hợp với nhu cầu tiêu dùng đó.
b) Nhu cầu
Nguồn: A Theory of Human Motivation, Abraham Maslow, 1943
Hình 4.1 Hệ thống nhu cầu Maslow
Hệ thống nhu cầu của Maslow thường được mô tả theo hình dạng của một kim tự tháp với những nhu cầu cơ bản nhất, lớn nhất ở phía dưới và nhu cầu tự thể hiện và siêu việt ở phía trên. Nói cách khác, các nhu cầu cơ bản nhất của cá nhân phải được đáp ứng trước khi họ có động lực để đạt được nhu cầu cấp cao hơn. Việc nghiên cứu về tháp nhu cầu Maslow sẽ phần nào giúp cho công ty:
Định vị phân khúc khách hàng: với mỗi nhóm khách hàng khác nhau họ sẽ có những mục đích và nhu cầu sản phẩm khác nhau. Cho nên công ty cần biết được nhu cầu của của nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp nằm ở phân khúc nào để có cách tiếp thị phù hợp nhất.
Nghiên cứu hành vi khách hàng: Bạn cần biết được ở phân khúc này yếu tố nào sẽ tác động đến quyết định mua hàng của khách: sở thích, giá cả, địa vị xã hội, tính tiện dụng… Một khi làm được điều này bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu thông điệp phù hợp với nhu cầu khách hàng.
Ngoài ra còn có một số yếu tố văn hoá - xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và khách hàng và có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể kể đến như mật độ dân số, phong tục tập quán, thói quen của người tiêu dùng,…