Thực trạng công tác đào tạo VĐV Karate giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá công tác đào tạo vận động viên karate giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu tại trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao tỉnh thái nguyên​ (Trang 37 - 52)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Đánh giá thực trạng đào tạo VĐV Karate giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu tạ

3.1.2. Thực trạng công tác đào tạo VĐV Karate giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu tạ

3.1.2.1. Công tác đào tạo

Để đánh giá thực trạng công tác đào tạo VĐV Karate giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu tại Trường PT NK TDTT tỉnh Thái Nguyên, đề tài tham khảo tài liệu liên quan, bao gồm các đầu sách về đào tạo và huấn luyện, tổng hợp được 4 nội dung cần đánh giá trong quy trình đào tạo. Sau đó, tiến hành phỏng vấn các HLV, cán bộ quản lý TDTT để lựa chọn được những tiêu chí tối ưu nhất và sẽ lựa chọn các tiêu chí có sự tán thành từ 70% trở lên để đánh giá thực trạng quy trình đào tạo VĐV Karate. Kết quả được trình bày tại bảng 3.7.

Bảng 3.7. Mức độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá thực trạng quy trình đào tạo VĐV Karate giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu (n=30)

TT Nội dung phỏng vấn Kết quả phỏng vấn Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng n % n % n %

1 Kế hoạch, nội dung, chương trình

huấn luyện 28 93,33 02 6,67 0 -

2 Thời gian đào tạo của giai đoạn

chuyên môn hoá ban đầu 26 86,67 03 10,0 01 3,33 3 Kiểm tra đánh giá trình độ VĐV

và thải loại VĐV 27 90,0 03 10,0 0 -

4

Phân chia chuyên sâu và tiêu chí phân chia chuyên sâu (thi đấu quyền - Kata, đối kháng - Kumite...)

25 83,34 04 13,33 01 3,33

Kết quả phỏng vấn cho thấy, cả 4 tiêu chí trên đều được các HLV, cán bộ quản lý cho là rất quan trọng và quan trọng để đánh giá thực trạng quy trình đào tạo VĐV Karate giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu.

Từ kết quả phỏng vấn trên, đề tài tiến hành đánh giá thực trạng quy trình đào tạo VĐV Karate giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu tại Trường PT NK TDTT tỉnh Thái Nguyên bằng các chỉ tiêu đã được phỏng vấn như sau:

1/ Thứ nhất, về kế hoạch, nội dung huấn luyện VĐV Karate:

Quá trình tìm hiểu thực trạng công tác đào tạo VĐV Karate bằng quan sát và phỏng vấn trực tiếp các HLV cho thấy một thực trạng là công tác huấn luyện hiện tại còn có những hạn chế như: chưa xây dựng được nội dung, kế hoạch hay chương trình huấn luyện tuần, tháng, năm một cách chi tiết, thường xuyên. Kết quả được trình bày tại bảng 3.8.

Bảng 3.8. Thực trạng kế hoạch huấn luyện VĐV Karate tại Trường PT NK TDTT tỉnh Thái Nguyên (n=12)

TT Nội dung phỏng vấn về kế

hoạch huấn luyện

Kết quả phỏng vấn Có Không Có nhưng không thường xuyên n % n % n %

1 Kế hoạch trong tập luyện:

(tuần, tháng, quý, năm) 0 - 0 - 12 100

2

Kế hoạch trước thi đấu: (Lượng vận động, cường độ vận động, bài tập, thi đấu giao hữu, thi đấu nội bộ, tập huấn,…)

12 100 0 - 0 -

3

Kế hoạch trong thời gian thi đấu: ăn, ngủ, nghỉ ngơi, thi đấu…

0 - 12 100 0 -

Một trong những nội dung quan trọng, mang tính tiền đề của công tác huấn luyện thể thao, đòi hỏi HLV phải thực hiện là xây dựng kế hoạch tập luyện, tuy nhiên kết quả phỏng vấn cho thấy các HLV Karate chưa thực sự quan tâm và coi trọng đến kế hoạch huấn luyện và kế hoạch thi đấu, họ ít khi xây dựng kế hoạch thi đấu; Họ có xây dựng kế hoạch huấn luyện nhưng không thường xuyên; Kế hoạch trước thi đấu đã được các HLV xây dựng nhưng không chi tiết, không đảm bảo tính khoa học, kế hoạch trong thời gian thi đấu không có. Tóm lại, bạn huấn luyện chỉ có kế hoạch trước thi đấu, còn lại các kế hoạch khác hầu như chưa nằm trong tầm nhìn của họ. Điều này có thể lý giải, trước các giải thi đấu đều cần đến kinh phí, tài chính nên phải có kế hoạch trước thời gian thi đấu để trình cấp trên phê duyệt kinh phí, tạm ứng kinh phí đi thi đấu tại các địa phương khác. Thực trạng này là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút thành tích thi đấu Karate của VĐV tại các giải trong một số năm gần đây.

Kết quả khảo sát, đánh giá cho thấy, ban huấn luyện đội tuyển Karate có xây dựng chương trình huấn luyện cho VĐV giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu, tuy nhiên cũng giống như kế hoạch huấn luyện, chương trình huấn luyện này cũng không nêu đầy đủ, cụ thể và rõ ràng.

Ban huấn luyện đội có cung cấp chương trình huấn luyện, được trình bày cụ thể tại Phụ lục 3, phân tích nội dung chương trình huấn luyện, cho thấy các nội dung chính là:

- Đối tượng.

- Phân phối thời gian chương trình huấn luyện, tỉ lệ huấn luyện. - Nội dung huấn luyện.

- Nội dung huấn luyện chuyên môn (có chia chuyên sâu), theo chu kỳ 3 tháng, có kiểm tra đánh giá mỗi chu kỳ đó.

Qua phân tích, đánh giá, đề tài nhận thấy chương trình này còn sơ sài, chưa đầy đủ về mặt nội dung, còn thiếu một số nội dung như: chưa nêu lứa tuổi tham gia thi đấu, chưa có chương trình huấn luyện riêng trong giai đoạn thi đấu. Ví dụ, lứa tuổi 13 thì tham gia giải trẻ toàn quốc, hay giải khu vực? Bên cạnh đó, điều quan trọng nữa mà ban huấn luyện chưa nêu trong chương trình là: các biện pháp để thực hiện chương trình huấn luyện, cũng như phương pháp huấn luyện,…

2/ Về thời gian đào tạo VĐV Karate trong giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu:

Qua điều tra thực tế tại Trường PT NK TDTT tỉnh Thái Nguyên cho thấy, công tác huấn luyện VĐV Karate không quy định rõ ràng trong việc phân chia huấn luyện theo từng giai đoạn. VĐV mới được tuyển chọn vào huấn luyện sẽ được sắp xếp vào tuyến 3. Và khi được hỏi, các HLV đều cho rằng, ở lứa tuổi này cũng có thể tạm gọi là giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu của VĐV. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.9.

Bảng 3.9. Thực trạng thời gian đào tạo VĐV Karate Trường PT NK TDTT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu (n=12)

TT Thời gian đào tạo

Kết quả phỏng vấn

Có Không

n % n %

1 Có quy định cụ thể thời gian đào tạo VĐV

giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu 12 100 0 -

2

Thời gian đào tạo VĐV Karate giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu trung bình

≤ 6 tháng 0 - 12 100

1 năm 0 - 12 100

2 năm 12 100 0 -

3 năm 10 83,33 02 16,67

> 3 năm 0 - 12 100

Qua bảng 3.9 cho thấy, BHL Karate Trường PT NK TDTT tỉnh Thái Nguyên không đào tạo VĐV trong giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu với thời gian dưới 2 năm, mà trung bình đào tạo VĐV ở giai đoạn này từ 2 - 3 năm. Thực tế này cũng phù hợp với quy trình chung về đào tạo VĐV giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu.

3/ Về kiểm tra, đánh giá trình độ và thải loại VĐV:

Quá trình kiểm tra đánh giá trình độ và thải loại VĐV là một chu trình được diễn ra liên tục và là một nội dung quan trọng trong quy trình đào tạo VĐV. Quy trình này một mặt nhằm lựa chọn được những VĐV ưu tú, xuất sắc để tiếp tục huấn luyện đào tạo ở những giai đoạn tiếp theo, mặt khác nhằm bảo đảm hướng phát triển khác cho VĐV không đáp ứng yêu cầu của thể thao thành tích cao, tránh lãng phí về thời gian cũng như kinh phí đào tạo.

Đề tài tiến hành phỏng vấn các HLV trong vòng 3 năm gần nhất (2017, 2018, 2019) về thời gian kiểm tra và thải loại, các tiêu chí và tiêu chuẩn kiểm tra và tỷ lệ thải loại VĐV/ năm. Kết quả được trình bày tại bảng 3.10.

Bảng 3.10. Thực trạng kiểm tra đánh giá trình độ và thải loại VĐV Karate Trường PT NK TDTT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu

(n=12) TT Nội dung phỏng vấn Kết quả phỏng vấn 2017 2018 2019 n % n % n % 1

Thời gian kiểm tra và thải loại VĐV

- Có kiểm tra, thải loại 12 100 12 100 12 100

- Có quy định thời gian kiểm tra,

thải loại 0 - 0 - 0 -

- Số lần tổ chức kiểm tra, thải loại:

Tuần 1 lần 0 - 0 - 0 - 1 tháng 1 lần 0 - 0 - 0 - 3 tháng 1 lần 0 - 0 - 0 - 6 tháng 1 lần 12 100 0 - 0 - 1 năm 1 lần 0 - 12 100 12 100 2

Các tiêu chí kiểm tra, thải loại

Kỹ thuật 0 - 12 100 12 100 Chiến thuật 0 - 0 - 12 100 Thể lực 12 100 12 100 12 100 Thi đấu 12 100 12 100 12 100 3 Mức độ thải loại VĐV

- Có quy định tỷ lệ thải loại VĐV 0 - 0 - 0 -

- Thải loại VĐV theo trình độ yếu

kém, không có năng khiếu 12 100 12 100 12 100

- Tỷ lệ trung bình thải loại VĐV / năm:

< 10% 0 - 12 100 0 -

10-30% 12 100 0 - 0 -

50-70% 0 - 0 - 0 -

> 70% 0 - 0 - 0 -

4

Các lý do bị thải loại

- Lý do trong chuyên môn:

+ Thành tích thi đấu giải kém 12 100 12 100 12 100

+ Kỹ thuật kém 0 - 0 - 0 -

+ Chiến thuật kém 0 - 0 - 0 -

+ Thể lực kém 12 100 12 100 12 100

+ Thi đấu kiểm tra nội bộ có thành

tích thấp 12 100 12 100 12 100

- Lý do ngoài chuyên môn:

+ Học văn hóa kém 0 - 0 - 0 -

+ Sinh hoạt không đảm bảo theo

quy định 0 - 0 - 0 -

+ Không lễ phép, gây rối, mất trật

tự 0 - 0 - 0 -

+ Tư cách đạo đức kém 12 100 12 100 12 100

- Kết quả phỏng vấn cho thấy, trong 3 năm (từ 2017 đến 2019) Ban huấn luyện đội tuyển Karate của Trường đều tổ chức kiểm tra, đánh giá và thực hiện thải loại những VĐV không đạt yêu cầu, tuy nhiên không quy định thời gian kiểm tra, thải loại VĐV.

- Số lần tổ chức kiểm tra có sự không nhất quán giữa các năm: năm 2017 là 06 tháng kiểm tra thải loại 1 lần; năm 2018 và 2019 tổ chức kiểm tra thải loại 1 năm 1 lần.

- Các tiêu chí, thải loại cũng không đồng nhất theo từng năm: Năm 2017 áp dụng 2 tiêu chí là thể lực và thi đấu; Năm 2018 áp dụng 3 tiêu chí là kỹ thuật, thể lực và thi đấu; Năm 2019 áp dụng 4 tiêu chí là kỹ thuật, chiến thuật, thể lực và thi đấu. Đặc biệt, các HLV rất quan tâm tới 2 tiêu chí là thể lực và thi đấu.

- Ban huấn luyện có sự nhất trí cao là không quy định mức độ tỷ lệ thải loại VĐV giữa các năm, mà thải loại VĐV theo trình độ, đó là những VĐV có trình độ yếu kém, không có năng khiếu. Tỷ lệ trung bình thải loại VĐV hàng năm cũng không đồng đều:

Năm 2017 thải loại 10 - 30% VĐV; Năm 2018 thải loại < 10%; Năm 2019 thải loại từ 30 - 50%.

- Ban huấn luyện rất nhất quán về các lý do để thải loại VĐV, trong đó phần lớn là về chuyên môn: thành tích thi đấu kém, thể lực kém và thành tích thi đấu kiểm tra nội bộ thấp; có 01 lý do duy nhất VĐV bị thải loại ngoài chuyên môn là tư cách đạo đức kém, nhưng lại không quan tâm tới các lý do còn lại giữa các năm như kỹ thuật kém, học văn hóa kém, sinh hoạt lỏng lẻo, thiếu lễ phép…

4/ Về phân chia chuyên sâu và tiêu chí phân chia chuyên sâu:

Karate được chia làm hai chuyên sâu gồm thi đấu đối kháng (Kumite), trong đó có chia theo hạng cân, giới tính nam, nữ và thi đấu quyền pháp (Kata). Thực trạng việc chia chuyên sâu và tiêu chí phân chia qua kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.11.

Kết quả phỏng vấn cho thấy, phân chia chuyên sâu cũng như các tiêu chí để phân chia VĐV Karate tại Trường PT NK TDTT tỉnh Thái Nguyên, Ban huấn luyện đều có sự thống nhất cao trong các năm, đó là theo dõi đánh giá quá trình tập luyện và thành tích của các VĐV. Bên cạnh đó các test kiểm tra thể lực, kỹ thuật và phản xạ cũng được kết hợp để phân chia chuyên sâu cho VĐV.

Bảng 3.11. Thực trạng tiêu chí phân chia chuyên sâu của VĐV Karate giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu của Trường PT NK TDTT tỉnh Thái Nguyên (n=12) T T Nội dung phỏng vấn Kết quả phỏng vấn X2 P

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Sử dụng Kết hợp Không sử dụng Sử dụng Kết hợp Không sử dụng Sử dụng Kết hợp Không sử dụng n % n % n % n % n % n % n % n % n %

1 Phân chia chuyên

sâu 12 100 12 100 12 100 0

>0.05 2

Tiêu chí phân chia chuyên sâu:

Thành tích thi đấu 12 100 12 100 12 100 0

Theo dõi, đánh giá

quá trình luyện tập 12 100 12 100 12 100 0

Qua các test kiểm

tra thể lực 12 100 12 100 12 100 0

Qua các test kiểm

tra kỹ thuật 12 100 12 100 12 100 0

Qua các test kiểm

tra hình thái 12 100 12 100 12 100 0

Qua các test kiểm

tra phản xạ 12 100 12 100 12 100 0

Qua phỏng vấn Ban huấn luyện về tiêu chí phân chia chuyên sâu của VĐV Karate, đề tài được biết việc phân chia đều dựa trên những tiêu chí rõ ràng như: phải qua một thời gian theo dõi VĐV tập luyện, VĐV thể hiện mạnh nội dung nào sẽ hướng VĐV đó tập nội dung chuyên sâu phù hợp để có thể khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của VĐV đó.

Ví dụ, khi mới tuyển chọn các VĐV sẽ được tập kỹ thuật căn bản trong khoảng từ 6 -12 tháng hoặc có thể hơn. Sau một quá trình tập luyện, Ban huấn luyện thấy VĐV A có năng lực về nội dung biểu diễn quyền pháp, thì sẽ hướng VĐV A tập nội dung Kata. Cũng trong quá trình tập luyện, Ban huấn luyện thấy VĐV B có bộc lộ tố chất đối kháng tốt, họ sẽ hướng VĐV B tập Kumite.

Kết quả phỏng vấn cho thấy, phân chia chuyên sâu cũng như các tiêu chí để phân chia VĐV Karate, Ban huấn luyện đều có sự thống nhất cao trong các năm, đó là theo dõi đánh giá quá trình tập luyện và thành tích của các VĐV. Bên cạnh đó, các test kiểm tra thể lực, kỹ thuật và phản xạ cũng được kết hợp để phân chia chuyên sâu cho VĐV Karate tại Trường PT NK TDTT tỉnh Thái Nguyên

3.1.2.2. Thực trạng lực lượng VĐV Karate giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa ban đầu của Trường PT NK TDTT Tỉnh Thái Nguyên

Để đánh giá thực trạng về lực lượng VĐV Karate của đơn vị, đề tài đã tiến hành tổng hợp về số lượng, giới tính, lứa tuổi, thâm niên tập luyện, trình độ đai và đẳng cấp của VĐV của Trường PT NK TDTT tỉnh Thái Nguyên tại thời điểm năm 2019 (bao gồm cả những VĐV chính thức và VĐV đang huấn luyện tạo nguồn của đội).

Bảng 3.12. Thống kê về lực lượng đội ngũ VĐV Karate Trường PT NK TDTT tỉnh Thái Nguyên (năm 2019)

TT Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%) X2 P

1 Số lượng VĐV 37 100 2 Giới tính Nam 21 56,8 1,78 > 0,05 Nữ 16 43,2 3 Lứa tuổi từ 13-14 18 48,65 14,59 < 0,05 từ 15-17 13 35,13 từ 18 tuổi trở lên 06 16,22

4 Thâm niên tập luyện

1-2 năm (%) 10 27,02 46,54 < 0,05 3-4 năm (%) 16 43,24 Trên 5 năm (%) 11 29,74 5 Trình độ chuyên môn Đai đen 04 10,81 30,55 < 0,05 Đai nâu 21 56,76 Các màu đai khác 12 32,43 6 Đẳng cấp Kiện tướng 04 10,81 51,37 < 0,05 Cấp I 08 21,62 Cấp thấp hơn 29 67,57

Kết quả tổng hợp bảng 3.12 cho thấy:

- Về thành phần VĐV và giới tính: Trường PT NK TDTT tỉnh Thái Nguyên có 37 VĐV Karate cả lớp nghiệp dư và tập trung, trong đó 21 VĐV nam (chiếm 56,8%) và 16 VĐV nữ (chiếm 43,2%). Số lượng VĐV nam, nữ về cơ bản là tương đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá công tác đào tạo vận động viên karate giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu tại trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao tỉnh thái nguyên​ (Trang 37 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)