Đánh giá những yếu tố đảm bảo cho công tác đào tạo VĐV Karate Trường PT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá công tác đào tạo vận động viên karate giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu tại trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao tỉnh thái nguyên​ (Trang 52 - 53)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.2. Đánh giá những yếu tố đảm bảo cho công tác đào tạo VĐV Karate Trường PT

PT NK TDTT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu

Do phạm vi và thời gian nghiên cứu của đề tài còn nhiều hạn chế nên tác giả không đi sâu phân tích, so sánh từng yếu tố mà chỉ tiến hành khảo sát, phân tích kết quả để đưa ra một số kết luận cụ thể sau:

3.2.1. Về đội ngũ huấn luyện viên

Có thâm niên công tác tương đối dài, có tới 63.64% HLV làm công tác huấn luyện > 10 năm. Trình độ học vấn và đẳng cấp chuyên môn cũng khá cao so với 3 môn thể thao khác nằm trong cùng nhóm môn thể thao được đầu tư trọng điểm nhóm 1 của Thái Nguyên (Taekwondo, Wushu, Điền kinh),100% đều có trình độ đại học và đẳng cấp kiện tướng với đai đen và tương đương với các Trung tâm thể thao khác có đào tạo Karate (Quân đội và Công an nhân dân).

Tuy nhiên hiện tại, việc huấn luyện viên phải đảm đương cùng một lúc hai nhiệm vụ (huấn luyện và kiêm cả quản lý đội) đã phần nào làm hạn chế hiệu quả thực hiện nhiệm vụ huấn luyện.

3.2.2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ tập luyện môn Karate tại trường PT NK TDTT tỉnh Thái Nguyên TDTT tỉnh Thái Nguyên

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tập luyện môn Karate của Trường PT NK TDTT tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây đã được tăng cường và nâng cấp, giúp các VĐV có nhiều hưng phấn trong tập luyện và thi đấu. Nếu đối chiếu với quy

định tại Thông tư 09/2013/TT-BVHTTDL ngày 26/11/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Karate, thì có thể đánh giá cơ sở vật chất tại Trung tâm này đạt tiêu chuẩn cao, đầy đủ và chất lượng tốt - Phụ lục 4.

Về chăm sóc y tế và dinh dưỡng chỉ được thực hiện khi VĐV chuẩn bị thi đấu, còn suốt quá trình tập luyện và sau thi đấu hầu như không được quan tâm. Chế độ đãi ngộ VĐV cũng chưa được thỏa đáng.

3.2.3. Về công tác tổ chức quản lý, giáo dục đạo đức cho VĐV

Công tác tổ chức quản lý, giáo dục đạo đức cho VĐV là một vấn đề rất quan trọng trong quy trình đào tạo VĐV. Nhất là các em đang ở giai đoạn tuổi mới lớn, mới xa gia đình nên ham chơi, nếu không có sự quản lý chặt chẽ từ các nhà quản lý, các HLV sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tập luyện và thi đấu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, về giáo dục đạo đức cho VĐV: quá trình đào tạo VĐV Karate giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu có nhiều thành phần tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức cho VĐV từ giáo dục trong tập luyện, thi đấu và giáo dục đạo đức trong sinh hoạt với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05). Tuy nhiên, mức độ giáo dục đạo đức của mỗi hình thức giáo dục là khác nhau. Đối với bản thân VĐV, các VĐV đều tự nhận thức thấy cần thiết phải thực hiện giáo dục đạo đức cho VĐV trong cả tập luyện, thi đấu, sinh hoạt. Tuy nhiên, trong thực tế mức độ các em thực hiện chưa được thường xuyên liên tục (phụ lục 5).

Về ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, đào tạo VĐV cũng chưa được quan tâm. Rất ít các công trình nghiên cứu khoa học trên đối tượng VĐV Karate, nếu có thì các công trình chỉ mang tính chất tham khảo và không thể áp dụng thực tiễn khi không được sự đồng ý của BHL đội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá công tác đào tạo vận động viên karate giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu tại trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao tỉnh thái nguyên​ (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)