Tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình nghề trồng đào lê mận mô đun-Lập kế hoạch sản xuất (Trang 40)

Mục tiêu

- Trình bày được các đặc điểm của sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm đào, lê, mận lấy tinh dầu;

- Lựa chọn được phương pháp giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm đảm bảo hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn.

- Có ý thức, trách nhiệm và sự nhanh nhạy trong tiêu thụ sản phẩm.

A. Nội dung

1. Đặc điểm của sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm đào, lê, mận 1.1. Đặc điểm của sản phẩm

1.1.1. Cây đào

Ở nước ta cây đào lấy quả được trồng ở nhiều nơi, ngoài việc trồng để lấy quả đào còn dùng làm thuốc

trong đông y, làm mỹ phẩm. Hiện nay có nhiều giống đào cho năng suất cao, chất lượng thịt quả thơm, ngon như đào Vân Nam, đào Tuyết, đào Mộc Châu...

Cây đào có thể sinh trưởng ở vùng khí hậu từ ơn đới đến nhiệt đới, song để có năng suất và chất lượng thơm ngon cần trồng đào ở khí hậu mát về mùa hè và lạnh về mùa đông. Vùng núi cao của nhiều tỉnh biên giới phía Bắc nước ta như: vùng Sapa (Lào Cai), Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang , Quảng Ninh, Hà Giang … là những vùng có thể trồng đào lấy quả cho năng suất cao.

Hình 1.2.1. Đào Vân Nam ở Sapa

Sử dụng và cơng dụng của đào:

Sản phẩm chính của cây đào được sử dụng nhiều và chủ yếu là sản phẩm quả cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, các sản phẩm khác từ cây đào như lá, rễ, hạt còn dùng làm thuốc trong y dược, ngồi ra đào cịn được dùng làm mỹ phẩm

cao cấp. Ngồi lợi ích về mặt kinh tế, cây đào cịn đóng góp vào bảo vệ mơi trường sinh thái, làm tăng độ che phủ đất, giữ đất, giữ nước ở các vùng đất đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý cây bản địa, cây đào cịn đóng góp vào định canh – định cư, xố đói giảm

nghèo tạo thêm cơng ăn việc làm cho nông dân miền núi nước ta.

Thịt quả đào rất giàu vitamin A, kali, vitamin B và vitamin C. Ngoài ra, trong đào chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho sức khỏe tổng thể con người như sắt, canxi, phốt pho, carbohydrate và protein... Nhờ những vitamin và khoáng chất này mà quả đào được coi là có tác dụng cải thiện làn da đẹp hơn.

Hình 1.2.2. Thịt quả đào giầu vitamin

Theo Đông y, đào có tính ấm, vị ngọt chua, đi vào kinh tâm, can phế và đại trường, có cơng hiệu bổ khí sinh tân, dưỡng huyết, hoạt huyết, tu bổ cường thân,

dưỡng nhan làm đẹp. Do vậy, từ lâu đào đã được coi là một thực phẩm sạch được ưa chuộng và có những tác dụng trong điều trị một số bệnh sau:

- Làm giảm cholesterol và ngăn ngừa bệnh tim: Ăn đào đều đặn có thể làm giảm nồng độ cholesterol, giúp giữ cho động mạch sạch và ngừa được các bệnh tim mạch.

- Ngừa thiếu máu, thúc đẩy tạo máu: Trong thịt quả đào chứa nhiều sắt, do chất sắt tham gia tạo máu trong cơ thể, cho nên ăn đào giúp thúc đẩy khả năng tái sinh hemoglobin, theo đó phịng ngừa thiếu máu do thiếu sắt.

- Chống đông máu: Chất chiết từ đào nhân (nhân hạt đào) ức chế kết tập tiểu cầu, do vậy có tác dụng chống đơng máu rất tốt và tác dụng tan máu yếu.

- Chống xơ gan, lợi mật: Chất chiết từ đào làm giãn tĩnh mạch cửa, thúc đẩy gan tuần hồn máu và nâng cao hoạt tính collagenase mơ gan, cũng như thúc đẩy chuyển hóa collagenase trong gan, có tác dụng điều trị tốt đối với chai gan, xơ gan. Ngồi ra cịn làm cho các hồng cầu tuần hoàn trong gan tăng tốc, thúc đẩy bài tiết dịch mật.

- Chống lão hóa: Đào có chất chống ơ xy hóa có thể trợ giúp q trình tái tạo tế bào da, ngăn ngừa nếp nhăn.

- Trị ho bình suyễn: Trong đào có chứa amygdalin, emulsin, sau khi thủy phân có tác dụng trấn tĩnh trên cơ quan hơ hấp, giúp trị ho bình suyễn.

- Trị nhiễm lạnh: Thêm đào vào món trà thảo dược có thể thốt khỏi nhiễm lạnh, giúp chống ho và cảm lạnh.

- Phòng chống ung thư: sản phẩm thủy phân của amygdalin chứa trong đào là hydrocyanic acid và benzoic aldehyde có tác dụng phá hỏng đối với tế bào ung thư.

- Lợi tiểu thơng lâm, thối hồng tiêu thũng: trong hoa đào (hoa đào nhân) có chứa phenols, có tác dụng lợi tiểu, trừ thủy khí, tiêu thũng, chữa hồng đản.

- Đào cũng có thể giúp tránh bị đục thủy tinh thể khi có tuổi và nhìn rõ hơn

trong bóng tối. Hình 1.2.3. Đào có cơng dụng chống ung thư - Hoa đào là vị thuốc an thần nhẹ, vơ hại, có thể đun với nước sôi và pha với đường hoặc mật ong làm trà uống.

- Thanh lọc thận: Đào có tác dụng làm sạch thận, qua đó giúp ngừa rối loạn thận và nhiễm trùng đường tiết niệu.

- Làm đẹp da: Đào có chứa nhiều axit alphahydroxy (AHA) đây là một chất tẩy tế bào chết tự nhiên nhất và thay vào đó là các tế bào da mới phát triển, do đó chúng sẽ có tác dụng làm da mượt mà, trắng sáng hơn.

1.1.2. Cây lê

Lê là cây ăn quả lâu năm được trồng ở nước ta từ rất lâu, là loại quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, vì vậy được thị trường tiêu thụ rất mạnh. Hiện nay lê được trồng chủ yếu ở những vùng núi cao thuộc các tỉnh biên giới phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La,….nhiều nhất ở Lạng

Sơn, Cao Bằng, Móng Cái- Quảng Ninh. Ở nước ta đang trồng một số giống

lê sau: Lê Đại hồng trồng nhiều ở Lạng Sơn và Lào Cai, lê đen được trồng nhiều ở Cao Bằng, lê Sali được trồng nhiều ở

Hà Giang, Lai Châu và Sơn La… Hình 1.2.4. Cây lê ở hyện Cao Lộc - Lạng Sơn

Sử dụng và công dụng:

Lê là loại hoa quả thơm ngon, bổ dưỡng, mát và đang được ưa chuộng hiện nay không những ở thị trường trong nước mà cịn ở thị trường nước ngồi.

Ngồi lợi ích về mặt kinh tế, cây lê cịn đóng góp vào bảo vệ môi trường sinh thái, làm tăng độ che phủ đất, giữ đất, giữ nước ở các vùng đất đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen q cây bản địa, cây lê cịn đóng góp vào định canh - định cư, xố đói giảm nghèo tạo thêm cơng ăn việc làm và thu nhập cao cho nông dân miền núi nước ta.

Hình 1.2.5. Lê là loại quả cao cấp

Theo phân tích khoa học, quả lê chứa protein, lipid, cenlulose, canxi, phốt pho, sắt, caroten, vitamin B1, B2, C, đường gluco, axít acetic... Việc ăn lê thường xuyên có tác dụng tốt trong bồi bổ sức khỏe và có thể điều trị một số bệnh.

Theo y dược cổ truyền, lê tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, thanh tâm giáng hỏa, dưỡng huyết, sinh tân dịch, nhuận trường, tiêu độc. Do vậy sử dụng lê thường xuyên có tác dụng điều trị bệnh cao huyết áp, tim mạch lao phổi, viêm phế quản cấp tính, do hàm lượng vitamin, đường khá phong phú trong quả lê nên có tác dụng bảo vệ gan, dưỡng gan và lợi tiêu hóa khá tốt. Nhưng do lê có tính hàn nên người bị bệnh đau lạnh bụng, đi lỏng không nên dùng nhiều, không ăn lê bị dập nát để tránh mắc bệnh đường ruột. Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ quả lê.

- Điều hịa lượng đường trong máu: Trong quả lê có chứa chất flavonoid gồm 3 nhóm chính là: flavonol, flavan-3-ol và anthocyaninsin, các nhóm này giúp điều hịa lượng lượng đường trong máu đối với bị tiểu đường Tuyp 2.

- Quả lê chứa nhiều dinh dưỡng thực vật có lợi ích kháng viêm, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính phổ biến như tiểu đường Tuyp 2 và thậm chí cả bệnh tim.

- Trị ho khan do phế nhiệt: Lê vài quả bỏ hạt, giã nhỏ, cho đường phèn vào trong, hấp cách thủy đến khi tan đường thì ăn.

- Ho nhiều đờm lẫn máu: Lấy 1,5 kg lê bỏ hạt, ninh thành cao, cho mật ong với lượng vừa phải vào trộn đều. Mỗi lần lấy ra 2-3 thìa con hịa nước sơi uống. Thuốc có tác dụng nhuận phổi, sinh tân dịch, tan đờm.

- Trẻ em bị phong nhiệt, chán ăn: Lê 3 quả rửa sạch, thái miếng, đổ 3 lít nước, đun đến khi cạn cịn 1 lít, bỏ bã, đổ gạo vào nấu cháo cho trẻ ăn.

- Viêm khí quản: Lê 2 quả bỏ hạt, bột xuyên bối 10 gam, đường phèn 30 gam. Cho bột xuyên bối và đường phèn vào trong quả lê, hấp ăn ngày 2 lần vào sáng sớm và tối.

- Ợ hơi: Lê 1 quả bỏ hạt, đinh hương 15 hạt, cho đinh hương vào trong, bọc 4-5 lần giấy ướt, om nhừ để ăn

- Đau mắt sưng đỏ: Ngâm hoàng liên vào nước lê ép lọc sạch, nhỏ vào mắt ngày vài lần.

1.1. 3. Cây mận

Mận là loài cây ăn quả phổ biến có từ lâu đời, rất phong phú về giống và được nhân dân ta trồng tương đối rộng rãi.

Ở nước ta cây mận được trồng nhiều ở các các tỉnh vùng núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Hịa Bình, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái. Một số năm gần đây cây mận cũng được nhân dân trồng ở một số tỉnh đồng bằng nhưng nhìn chung sản lượng thấp và không giữ được chất lượng như ban đầu.

Hiện nay có một số giống mận cho năng suất cao, chất lượng ngon như: Mận Tam hoa, mận hậu, mận đỏ, mận Tả van, mận Tráng ly, mận thép...

Sử dụng và công dụng: Hình 1.2.6. Cây mận Tam hoa

Sản phẩm chính của mận là lấy quả cho tiêu dùng hoa quả tươi, làm mứt, ô mai, làm xi rơ, trưng cất rượu... ngồi ra các bộ phận khác từ cây mận như vỏ, rễ, nhựa, hạt đều có thể dùng để làm thuốc chữa bệnh trong đơng y. Ngồi lợi ích về mặt kinh tế, cây đào cịn đóng góp vào bảo vệ mơi trường sinh thái, làm tăng độ che phủ đất, giữ đất, giữ nước ở các vùng đất đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý cây bản địa. Trong những năm qua, cây mận đã thực sự là cây xố đói giảm nghèo của đồng bào các dân tộc miền núi như: Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Hịa Bình.

Qua các tài liệu cho thấy, quả mận chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe vì trong thịt quả có chứa nhiều vitamin C, B và K, a xít pantothenic... nên mận có

tác dụng lợi cho việc thúc đẩy khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư và bệnh tim mạch, làm giảm bệnh Alzheimer ở người già, điều chỉnh quá trình trao đổi chất trong cơ thể....

Trong y học cổ truyền mận được gọi là lý tử, gia khánh tử có vị chua ngọt, tính bình, có cơng dụng thanh can điều nhiệt, sinh tân lợi thuỷ, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hư lao cốt chưng, âm hư nội nhiệt, môi khô họng khát, thuỷ thũng, tiêu khát, tiểu tiện bất lợi.

- Rễ mận có vị đắng, tính lạnh, có cơng dụng thanh nhiệt giải độc, chuyên trị chứng tiêu khát (tiểu đường), lâm bệnh (đái buốt, đái rắt, đái ra máu…),

lị tật (bệnh kiết lị), đau răng, nhọt độc. Hình 1.2.7. Mận cịn là vị thuốc chữa bệnh - Lá mận vị chua, tính bình, chun trị trẻ em sốt cao, co giật, thuỷ thũng, vết thương do sang chấn.

- Nhân hạt mận cịn gọi là lí hạch nhân, vị ngọt đắng, tính bình, có cơng dụng tán ứ, lợi thuỷ, nhuận tràng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tổn thương bầm tím do trật đả, ho khạc đờm nhiều, bụng đầy chướng, táo bón…

- Nhựa mận được lấy vào mùa xuân, đem phơi khơ trong bóng râm, vị đắng, tính lạnh, có cơng dụng tiêu thũng, giảm đau, chuyên chữa chứng mục ế (mắt mờ có màng) và mày đay.

- Trị tiểu đường: Quả mận tươi rửa sạch, bỏ hạt, ép lấy nước, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa canh hoặc vỏ rễ mận 10g sắc uống hàng ngày.

- Trị táo bón: Quả mận khơ 400g, mật ong 100ml đem ngâm với rượu trắng 1.800ml, sau 2 tháng thì dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml. Hoặc nhân hạt mận 10g, đào nhân 10g, hạnh nhân 10g, sắc uống.

- Trị chứng khô miệng: Quả mận tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, bỏ hạt, ngâm với đường trắng trong 2 tuần, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5 quả.

- Trị mắt sưng đau có màng: Nhựa mận sấy khơ, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1g với nước sắc thảo quyết minh sao.

- Trị bệnh lỵ: Vỏ thân cây mận 1 nắm vừa phải sắc uống đến khi khỏi thì thơi.

-Trị vết thương do côn trùng đốt: Dùng hạt mận rửa sạch, giã nát rồi đắp lên

vết thương.

- Trị đau răng: Rễ mận 30g, sắc đặc ngậm nhiều lần trong ngày.

- Trị vết thương do côn trùng đốt:Dùng hạt mận rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương.

- Làm đẹp da mặt: Quả mận tươi 250g, rửa sạch, bỏ hạt, giã nát, ép lấy nước rồi hồ với 250ml rượu gạo, đựng trong lọ kín để dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 – 20ml.

1.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Đào, Lê, Mận

Đào, lê, mận là những hoa quả có hàm lượng dinh dưỡng cao, có chứa nhiều nhóm vitamin tự nhiên có lợi cho sức khỏe con người, vì vậy cũng là những vị thuốc chữa bệnh từ hoa quả tươi và đang được thị trường trong nước ưa chuộng. Đặc biệt trong những năm gần đây thị trường hoa quả nước ta bị hoa quả từ Trung Quốc xâm nhập và bị phát hiện sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ, chống thối gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu của thị trường các loài cây trên đã và đang được mở rộng vùng canh tác góp phần vào cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào miền núi. Nhiều vùng các loài cây trên đã trở thành loài cây trồng chiến lược giúp nhân dân làm giầu như ở Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Bắc Giang…

Sản phẩm đào, lê, mận có thể tiêu thụ ở dạng quả tươi, cũng có thể chế biến thành sản phẩm khô như ô mai, mứt, nước hoa quả, xi rơ..., làm các vị thuốc trong đơng y và có thể là nguyên liệu tự nhiên để chăm sóc da. Vì vậy, thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm từ đào, lê và mận cũng đa dạng ở tại các địa phương trong nước và xuất khẩu.

2. Giới thiệu sản phẩm

2.1. Các cách thức giới thiệu sản phẩm

Đây chính là nội dung quan trọng trong chính sách giới thiệu, quảng bá sản phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Hiện nay có hai cách tiếp cận để giới thiệu sản phẩm ra thị trường:

- Cách tiếp cận sản phẩm đi trước: Dùng chính sản phẩm của cơ sở sản xuất để tạo ra thị trường hoặc tìm ra nhu cầu của thị trường và đáp ứng bằng sản phẩm mới của chính cơ sở sản xuất. Cách tiếp cận này phù hợp với những cơ sở sản xuất lớn, có tiềm lực kinh tế mạnh tuy nhiên sẽ chịu nhiều rủi ro và chỉ thực sự hiệu quả nếu cơ sở sản xuất sẵn sàng chấp nhận thất bại nhưng nếu thành công sẽ đem lại tỉ lệ lợi nhuận cao.

- Cách tiếp cận nghiên cứu thị trường đi trước: Nghiên cứu kỹ thị trường trên mọi mặt để tìm ra lỗ hổng của thị trường và lấp khoảng trống đó bằng chính sản phẩm phù hợp. Cách tiếp cận này giảm thiểu rủi ro, chi phí nhưng cơ sở sản

xuất hoặc doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với việc cạnh tranh một cách quyết liệt với những sản phẩm sẵn có trên thị trường. Hiện nay, đa số các cơ sở sản xuất và doanh

Một phần của tài liệu Giáo trình nghề trồng đào lê mận mô đun-Lập kế hoạch sản xuất (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)