Dự tính năng suất, sản lượng cây trồng

Một phần của tài liệu Giáo trình nghề trồng đào lê mận mô đun-Lập kế hoạch sản xuất (Trang 33)

Bài 1 : Lập kế hoạch sản xuất

6.3.Dự tính năng suất, sản lượng cây trồng

6. Nội dung lập kế hoạch sản xuất

6.3.Dự tính năng suất, sản lượng cây trồng

Xác định khả năng về năng suất, sản lượng cây trồng là một việc làm cần thiết và quan trọng để cơ sở sản xuất dự đoán được khả năng đáp ứng của cơ sở mình cho thị trường hoặc các đơn đặt hàng.

6.3.1. Căn cứ để xác định năng suất, sản lượng cây trồng - Căn cứ mật độ cây trồng. - Căn cứ mật độ cây trồng.

- Căn cứ vào phương thức gieo trồng và kế hoạch sử dụng đất trong kỳ kế hoạch.

- Căn cứ vào kết quả điều tra, khảo sát đo đếm để tính toán sản lượng/ năng suất cho một cây.

- Căn cứ vào nhu cầu thị trường (hoặc đơn đặt hàng) của sản phẩm để tính toán sản lượng cây trồng dự kiến trong kỳ kế hoạch.

6.3.2. Dự tính năng suất, sản lượng cây trồng

Khi xác định khả năng sản xuất trong kỳ kế hoạch của sản phẩm, chúng ta cần tính đến khả năng hiện có và khả năng tiềm tàng có thể khai thác được trong kỳ kế hoạch. Phải xem xét đến tình hình khí hậu, thời tiết, đất đai, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ sở sản xuất có phù hợp với loại cây trồng hay không?.. Sản lượng được tính theo công thức:

Sản lượng = Diện tích x năng suất (tấn/ha) 6.4. Kế hoạch tài chính

6.4.1. Kế hoạch vốn sản xuất

Để lập xây dựng kế hoạch về vốn sản xuất trong nông lâm nghiệp cần căn cứ vào những chỉ tiêu sau :

- Xác định tổng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ kế hoạch gồm:

vốn cho từng ngành sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi (nếu có)...; vốn cho các hoạt động dịch vụ và vốn cho kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.

- Cân đối nhu cầu với các nguồn vốn gồm: vốn của cơ sở sản xuất đã có dành cho sản xuất, vốn còn thiếu và dự định vay hoặc huy động (có thể vay ngân hàng, vay người khác hoặc vốn nợ các nhà cung cấp dịch vụ hoặc vốn ứng trước của khách hàng...).

Ví dụ: Trang trại gia đình ông A ở Chi Lăng – Lạng Sơn thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2013 như sau :

- Trồng 1,5 ha Mận tam hoa và 0,8 ha Lê. Dự toán chi phí 1 ha mận hết 24.000.000 đ, chi phí trồng 1 ha lê hết 28.000.000 đ. Trong đó tiền cây giống (kể cả cây dự phòng cho trồng giặm): Mận là 1.480.000 đ/ha và Lê là 2.000.000 đ/ha nhưng được cơ sở sản xuất giống cho nợ đến năm sau, cơ sở bán phân bón cho gia đình nợ 15.000.000 đ đến cuối năm 2014 (cho trồng mận 10.000.000 đ và trồng lê 5.000.000 đ), số vốn còn lại là của gia đình đã chuẩn bị đủ và không phải vay ngân hàng.

Tổng hợp kế hoạch về vốn theo biểu sau:

Biểu 08: Kế hoạch vốn sản xuất kinh doanh trong năm

Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu Ngành sản xuất Tổng nhu cầu vốn SXKD trong năm

Trong đó cân đối Vốn tự có Vay ngân hàng Vay người khác/ nợ nhà cung cấp 1. Trồng mận 36.000 23.780 0 12.220 2.Trồng lê 22.400 15.800 0 6.600 3. Dịch vụ ……. ….... ………. ………… …………. Tổng cộng 58.400 39.580 18.820

Như vậy, trong năm 2013 gia đình ông A chỉ cần huy động 39.580.000/ 58.400.000 đồng để trồng mận và lê theo kế hoạch, được cơ sở sản xuất giống và dịch vụ phân bón cho nợ 18.820.000 đ. Căn cứ vào đó ông sẽ biết rõ từng món nợ và thời gian phải trả để có kế hoạch đầu tư tiếp theo và trả nợ.

6.4.2. Kế hoạch thu, chi, lợi nhuận

- Các khoản thu: Thu từ kết quả trồng trọt, chăn nuôi dịch vụ (nếu có), lãi tiền gửi ngân hàng.

- Các khoản chi: Chi mua vật tư, công cụ, trả công lao động, dịch vụ, khấu hao tài sản cố định.

Ví dụ: Một hộ gia đình thực hiện sản xuất gồm trồng cây ăn quả và trồng rừng gồm: 1 ha mận tam hoa ở vườn và 2 ha rừng bạch đàn cao sản. Sau khi lập kế hoạch cho 5 năm đầu (từ năm thứ 4 bắt đầu được thu hoạch mận và năm thứ 5 năm hết 1 chu kỳ trồng bạch đàn) chi phí chi tiết cho từng loại cây trồng và dự kiến thu, chi và lợi nhuận của từng loài trong kỳ kinh doanh. Các số liệu được tổng hợp vào biểu dưới đây.

Biểu 09 : Dự toán chi, thu và lợi nhuận ngành trồng trọt

Đơn vị tính: 1000 đồng TT Loại SP diện tích Các loại chi phí và thu nhập Thời gian Số

lượng Đơn giá Chi Thu

Lợi nhuận 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 Trồng 1 ha mận A. Chi phí 101.660 78.340 1) Chi phí cố định 2.500 - Khấu hao TS 2.500

2) Giống, phân bón, thuốc trừ sâu 29.110

- Giống 2/2013 440 cây 32,5 14.300 - Phân NPK 120 kg 5,5 660 - Phân lân 0 - Phân kaly 0 - Phân chuồng 8.000 kg 1,7 13.600 - Vôi bột 120 kg 2,5 300 - Thuốc trừ sâu các loại 10 lọ 25 250 3) Chi phí nhân công 495công 66.450

- Phát dọn TB 30 công 150 4.500 - Cuốc hố 60 công 150 9.000 - Lấp hố, bón lót 30 công 150 4.500 - Trồng cây 20 công 150 3.000 - Chăm sóc 5 năm đầu 200 công 120 24.000 - Bảo vệ 5 năm 45 công 110 4.950 - Thu hoạch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năm đầu 80 công 150 12.000

- Bán sản phẩm 30 công 150 4.500 4) Chi khác 3.600 - Thuế nông sản 2% GTSP 3.600 B. Thu 180.000 - Bán SP 2 năm (thứ 4 và thứ 5) 12.000 kg 15 180.000 2 Trồng rừng bạch đàn 2ha A. Chi phí 44.812 57.188 1) Chi phí cố định 100 2) Giống, phân bón, thuốc trừ sâu 3.712

- Giống cây trồng 3.520 Cây 0,6 2.112 - Phân bón 320 kg 5 1.600

- Thuốc trừ sâu 0 0 3) Chi phí nhân công 350 39.000 - Công phát dọn, làm đất công 120 150 18.000 - Chuyển cây 20 công 150 3.000 - Công trồng 20 công 150 3.000 - Công chăm sóc, khai thác 100 công 150 15.000 4) Chi khác 2.000 - Thuê xe chở cây về 2 ca 1.000 2.000 B. Thu 102.000 - Bán gỗ 60m3 1.500 90.000 - Bán củi 30 Ste 400 12.000

Như vậy, sau 5 năm thực hiện kế hoạch trên, từ năm thứ 4 gia đình bắt đầu được thu hoạch mận và đến năm thứ 5 hết 1 chu kỳ trồng rừng bạch đàn. Nếu nhìn vào bảng dự toán trên cho thấy việc đầu tư trồng mận hiệu quả hơn trồng rừng lấy gỗ vì:

- Lợi nhuận bình quân 1 năm thu từ 1 ha mận cao hơn 2 ha bạch đàn. - Sản lượng quả mận bắt đầu tăng và dần đi vào ổn định.

- Mận không phải đầu tư trồng lại từ đầu, thời gian khai thác dài có thể vài chục năm.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1. Câu hỏi 1. Câu hỏi 1. Câu hỏi

1.1: Trình bày khái niệm về thị trường? xác định nhu cầu thị trường có mục đích và ý nghĩa gì?

1.2. Để xác định nhu cầu thị trường có mấy bước? gồm những bước nào? 1.3. Kế hoạch sản xuất là gì? Nêu lợi ích của việc lập kế hoạch sản xuất? 1.4. Để lập kế hoạch sản xuất cần dựa trên những căn cứ nào?

1.5. Lập kế hoạch trong sản xuất nông lâm nghiệp gồm những nội dung chính nào? Nêu những yêu cầu trong lập kế hoạch sản xuất?

2. Bài tập thực hành

2.1. Bài thực hành số 1.1.1

Thực hiện việc xây dựng bảng câu hỏi để tiến hành phỏng vấn thu thập thông tin thị trường về một loại sản phẩm nông lâm sản ở địa phương?

2.2. Bài thực hành số 1.1.2

Thực hiện thiết kế mẫu phiếu điều tra gửi cho người tiêu dùng để thu thập thông tin thị trường về một loại sản phẩm nông lâm sản ở địa phương?

2.3. Bài thực hành số 1.1.3

Thực hiện phân tích chiến lược để phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh về một loại sản phẩm nông lâm sản ở địa phương?

2.4. Bài thực hành số 1.1.4

Xây dựng kế hoạch sản xuất trồng một trong các loài cây đào, lê hoặc mận để lấy quả (có các mẫu biểu kèm theo)?.

C. Ghi nhớ:

- Thị trường là nơi gặp nhau giữa người mua và người bán để thực hiện việc mua bán, trao đổi hàng hóa;

- Xác định nhu cầu thị trường nhằm mục đích:

+ Tìm ra đúng nhu cầu của khách hàng, của thị trường về một hoặc một số sản phẩm.

+ Tìm ra tất cả các đối thủ phải cạnh tranh. + Hàng hoá của mình được tiêu thụ ở đâu.

- Kế hoạch sản xuất là tập hợp các dự kiến thực hiện được sắp xếp theo một trình tự nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra.

- Lập kế hoạch sản suất bao gồm: kế hoạch diện tích, kế hoạch giống, kế hoạch trồng và chăm sóc; kế hoạch năng suất, sản lượng; kế hoạch vốn; kế hoạch thu, chi, lợi nhuận.

- Lập kế hoạch sản xuất hợp lý là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công hoạt động sản xuất.

Bài 2: Tiêu thụ sản phẩm

Mục tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trình bày được các đặc điểm của sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm đào, lê, mận lấy tinh dầu;

- Lựa chọn được phương pháp giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm đảm bảo hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn.

- Có ý thức, trách nhiệm và sự nhanh nhạy trong tiêu thụ sản phẩm.

A. Nội dung

1. Đặc điểm của sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm đào, lê, mận 1.1. Đặc điểm của sản phẩm

1.1.1. Cây đào

Ở nước ta cây đào lấy quả được trồng ở nhiều nơi, ngoài việc trồng để lấy quả đào còn dùng làm thuốc

trong đông y, làm mỹ phẩm. Hiện nay có nhiều giống đào cho năng suất cao, chất lượng thịt quả thơm, ngon như đào Vân Nam, đào Tuyết, đào Mộc Châu...

Cây đào có thể sinh trưởng ở vùng khí hậu từ ôn đới đến nhiệt đới, song để có năng suất và chất lượng thơm ngon cần trồng đào ở khí hậu mát về mùa hè và lạnh về mùa đông. Vùng núi cao của nhiều tỉnh biên giới phía Bắc nước ta như: vùng Sapa (Lào Cai), Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang , Quảng Ninh, Hà Giang … là những vùng có thể trồng đào lấy quả cho năng suất cao.

Hình 1.2.1. Đào Vân Nam ở Sapa

Sử dụng và công dụng của đào:

Sản phẩm chính của cây đào được sử dụng nhiều và chủ yếu là sản phẩm quả cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, các sản phẩm khác từ cây đào như lá, rễ, hạt còn dùng làm thuốc trong y dược, ngoài ra đào còn được dùng làm mỹ phẩm

cao cấp. Ngoài lợi ích về mặt kinh tế, cây đào còn đóng góp vào bảo vệ môi trường sinh thái, làm tăng độ che phủ đất, giữ đất, giữ nước ở các vùng đất đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý cây bản địa, cây đào còn đóng góp vào định canh – định cư, xoá đói giảm

nghèo tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân miền núi nước ta.

Thịt quả đào rất giàu vitamin A, kali, vitamin B và vitamin C. Ngoài ra, trong đào chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho sức khỏe tổng thể con người như sắt, canxi, phốt pho, carbohydrate và protein... Nhờ những vitamin và khoáng chất này mà quả đào được coi là có tác dụng cải thiện làn da đẹp hơn.

Hình 1.2.2. Thịt quả đào giầu vitamin

Theo Đông y, đào có tính ấm, vị ngọt chua, đi vào kinh tâm, can phế và đại trường, có công hiệu bổ khí sinh tân, dưỡng huyết, hoạt huyết, tu bổ cường thân,

dưỡng nhan làm đẹp. Do vậy, từ lâu đào đã được coi là một thực phẩm sạch được ưa chuộng và có những tác dụng trong điều trị một số bệnh sau:

- Làm giảm cholesterol và ngăn ngừa bệnh tim: Ăn đào đều đặn có thể làm giảm nồng độ cholesterol, giúp giữ cho động mạch sạch và ngừa được các bệnh tim mạch.

- Ngừa thiếu máu, thúc đẩy tạo máu: Trong thịt quả đào chứa nhiều sắt, do chất sắt tham gia tạo máu trong cơ thể, cho nên ăn đào giúp thúc đẩy khả năng tái sinh hemoglobin, theo đó phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt.

- Chống đông máu: Chất chiết từ đào nhân (nhân hạt đào) ức chế kết tập tiểu cầu, do vậy có tác dụng chống đông máu rất tốt và tác dụng tan máu yếu.

- Chống xơ gan, lợi mật: Chất chiết từ đào làm giãn tĩnh mạch cửa, thúc đẩy gan tuần hoàn máu và nâng cao hoạt tính collagenase mô gan, cũng như thúc đẩy chuyển hóa collagenase trong gan, có tác dụng điều trị tốt đối với chai gan, xơ gan. Ngoài ra còn làm cho các hồng cầu tuần hoàn trong gan tăng tốc, thúc đẩy bài tiết dịch mật.

- Chống lão hóa: Đào có chất chống ô xy hóa có thể trợ giúp quá trình tái tạo tế bào da, ngăn ngừa nếp nhăn.

- Trị ho bình suyễn: Trong đào có chứa amygdalin, emulsin, sau khi thủy phân có tác dụng trấn tĩnh trên cơ quan hô hấp, giúp trị ho bình suyễn.

- Trị nhiễm lạnh: Thêm đào vào món trà thảo dược có thể thoát khỏi nhiễm lạnh, giúp chống ho và cảm lạnh.

- Phòng chống ung thư: sản phẩm thủy phân của amygdalin chứa trong đào là hydrocyanic acid và benzoic aldehyde có tác dụng phá hỏng đối với tế bào ung thư.

- Lợi tiểu thông lâm, thoái hoàng tiêu thũng: trong hoa đào (hoa đào nhân) có chứa phenols, có tác dụng lợi tiểu, trừ thủy khí, tiêu thũng, chữa hoàng đản.

- Đào cũng có thể giúp tránh bị đục thủy tinh thể khi có tuổi và nhìn rõ hơn

trong bóng tối. Hình 1.2.3. Đào có công dụng chống ung thư

- Hoa đào là vị thuốc an thần nhẹ, vô hại, có thể đun với nước sôi và pha với đường hoặc mật ong làm trà uống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thanh lọc thận: Đào có tác dụng làm sạch thận, qua đó giúp ngừa rối loạn thận và nhiễm trùng đường tiết niệu.

- Làm đẹp da: Đào có chứa nhiều axit alphahydroxy (AHA) đây là một chất tẩy tế bào chết tự nhiên nhất và thay vào đó là các tế bào da mới phát triển, do đó chúng sẽ có tác dụng làm da mượt mà, trắng sáng hơn.

1.1.2. Cây lê

Lê là cây ăn quả lâu năm được trồng ở nước ta từ rất lâu, là loại quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, vì vậy được thị trường tiêu thụ rất mạnh. Hiện nay lê được trồng chủ yếu ở những vùng núi cao thuộc các tỉnh biên giới phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La,….nhiều nhất ở Lạng

Sơn, Cao Bằng, Móng Cái- Quảng Ninh.

Ở nước ta đang trồng một số giống lê sau: Lê Đại hồng trồng nhiều ở Lạng Sơn và Lào Cai, lê đen được trồng nhiều ở Cao Bằng, lê Sali được trồng nhiều ở

Hà Giang, Lai Châu và Sơn La… Hình 1.2.4. Cây lê ở hyện Cao Lộc - Lạng Sơn

Sử dụng và công dụng:

Lê là loại hoa quả thơm ngon, bổ dưỡng, mát và đang được ưa chuộng hiện nay không những ở thị trường trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài.

Ngoài lợi ích về mặt kinh tế, cây lê còn đóng góp vào bảo vệ môi trường sinh thái, làm tăng độ che phủ đất, giữ đất, giữ nước ở các vùng đất đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý cây bản địa, cây lê còn đóng góp vào định canh - định cư, xoá đói giảm nghèo tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cao cho nông dân miền núi nước ta.

Hình 1.2.5. Lê là loại quả cao cấp

Theo phân tích khoa học, quả lê chứa protein, lipid, cenlulose, canxi, phốt pho, sắt, caroten, vitamin B1, B2, C, đường gluco, axít acetic... Việc ăn lê thường xuyên có tác dụng tốt trong bồi bổ sức khỏe và có thể điều trị một số bệnh.

Theo y dược cổ truyền, lê tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, thanh tâm giáng hỏa, dưỡng huyết, sinh tân dịch, nhuận

Một phần của tài liệu Giáo trình nghề trồng đào lê mận mô đun-Lập kế hoạch sản xuất (Trang 33)