I. Vi phạm pháp luật
1. Khái niệm
Là hành vi trái pháp luật (hành động hoặc không hành động), có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
2. Phân loại: 4 loại
- Tội phạm (vi phạm hình sự): Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ Luật Hình sự
VD: Hành vi giết người – thực hiện hành vi giết người, buôn bán
trái phép chất ma túy, buôn bán trái phép động vật quý hiếm - Vi phạm hành chính: Là hành vi có lỗi do các cá nhân, tổ chức thực hiện dưới dạng vi phạm các quy định của pháp luật và quản lí nhà nước mà pháp luật quy định, không phải là tội phạm và chỉ bị xử phạt hành chính
VD: Người tham gia giao thông hạy quá tốc độ quy định, người
tham gia giao thông vượt đèn đỏ, buôn bán trái phép trên vỉa hè, đánh người gây thương tích dưới 11%
- Vi phạm dân sự: Là hành vi trái pháp luật thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý của chủ thể xâm hại dẫn đến các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản hoặc các quan hệ phi tài sản khác
VD: Vi phạm hợp đồng trong nghĩa vụ thuê nhà, làm trái với di
chúc, vi phạm hợp đồng lao động
- Vi phạm kỉ luật: Là hành vi có lỗi của chủ thể trái với nội quy quy chế được xác lập nhằm thiết lập trật tự trong nội bộ của cơ quan, tổ chức
VD: Cán bộ, công nhân, viên chức thường xuyên nghỉ làm
không có lí do chính đáng, đi làm muộn không có lí do chính đáng…
3. Dấu hiệu
Một hành vi chỉ bị coi là vi phạm pháp luật khi nó có đầy đủ tất cả các dấu hiệu sau:
- Phải là hành vi của con người được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành đồng (ví dụ biết người phạm tội nhưng không khai báo), nếu chỉ dừng lại ở suy nghĩ của chủ thể mà không bộc phát thành hành vi thì không được coi là vi phạm pháp luật
o Hành vi dưới dạng hành động: Cướp, giết người, vi phạm luật giao thông…
o Hành vi không hành động: Không tố giác tội phạm, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
- Hành vi đó phải có tính trái pháp luật, không thực hiện đúng theo những điều pháp luật quy định
- Khi thực hiện hành vi chủ thể phải có lỗi (cố ý hoặc vô ý)
4. Các mặt cấu thành vi phạm pháp luậta. Mặt khách quan: a. Mặt khách quan:
- Là những yếu tố biểu hiện ra bên ngoài của hành vi vi phạm pháp luật mà chúng ta nhìn thấy được
- Bao gồm: o Hành vi
o Hậu quả của hành vi
o Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả o Thời gian, địa điểm, phương tiện, công cụ vi phạm
b. Mặt chủ quan:
- Là những yếu tố bên trong của chủ thể vi phạm mà chúng ta không thể nhìn thấy được
- Bao gồm: Lỗi, động cơ, mục đích
Phân loại lỗi: Lỗi là trạng thái tâm lí của chủ thể đối với hành vi và hậu quả vi phạm do mình gây ra
o Lỗi cố ý: Lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp
o Lỗi vô ý: Lỗi vô ý vì quá tự tin, lỗi vô ý vì cẩu thả
c. Chủ thể: Có thể là cá nhân, tổ chức có đầy đủ năng lực trách nhiệm pháp lí
d. Khách thể: Là các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới – quan hệ về tính mạng, sức khỏe, quan hệ về danh dự nhân phẩm…
24h ngày 1/5/2121, anh A dùng dao cậy cửa sau đó dùng dây thừng trèo lên ban công tầng 2 nhà ông B đinh trộm vàng do A bị nghiện không có tiền mua thuốc. Đang dùng dao cạy tủ ông B thấy động tỉnh dậy nhìn thấy định hô hoán thì bị A dùng ghế đánh vào đầu bất tỉnh và bị thương. A trộm được 5 cây vàng và bỏ trốn
Hành vi vi phạm hình sự - Mặt khách quan:
o Hành vi trái pháp luật: Trộm 5 cây vàng và đánh người gây thương tích
o Hậu quả: 5 cây vàng bị mất và ông B bị thương
o Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả: A là chủ thể thực hiện hành vi, trộm mất 5 cây và và đánh ông B bị thương
o Thời gian: 24h ngày 1/5/2021 o Địa điểm: Nhà ông B
o Công cụ vi phạm: Dao, dây thừng, ghế - Mặt chủ quan:
o Lỗi của chủ thể: Lỗi cố ý
o Động cơ: A bị nghiện không có tiền mua thuốc
o Mục đích: Trộm vàng mua thuốc và ngăn chặn ông B thực hiện hành vi hô hoán
- Chủ thể thực hiện hành vi: A có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí
- Khách thể: Quan hệ sở hữu tài sản và quan hệ sức khỏe của ông B