THỨC PHÁP LUẬT 1.Định nghĩa:

Một phần của tài liệu NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Trang 33 - 35)

II. Trách nhiệm pháp lý

THỨC PHÁP LUẬT 1.Định nghĩa:

Là tổng thể những tư tưởng học thuyết, quan điểm, thái độ, tình cảm, sự đánh giá của con người về pháp luật trên các phương diện, tiêu chí cơ bản như:

- Sự cần thiết (hay không cần thiết) - Về vai trò, chức năng của pháp luật

- Về tính công bằng hay không công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn của các quy phạm pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua trong quá khức, pháp luật cần phải có

- Về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi của các cá nhân, nhà nước, các tổ chức xã hội.

2. Đặc điểm:

- Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội chịu sự quy định của tồn tại xã hội

o Tồn tại xã hội: Do trình độ dân trí, môi trường xung quanh, tập quán, quan niệm truyền thống, định kiến

VD: Cùng một vấn đề pháp lí, anh chị có đồng ý với việc kết hôn đồng tính hay không?

- Tính độc lập tương đối của ý thức pháp luật

 Ý thức pháp luật có tính độc lập tương đối của mình và có tác động trở lịa với ý thức xã hội

 Ý thức pháp luật của các cá nhân khi được trang bị đầy đủ và có ý thức pháp luật cao thì có thể tác động trở lại ý thức xã hội của chính người đó hoặc tác động đến ý thức xã hội, ý thức pháp luật của người xung quanh

 VD: Khi chưa hiểu nhiều về luật thường không đeo khẩu trang khi ra ngoài trong những ngày dịch đầu tiên, sau khi pháp luật khuyến khích, xử phạt thì đã tuân thủ

- Tính giai cấp của ý thức pháp luật

o Mỗi nhà nước pháp luật thông thường thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, giai cấp lãnh đạo nhà nước, do vậy ý thức pháp luật thể hiện rõ tính giai cấp

o Tuy nhiên trong các nhà nước dân chủ, pháp luật của nhà nước bên cạnh việc thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền giai cấp lãnh đạo cũng có thể thể hiện ý chí của các giai tầng khác trong xã hội ở các mức độ khác

VD: Ở Việt Nam, khi Quốc hội xác định các đạo luật thì bên cạnh việc các đạo luật thể hiện ý chí, ý thức pháp luật của đại biểu quốc hội còn thể hiện ý chí, ý thức pháp luật của đông đảo quần chúng nhân dân thông qua hành động trưng cầu ý dân, lấy ý kiến của dân bằng nhiều hình thức khác

Một phần của tài liệu NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w