PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1 Thời gian và địa điểm
- Thời gian: từ 01/02/2007 đến 31/05/2007.
- Địa điểm: Bệnh viện Thú y Petcare, số 124 A Thảo Điền, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
3.2 Đối tượng khảo sát
Tất cả chó cái bị bệnh đưa đến khám và điều trị tại Bệnh viện Thú y Petcare.
3.3 Phương tiện khảo sát 3.3.1 Dụng cụ 3.3.1 Dụng cụ
- Dụng cụ dùng để chẩn đoán lâm sàng: nhiệt kế, ống nghe, bàn khám, dây buộc, ống chọc dò âm đạo.
- Dụng cụ giải phẫu: dao mổ, kéo, forcep, nhíp, kim …
Hình 3.1 Dụng cụ giải phẫu 3.3.2 Vật liệu và dược phẩm 3.3.2 Vật liệu và dược phẩm
- Vật liệu trong phẫu thuật: găng tay, săng, khẩu trang, gạc, bông gòn, băng thun, chỉ.
- Thuốc sát trùng Cồn – iod 5%.
+ Atrophin 0,1 mg/ kgP + Zoletil 7-10 mg/ kg P + Amoxicillin 11-22 mg/ kg P + Gentamycine 2-5mg/ kg P + Cefuroxime 20-40 mg/ kg P + Neomycine 20mg/ kg P + Streptomycine 10mg/ kg P
+ Thuốc trợ lực, trợ sức: Polivit, Metasal. + Thuốc cầm máu: Vitamine K, Antisamine.
3.3.3 Phòng siêu âm
Phòng siêu âm số 124 A Xuân Thủy, Thảo Điền, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
3.4. Nội dung đề tài
- Chẩn đoán các dạng viêm tử cung trên chó bằng kỹ thuật siêu âm.
- Ghi nhận kết quả điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa đối với những trường hợp chó viêm tử cung.
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi
+ So sánh hiệu quả chẩn đoán lâm sàng bằng cách chọc dò tử cung và chẩn đoán siêu âm.
+ Tỷ lệ chó viêm tử cung theo nhóm giống. + Tỷ lệ chó viêm tử cung theo lứa tuổi. + Tỷ lệ xuất hiện các dạng viêm tử cung.
+ So sánh hiệu quả giữa điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.
3.6 Phương pháp thực hiện 3.6.1 Tại phòng khám 3.6.1 Tại phòng khám Hỏi bệnh
- Tên chủ của thú cái. - Giống, tuổi chó.
- Thời gian phát hiện bệnh.
Khám lâm sàng
- Thú được rọ mõm hay được chủ ôm.
- Quan sát tình trạng tổng quát của thú: hình dạng và độ căng của vùng bụng, hình dạng và màu sắc của âm hộ; màu sắc, mùi, độ đặc quánh, lưu lượng dịch viêm.
- Dùng tay đã đeo găng để kiểm tra cổ tử cung.
- Dùng ống chọc dò tử cung có thoa Vaseline để lấy dịch tử cung trong trường hợp cổ tử cung mở.
PHIẾU THEO DÕI 1. Thông tin về chủ gia súc
- Họ và tên - Địa chỉ - Số điện thoại
2. Thông tin liên quan đến chó bệnh - Ngày thú đến khám - Tên thú - Giống / màu sắc - Giới tính - Tuổi - Trọng lượng
Đã điều trị nội khoa hay chưa Loại kháng sinh sử dụng Liệu trình điều trị Thời gian điều trị
- Phương thức chăm sóc - Biểu hiện lâm sàng: - Dịch âm đạo
- Màu sắc và hình dáng của âm hộ - Nhịp tim:...lần/ phút
- Nhịp hô hấp:...lần/ phút - Phát đồ điều trị nội khoa - Điều trị ngoại khoa
Ngày mổ Ngày cắt chỉ
Tai biến Ngày xảy ra tai biến
- Thân nhiệt (0C) trên thú bệnh trong quá trình điều trị
Điều trị ngoại khoa STT Thú
bệnh Điều trị nội khoa Trước
khi mổ Sau khi mổ
Ngày 1 ... Ngày... Ngày 1 Ngày 2 ...
1 A
3.6.2 Tại phòng phẫu thuật
Tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tử cung và buồng trứng của chó bệnh viêm tử cung.
3.6.2.1 Chuẩn bị thú trước khi phẫu thuật
- Trước khi mê toàn diện cho nhịn ăn 12 giờ. Có thể cấp Vitammine K trước khi phẫu thuật 8 giờ nhằm hạn chế sự mất máu cho thú trong lúc phẫu thuật. Thú mất nước nên cung cấp dịch truyền lactate trước khi phẫu thuật.
- Thú trước khi dẫn nhập thuốc mê cho đi lại vài phút để tiêu tiểu. Trong thời gian này, tiêm atrophine sulphate (0,04- 0,1 mg/ 1 kg thể trọng). Sau khi tiêm atropine sulphate 15 phút, gây mê bằng cách cấp Zoletil qua đường tĩnh mạch 5-10 mg/ kg thể trọng.
- Cố định thú trên bàn mổ, đặt nằm ngữa.
- Thông tiểu bằng Canyn nếu bàng quang căng đầy nước tiểu.
- Cạo sạch lông từ sụn mấu kiếm đến xương mu, mở rộng hai bên cách đường trắng 4-6cm.
- Làm sạch vết thương bằng Cồn- iod.
- Chà sát Cồn Ethylene 70% từ trong ra ngoài vùng mổ.
3.6.2.2 Tiến hành phẫu thuật
- Thực hiện đường mổ ngay sau rốn, kéo về phía sau 4-6 cm qua da và mô dưới da để bộc lộ đường trắng.
- Dùng nhíp để gắp mô dưới da và nâng lên. Dùng mũi dao mổ chọc thủng một lỗ vào xoang bụng qua đường trắng. Đưa cấy hướng dẫn vào xoang bụng. Dùng dao mổ cắt dọc theo đường trắng để mở rộng vết thương về phía sau rốn.
- Dùng ngón trỏ dò tìm sừng tử cung viêm.
- Khi đã xác định được sừng tử cung ở một bên, dùng kẹp cầm máu Rochester- Carmalt để kẹp ngang qua vị trí sừng tử cung và buồng trứng.
- Tiếp đó, sử dụng ngón cái và ngón trỏ nắm màng bao buồng trứng. Cùng lúc, ngón trỏ của tay kia làm dãn dây chằng và dây treo buồng trứng. Dùng chỉ Catgut để thực hiện mối cột thứ nhất hình số 8 tại vị trí forcep nằm gần buồng trứng và mối cột chu vi thứ hai tại vị trí forcep còn lại. Vừa cột vừa tháo hai forcep ra khỏi buồng trứng.
Dùng forcep kẹp giữa hai mối cột. Dùng dao mổ cắt ngang. Kiểm tra phần dây treo buồng trứng nếu không có sự chảy máu thì đưa vào trong xoang bụng.
- Tương tự với sừng tử cung còn lại.
- Ta đưa hai sừng tử cung và một phần thân tử cung ra ngoài xoang bụng. Dùng forcep kẹp và cột hai mạch máu lớn ở hai bên của thân tử cung.
- Sử dụng hai forep đối diện nhau và ngang qua thân tử cung. Buộc hai mối cột tại vị trí của hai forcep. Sau khi cột xong, dùng dao cắt ngang phần thân tử cung giữa hai mối cột.
- Để tránh dịch viêm chảy ra ngoài ở một phần thân tử cung được giữ lại trong xoang bụng, ta may kín đầu thân tử cung lại bằng đường may Cushing hoặc Lembert. Kiểm tra nếu không có sự chảy máu thì đưa phần tử cung còn lại vào xoang bụng.
- May phúc mạc và cơ thẳng bụng, mô dưới da và da bằng đường may gián đoạn hoặc liên tục.
- Sát trùng vết thương bằng Cồn- iod 5%. - Băng vết thương lại.
Hậu phẫu
-Cấp kháng sinh và kháng viêm liên tục từ 5-7 ngày. -Vitamine K, vitamine C và B complex.
-Chăm sóc vết thương hằng ngày. -Ngày thứ 10 cắt chỉ.
3.7 Phương pháp xử lý thống kê
Số liệu được xử lý bằng trắc nghiệm Chi- bình phương (phần mềm Minitab 12.21).