Lược duyệt một vài công trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu CHẨN ĐOÁN CÁC DẠNG VIÊM TỬ CUNG TRÊN CHÓ BẰNG KỸ THUẬT SIÊU ÂM VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ (Trang 34)

- Phan Thị Kim Chi (2003), khảo sát 352 trường hợp chó cái có triệu chứng bất thường trên đường sinh dục tại Trạm chẩn đoán xét nghiệm và điều trị của Chi cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh. Qua kết quả siêu âm, tác giả đã phát hiện có 83 chó cái bị viêm tử cung, chiếm tỉ lệ 23,58%. Trong 83 ca viêm tử cung có 44 ca được điều trị bằng phẫu thuật, tỷ lệ thành công là 88,64% và 39 ca được điều trị nội khoa, tỷ lệ lành bệnh là 87,18%.

- Trần Thị Bích Vân (2006), khảo sát 557 trường hợp chó đem đến điều trị tại Bệnh viện Thú y Petcare Thành phố Hồ Chí Minh, có 4 trường hợp chó cái bị viêm tử cung, chiếm tỉ lệ 0,72%. Các triệu chứng lâm sàng ghi nhận được là sốt vừa đến sốt cao, ủ rủ, bỏ ăn, bụng phình to cân đối, dịch chảy ra ngoài trong trường hợp viêm tử cung mở. Bốn trường hợp này được điều trị bằng phẫu thuật, tỷ lệ thành công là 100%. - Nguyễn Thị Hồng Nguyên (2005), khảo sát 527 trường hợp chó đem đến điều trị tại Bệnh xá Thú y Trường Đại Học Nông Lâm. Có 7 trường hợp chó cái bị viêm tử cung, chiếm tỉ lệ 1,33%. Các triệu chứng lâm sàng ghi nhận được là lừ đừ, ăn ít, thở

khó, tần số hô hấp tăng, bụng to, sốt hoặc không sốt, dịch rỉ từ âm hộ màu xanh đậm và có mùi hôi, thường xảy ra ở trên thú trên 6 năm tuổi. Bảy trường hợp này đều được điều trị bằng phẫu thuật, tỷ lệ thành công là 100%.

- Lê Thị Ngọc Bích (2005), khảo sát 325 trường hợp chó đem đến điều trị tại Trạm chẩn đoán xét nghiệm và điều trị của Chi cục Thú y TP. Hồ Chí Minh, có 56 trường hợp chó cái bị viêm tử cung, chiếm tỷ lệ 17,23%. Trong 56 trường hợp chó cái viêm tử cung có 44 trường hợp được điều trị bằng phẫu thuật, tỷ lệ thành công là 93,2%.

PHN III. NI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHO SÁT 3.1 Thi gian và địa đim

- Thời gian: từ 01/02/2007 đến 31/05/2007.

- Địa điểm: Bệnh viện Thú y Petcare, số 124 A Thảo Điền, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.

3.2 Đối tượng kho sát

Tất cả chó cái bị bệnh đưa đến khám và điều trị tại Bệnh viện Thú y Petcare.

3.3 Phương tin kho sát 3.3.1 Dng c3.3.1 Dng c

- Dụng cụ dùng để chẩn đoán lâm sàng: nhiệt kế, ống nghe, bàn khám, dây buộc, ống chọc dò âm đạo.

- Dụng cụ giải phẫu: dao mổ, kéo, forcep, nhíp, kim …

Hình 3.1 Dng c gii phu 3.3.2 Vt liu và dược phm

- Vật liệu trong phẫu thuật: găng tay, săng, khẩu trang, gạc, bông gòn, băng thun, chỉ.

- Thuốc sát trùng Cồn – iod 5%.

+ Atrophin 0,1 mg/ kgP + Zoletil 7-10 mg/ kg P + Amoxicillin 11-22 mg/ kg P + Gentamycine 2-5mg/ kg P + Cefuroxime 20-40 mg/ kg P + Neomycine 20mg/ kg P + Streptomycine 10mg/ kg P

+ Thuốc trợ lực, trợ sức: Polivit, Metasal. + Thuốc cầm máu: Vitamine K, Antisamine.

3.3.3 Phòng siêu âm

Phòng siêu âm số 124 A Xuân Thủy, Thảo Điền, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.

3.4. Ni dung đề tài

- Chẩn đoán các dạng viêm tử cung trên chó bằng kỹ thuật siêu âm.

- Ghi nhận kết quả điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa đối với những trường hợp chó viêm tử cung.

3.5 Các ch tiêu theo dõi

+ So sánh hiệu quả chẩn đoán lâm sàng bằng cách chọc dò tử cung và chẩn đoán siêu âm.

+ Tỷ lệ chó viêm tử cung theo nhóm giống. + Tỷ lệ chó viêm tử cung theo lứa tuổi. + Tỷ lệ xuất hiện các dạng viêm tử cung.

+ So sánh hiệu quả giữa điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.

3.6 Phương pháp thc hin 3.6.1 Ti phòng khám 3.6.1 Ti phòng khám Hi bnh

- Tên chủ của thú cái. - Giống, tuổi chó.

- Thời gian phát hiện bệnh.

Khám lâm sàng

- Thú được rọ mõm hay được chủ ôm.

- Quan sát tình trạng tổng quát của thú: hình dạng và độ căng của vùng bụng, hình dạng và màu sắc của âm hộ; màu sắc, mùi, độ đặc quánh, lưu lượng dịch viêm.

- Dùng tay đã đeo găng để kiểm tra cổ tử cung.

- Dùng ống chọc dò tử cung có thoa Vaseline để lấy dịch tử cung trong trường hợp cổ tử cung mở.

PHIẾU THEO DÕI 1. Thông tin về chủ gia súc

- Họ và tên - Địa chỉ - Số điện thoại

2. Thông tin liên quan đến chó bệnh - Ngày thú đến khám - Tên thú - Giống / màu sắc - Giới tính - Tuổi - Trọng lượng

Đã điều trị nội khoa hay chưa Loại kháng sinh sử dụng Liệu trình điều trị Thời gian điều trị

- Phương thức chăm sóc - Biểu hiện lâm sàng: - Dịch âm đạo

- Màu sắc và hình dáng của âm hộ - Nhịp tim:...lần/ phút

- Nhịp hô hấp:...lần/ phút - Phát đồ điều trị nội khoa - Điều trị ngoại khoa

Ngày mổ Ngày cắt chỉ

Tai biến Ngày xảy ra tai biến

- Thân nhiệt (0C) trên thú bệnh trong quá trình điều trị

Điều trị ngoại khoa STT Thú

bệnh Điều trị nội khoa Trước

khi mổ Sau khi mổ

Ngày 1 ... Ngày... Ngày 1 Ngày 2 ...

1 A

3.6.2 Ti phòng phu thut

Tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tử cung và buồng trứng của chó bệnh viêm tử cung.

3.6.2.1 Chun b thú trước khi phu thut

- Trước khi mê toàn diện cho nhịn ăn 12 giờ. Có thể cấp Vitammine K trước khi phẫu thuật 8 giờ nhằm hạn chế sự mất máu cho thú trong lúc phẫu thuật. Thú mất nước nên cung cấp dịch truyền lactate trước khi phẫu thuật.

- Thú trước khi dẫn nhập thuốc mê cho đi lại vài phút để tiêu tiểu. Trong thời gian này, tiêm atrophine sulphate (0,04- 0,1 mg/ 1 kg thể trọng). Sau khi tiêm atropine sulphate 15 phút, gây mê bằng cách cấp Zoletil qua đường tĩnh mạch 5-10 mg/ kg thể trọng.

- Cố định thú trên bàn mổ, đặt nằm ngữa.

- Thông tiểu bằng Canyn nếu bàng quang căng đầy nước tiểu.

- Cạo sạch lông từ sụn mấu kiếm đến xương mu, mở rộng hai bên cách đường trắng 4-6cm.

- Làm sạch vết thương bằng Cồn- iod.

- Chà sát Cồn Ethylene 70% từ trong ra ngoài vùng mổ.

3.6.2.2 Tiến hành phu thut

- Thực hiện đường mổ ngay sau rốn, kéo về phía sau 4-6 cm qua da và mô dưới da để bộc lộ đường trắng.

- Dùng nhíp để gắp mô dưới da và nâng lên. Dùng mũi dao mổ chọc thủng một lỗ vào xoang bụng qua đường trắng. Đưa cấy hướng dẫn vào xoang bụng. Dùng dao mổ cắt dọc theo đường trắng để mở rộng vết thương về phía sau rốn.

- Dùng ngón trỏ dò tìm sừng tử cung viêm.

- Khi đã xác định được sừng tử cung ở một bên, dùng kẹp cầm máu Rochester- Carmalt để kẹp ngang qua vị trí sừng tử cung và buồng trứng.

- Tiếp đó, sử dụng ngón cái và ngón trỏ nắm màng bao buồng trứng. Cùng lúc, ngón trỏ của tay kia làm dãn dây chằng và dây treo buồng trứng. Dùng chỉ Catgut để thực hiện mối cột thứ nhất hình số 8 tại vị trí forcep nằm gần buồng trứng và mối cột chu vi thứ hai tại vị trí forcep còn lại. Vừa cột vừa tháo hai forcep ra khỏi buồng trứng.

Dùng forcep kẹp giữa hai mối cột. Dùng dao mổ cắt ngang. Kiểm tra phần dây treo buồng trứng nếu không có sự chảy máu thì đưa vào trong xoang bụng.

- Tương tự với sừng tử cung còn lại.

- Ta đưa hai sừng tử cung và một phần thân tử cung ra ngoài xoang bụng. Dùng forcep kẹp và cột hai mạch máu lớn ở hai bên của thân tử cung.

- Sử dụng hai forep đối diện nhau và ngang qua thân tử cung. Buộc hai mối cột tại vị trí của hai forcep. Sau khi cột xong, dùng dao cắt ngang phần thân tử cung giữa hai mối cột.

- Để tránh dịch viêm chảy ra ngoài ở một phần thân tử cung được giữ lại trong xoang bụng, ta may kín đầu thân tử cung lại bằng đường may Cushing hoặc Lembert. Kiểm tra nếu không có sự chảy máu thì đưa phần tử cung còn lại vào xoang bụng.

- May phúc mạc và cơ thẳng bụng, mô dưới da và da bằng đường may gián đoạn hoặc liên tục.

- Sát trùng vết thương bằng Cồn- iod 5%. - Băng vết thương lại.

Hậu phẫu

-Cấp kháng sinh và kháng viêm liên tục từ 5-7 ngày. -Vitamine K, vitamine C và B complex.

-Chăm sóc vết thương hằng ngày. -Ngày thứ 10 cắt chỉ.

3.7 Phương pháp x lý thng kê

Số liệu được xử lý bằng trắc nghiệm Chi- bình phương (phần mềm Minitab 12.21).

PHN IV. KT QU VÀ THO LUN

Trong thời gian thực hiện đề tài từ ngày 01/02/2007 đến ngày 31/05/2007 tại Bệnh viện Thú y Petcare, chúng tôi đã khảo sát được 259 trường hợp chó cái đem đến điều trị. Trong 259 trường hợp này, chúng tôi đã ghi nhận 14 trường hợp chó cái có những triệu chứng nghi ngờ viêm tử cung như sốt, bỏ ăn, bụng căng, chảy dịch ở âm hộ.

4.1 So sánh hiu qu ca phương pháp chn đoán lâm sàng bng cách chc dò t

cung và chn đoán siêu âm

Bng 4.1 S chó viêm t cung được phát hin qua các phương pháp chn đoán khác nhau Chó cái Phương pháp chẩn đoán Tổng số (n) Phát hiện viêm tử cung (con) Tỷ lệ (%) P Chẩn đoán lâm sàng bằng cách chọc dò tử cung 14 3 21,43 Chẩn đoán siêu âm 11 7 63,64

< 0,05 Tổng 25 10 40,00 21,43 63,64 0 10 20 30 40 50 60 70 Chẩn đoán lâm sàng

Chẩn đoán siêu âm

Biu đồ 4.1 T l chó viêm t cung được phát hin qua các phương pháp chn

đoán khác nhau

(%)

Trong 14 trường hợp có các triệu chứng nghi ngờ viêm tử cung trên chó như bụng căng, chảy dịch âm hộ, sốt, bỏ ăn có 3 trường hợp được phát hiện viêm tử cung thông qua chẩn đoán bằng cách chọc dò tử cung; còn lại 11 trường hợp, qua chẩn đoán bằng siêu âm chúng tôi đã phát hiện thêm 7 trường hợp viêm tử cung nữa.

Kết quả cho thấy, tỷ lệ viêm tử cung qua chẩn đoán lâm sàng chiếm 21,43 % và tỷ lệ viêm tử cung qua chẩn đoán siêu âm là 63,64 % (Bảng 4.1). Qua xử lý thống kê cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa chẩn đoán siêu âm và chẩn đoán lâm sàng bằng cách chọc dò tử cung với P < 0,05. Như vậy, chẩn đoán bằng siêu âm trên các trường hợp viêm tử cung hiệu quả hơn chẩn đoán lâm sàng bằng cách chọc dò tử cung.

4.2 T l chó viêm t cung theo nhóm ging

Bng 4.2 T l chó viêm t cung theo nhóm ging

Chó cái Nhóm giống Tổng số (n) Chó viêm tử cung (con) Tỷ lệ (%) P Nhóm giống chó nội 60 5 8,33 Nhóm giống chó ngoại 199 5 2,51 < 0,05 Tổng 259 10 3,86 8,33 2,51 0 2 4 6 8 10

Giống nội Giống ngoại

Biu đồ 4.2 T l chó viêm t cung theo nhóm ging

(%)

Qua bảng 4.2, trong tổng số 10 trường hợp chó viêm tử cung có 5 trường hợp viêm tử cung trên chó nội và 5 trường hợp viêm tử cung trên chó ngoại. Chiếm tỷ lệ tương ứng là 8,33% và 2,51%. Kết quả xử lý thông kê cho thấy có sự khác biệt giữa nhóm chó nội và chó ngoại đối với bệnh viêm tử cung với P < 0,05. Tỷ lệ viêm tử cung trên nhóm giống chó nội cao hơn trên nhóm giống chó ngoại.

Theo Nguyễn Thị Đoan Trang (2006), Phan Thị Kim Chi (2003) thì tỷ lệ viêm tử cung trên nhóm chó ngoại cao hơn nhóm chó nội.

Như vậy, kết quả thống kê của tôi có sự khác nhau với sự thống kê của Nguyễn Thị Đoan Trang và Phan Thị Kim Chi. Có sự khác nhau này là do số chó cái đến điều trị tại bệnh viện đa số là giống chó ngoại có chủ là người nước ngoài. Đa số những chủ nuôi này hiểu biết rõ về các đặc tính của từng giống chó, có phương thức chăm sóc thú cưng tốt, thường có thói quen triệt sản sớm cho chó cái nếu không muốn chúng sinh sản và không sử dụng thuốc ngừa thai. Trái lại, người dân Việt Nam thường nuôi các giống chó nội, hiểu biết ít về đặc tính sinh dục của chó, quản lý sự phối giống không chặt chẽ, chăm sóc chó chưa tốt và trong một số trường hợp chó bị viêm tử cung là do chủ nuôi sử dụng thuốc ngừa thai không hợp lý.

4.3. T l chó viêm t cung theo la tui

Bng 4.3 T l chó viêm t cung theo la tui

Chó cái Lứa tuổi Tổng số (n) Chó viêm tử cung (con) Tỷ lệ (%) P Dưới 1 năm 94 1 1,06 1- 2 năm 55 3 5,45 Trên 2 năm 110 6 5,45 > 0,05 Tổng 259 10 3,86

1,06 5,45 5,45 0 1 2 3 4 5 6 < 1 1 - 2 > 2

Biu đồ 4.3 T l chó viêm t cung theo la tui

Trong 10 trường hợp viêm tử cung được phát hiện thông qua chẩn đoán siêu âm và chẩn đoán lâm sàng bằng cách chọc dò tử cung, có 1 trường hợp viêm tử cung trên chó dưới 1 năm tuổi, 3 trường hợp viêm tử cung ở chó 1-2 năm tuổi và 6 trường hợp viêm tử cung ở chó trên 2 năm tuổi. Chiếm tỷ lệ lần lượt là 1,06%, 5,45% và 5,45%. Kết quả xử lý thống kê cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm tuổi về tỷ lệ viêm tử cung (P> 0,05), (Bảng 4.3).

Theo Nguyễn Thị Đoan Trang (2006), có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các nhóm tuổi đối với bệnh viêm tử cung. Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm tử cung tăng theo tuổi.

Theo Phan Thị Kim Chi (2003), tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên chó cũng có khuynh hướng tăng theo tuổi.

Sở dĩ có sự khác biệt giữa kết quả của chúng tôi so với kết quả của Nguyễn Thị Đoan Trang và Phan Thị Kim Chi là do chủ nuôi tại địa bàn khảo sát của chúng tôi có ý thức cao trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng thú cưng của mình. Thêm vào đó, chúng tôi nhận thấy những con chó mà chủ nuôi không cho sinh sản thường được triệt sản trước chu kỳ lên giống đầu tiên (6-12 tháng tùy giống chó). Do đó, kết quả về sự khác biệt giữa các nhóm tuổi đối với bệnh viêm tử cung tại thời điểm khảo sát là không có ý nghĩa.

(%)

4.4 T l xut hin các dng viêm t cung

- Theo Bosu (1998) (dẫn liệu của Phan Thị Kim Chi, 2003), viêm tử cung dạng kín là trường hợp có mủ trong tử cung nhưng mủ không chảy ra ngoài được do cổ tử cung đóng kín.

Trong thời gian khảo sát, chúng tôi đã ghi nhận những triệu chứng thường gặp đối với các trường hợp viêm tử cung dạng đóng là sốt, bỏ ăn, vùng bụng căng cứng và đối xứng nhau về hai bên.

Hình 4.1 Viêm t cung dng kín

(A: Hình ảnh siêu âm B: Hình ảnh tử cung viêm đã được cắt bỏ)

Bình thường, lòng tử cung là một khoang ảo vì bề mặt là hai lớp tế bào nội mạc áp sát nhau. Trong trường hợp tử cung bị viêm ở dạng kín, bên trong tử cung sẽ tích đầy dịch. Trên hình ảnh siêu âm, chúng tôi nhận thấy bên trong lòng tử cung sẽ có một vùng hồi âm hỗn hợp hoặc không hồi âm. Các cấu trúc xung quanh có độ hồi âm tăng.

- Theo Bosu (1998) (dẫn liệu của Phan Thị Kim Chi, 2003), viêm tử cung dạng hở là trường hợp viêm tử cung với cổ tử cung mở và dịch chảy ra ngoài âm hộ nên có thể quan sát được.

Trong thời gian khảo sát, chúng tôi ghi nhận những triệu chứng thường gặp đối với các trường hợp viêm tử cung dạng hở là chó kém ăn, chảy dịch nhiều ở âm hộ.

Một phần của tài liệu CHẨN ĐOÁN CÁC DẠNG VIÊM TỬ CUNG TRÊN CHÓ BẰNG KỸ THUẬT SIÊU ÂM VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ (Trang 34)