Giai đoạn trước năm 2017

Một phần của tài liệu đề tài vận dụng rào cản kỹ thuật trong bảo hộ mặt hàng ô tô của việt nam phân tích tác động của rào cản kỹ thuật trong bảo hộ mặt hàng ô tô của việt nam (Trang 30 - 32)

PHẦN I CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3. Tác động

2.3.1. Giai đoạn trước năm 2017

- Tích cực.

Trong giai đoạn trước 2017, hệ thống rào cản kỹ thuật trong ngành ô tô là vô cùng yếu. Những rào cản này mới chỉ bước đầu bảo hộ ngành ô tô trong nước còn non trẻ và gần như chưa phát triển. Ngành công nghiệp phụ trợ ô tô trong nước có điểm mạnh là nguồn nhân lực dồi dào, tiếp thu tốt học hỏi nhanh.

Tiêu chuẩn kỹ thuật về mức độ khí thải với việc áp dụng tiêu chuẩn Euro II năm 2007 và Euro IV năm 2015 thực hiện đối với xe ô tô lưu hành cũng phần nào hạn chế khí thải độc hại ra môi trường, góp phần ngăn chặn các xe kém chất lượng hoặc việc sản xuất các loại xe có tác động xấu đến môi trường. Với những giới hạn về khí thải mà Euro 4 quy định, các nhà sản xuất xe cần phải tìm cách cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng của động cơ để tạo ra những phương tiện thân thiện hơn với môi trường. Nhờ vậy, lượng khí thải ra sẽ được giảm bớt, đảm bảo chất lượng không khí tốt hơn cho sức khỏe con người.

Việc hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật với ô tô sản xuất trong nước, bổ sung các thủ tục và các loại giấy tờ đối với ô tô nhập khẩu đã góp phần nâng cao năng suất và chất lượng ô tô. Từ đó, có thể bảo vệ tốt hơn với người tiêu dùng, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng . Bên cạnh đó, rào cản kỹ thuật cũng góp phần đảm bảo nhu cầu việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.

- Tiêu cực.

Trong giai đoạn trước 2017, Việt Nam đã thực hiện rất nhiều biện pháp bảo hộ ngành ô tô còn non trẻ. Tuy nhiên, trong giai đoạn này Việt Nam chưa có nghị định

29

nào quy định rào cản kỹ thuật bảo hộ ô tô. Do đó, các rào cản còn rất nhiều hạn chế, chưa mang đến hiệu quả cao. Mặc dù áp dụng tiêu chuẩn Euro II nhưng tiêu chuẩn này vẫn là quá thấp. Bởi trong thời điểm năm 2007, Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản đều đã áp dụng tiêu chuẩn Euro IV còn tiêu chuẩn Euro III thì Châu Âu đã ngừng áp dụng từ năm 2001.

Bên cạnh đó, lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc vào Việt nam trong giai đoạn này là rất lớn (đặc biệt giai đoạn 2014-2016)

Hình 4. Biểu đồ diễn biến lượng và tăng trưởng nhập khẩu ô tô trong giai đoạn 2011 - T9/2018

Nhìn vào Biểu đồ trên ta có thể thấy, khi mà hàng rào kỹ thuật trong bảo hộ ô tô của Việt Nam còn yếu, thì lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là rất lớn, đỉnh điểm là năm 2015. Việc lượng xe nhập khẩu lớn như vậy sẽ gây sức ép rất lớn lên ngành công nghiệp ô tô non trẻ trong nước. Bời trong giai đoạn này, ngành công nghiệp ô tô và ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam đều yếu kém, công nghệ lạc hậu, đa số linh kiện phụ tùng phải nhập khẩu, phụ tùng linh kiện ô tô hiện đang sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là các phụ tùng thâm dụng lao động, công nghệ giản đơn, như kính, săm... Chính bởi những lý do này, mà giá thành ô tô trong nước sẽ cao hơn so với ô tô nhập khẩu, gây ra rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với ô tô nhập khẩu.

Trong thời kỳ này, các biện pháp chủ yếu được sử dụng là hạn chế nhập khẩu, đánh thuế cao (có mặt hàng ô tô nhập khẩu bị nâng thuế đến 170%). Do đó, giá ô tô được nâng lên rất nhiều, người tiêu dùng Việt Nam cũng có thu nhập trung bình khá nên thời kì đó việc mua ô tô sẽ bị hạn chế nhiều hơn.

Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp phụ trợ còn yếu kém, cụ thể công nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô tại Việt Nam cơ hội thì ít mà khó khăn thì nhiều, đặc

30

biệt là trong xu thế hội nhập và cạnh tranh. Mặc dù Chính phủ đã có những chủ trương bảo hộ cho các liên doanh sản xuất ô tô, tuy nhiên tỉ lệ nội địa hóa vẫn còn rất thấp, mới chỉ đạt 5-10% và chỉ cung cấp được vài sản phẩm đơn giản, giá trị thấp như bộ dây điện trong xe, ghế ngồi, một số chi tiết bằng nhựa hoặc kim loại. Một chiếc ô tô hoàn thiện hợp thành từ trên 30.000 linh kiện, nhưng có một thực tế đáng buồn khi các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại chỉ sản xuất được không quá… trăm loại. Tỷ lệ nộiđịahóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam tính ra hiện tại còn quá khiêm tốn, chỉ ở mức khoảng 8-10% đối với ô tô dulịch, khoảng 40-45% đối với ô tô tải và 50-55 % đối với ô tô khách.

Trong giai đoạn này, tỉ lệ nội địa hóa ngành ô tô còn thấp so với các nước trong khu vực. Ngoài Vinfast thì hầu hết các hãng ô tô nội đều yếu, chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài. Các chính sách bảo hộ còn quá yếu, đây là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ nội địa hóa của ô tô còn quá thấp, ngành công nghiệp ô tô chưa phát triển bền vững.

Hình 5. Tỷ lệ nội địa hóa các nước ASEAN

Nguồn: CTS tổng hợp

Một phần của tài liệu đề tài vận dụng rào cản kỹ thuật trong bảo hộ mặt hàng ô tô của việt nam phân tích tác động của rào cản kỹ thuật trong bảo hộ mặt hàng ô tô của việt nam (Trang 30 - 32)