Giai đoạn sau năm 2017 đến nay

Một phần của tài liệu đề tài vận dụng rào cản kỹ thuật trong bảo hộ mặt hàng ô tô của việt nam phân tích tác động của rào cản kỹ thuật trong bảo hộ mặt hàng ô tô của việt nam (Trang 32 - 40)

PHẦN I CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3. Tác động

2.3.2. Giai đoạn sau năm 2017 đến nay

- Tích cực.

● Bảo hộ tốt hơn ngành ô tô trong nước, gia tăng sức cạnh tranh cho ô tô trong nước

Hình 6. Kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc trong giai đoạn 2015 - 2019

31

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Số liệu thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2011-2017 nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ ô tô nguyên chiếc các loại của Việt Nam ngày càng tăng cao và đạt đỉnh điểm trong các năm 2015 và năm 2016 với bình quân gần 120 nghìn chiếc/năm. Sự cởi trói về mức thuế nhập khẩu (chỉ còn 35-20%) khiến cho nhu cầu mua xe tăng mạnh. Tuy nhiên, năm 2017 giảm, nhập khẩu của cả nước đạt hơn 97 nghìn chiếc, giảm 13,6% so với một năm trước đó. Trong đó, hoạt động nhập khẩu xe giảm mạnh không chỉ bởi nhu cầu mua xe giảm từ phía người dân mà doanh nghiệp cũng có động thái cầm chừng cùng chờ ưu đãi thuế và việc bảo hộ mặt hàng ô tô trong nước điển hình là nghị định 116.

Năm 2018, Việt Nam nhập khẩu 81.609 ô tô, với tổng kim ngạch 1,8 tỷ USD. Con số này đã giảm 16,1% về số lượng và 19,8% về trị giá so với năm 2017. Sau giai đoạn gần như đóng băng trong năm 2018, hoạt động nhập khẩu ô tô của các doanh nghiệp bắt đầu thông suốt trở lại từ đầu năm 2019. Việc các doanh nghiệp (DN) dần đáp ứng các giấy tờ, thủ tục quy định tại Nghị định 116 tạo điều kiện cho hàng trăm chiếc ô tô nhập khẩu tràn về Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô năm 2019 ước đạt 141.696 chiếc và 3,213 tỷ USD, tăng 71% về lượng và tăng 75,8% về giá trị so với năm 2018.

Năm 2020, số lượng ô tô nguyên chiếc các loại được nhập khẩu về Việt Nam đã thấp hơn 24,5% so với năm 2019, chỉ đạt 105.201 chiếc. Việc ô tô nhập khẩu giảm mạnh trong năm 2020 do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu vì ảnh hưởng từ dịch Covid-19 khiến nhu cầu mua xe giảm. Ngoài ra, các chính sách của nhà nước nhằm thúc đẩy tiêu thụ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước cũng là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến hệ quả trên.

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cả năm 2021, nước ta nhập

32

khẩu 160.035 ô tô nguyên chiếc, tổng kim ngạch 3,66 tỷ USD, tăng 52,1% về lượng và tăng 55,7% về kim ngạch so với năm 2020. Điều này dường như đang thắp lên tia sáng dành cho các mẫu xe nhập khẩu tại Việt Nam trong năm 2021. Dẫu vậy, xe lắp ráp nội địa sẽ vẫn “chiếm thế thượng phong” trên tại thị trường nhờ các chính sách bảo hộ sản xuất ô tô trong nước của Việt Nam.

● Tăng tỷ lệ nội địa hóa, phát triển công nghiệp phụ trợ, thu hút FDI:

Tăng tỷ lệ nội địa hóa

Nhiều dự án sản xuất, lắp ráp ô tô quy mô lớn với mục tiêu không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn hướng tới thị trường khu vực, như: Tổ hợp sản xuất ô tô VinFast tại Hải Phòng; các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô tải, ô tô bus của Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco)...

Số liệu dựa trên thống kê của Cục Đăng kiểm, VinFast gia nhập Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) hồi tháng 10/2019 nhưng với doanh số tổng 5.124 xe, VinFast xếp thứ 5 về doanh số bán ra trong quý I/2020, thống kê bao gồm dòng xe du lịch và thương mại hạng nhẹ.

Năm 2021, Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến doanh số bán ô tô của các hãng xe tại Việt Nam sụt giảm và dưới tác động của sự bảo hộ sản xuất ô tô trong nước của chính phủ khiến thứ hạng các thương hiệu ô tô cũng có nhiều thay đổi. Điển hình như tháng 8/2021:

Hình 7. 10 thương hiệu ô tô bán nhiều xe nhất Việt Nam tháng 8/2021

Với lượng ô tô giao đến tay khách hàng trong tháng 8 đạt hơn 2.300 xe, VinFast đã vươn lên vị trí số 1 trên thị trường ô tô Việt Nam trong tháng 8.2021, dù doanh số giảm gần 1.500 xe, tương đương 39% so với tháng trước đó. Kết quả này

33

một phần đến từ chính sách ưu đãi và đẩy mạnh sản xuất ô tô trong nước của chính phủ.

Phát triển công nghiệp phụ trợ.

chế tạo được các chi tiết, linh kiện quan trọng như bộ truyền động, hộp số, động cơ, thân vỏ xe... cho một vài chủng loại xe; tăng cường hợp tác với các hãng ôtô lớn để lựa chọn chủng loại phụ tùng, linh kiện mà Việt Nam có thể sản xuất để đảm nhận vai trò mắt xích trong chuỗi sản xuất-cung ứng toàn cầu, trên cơ sở đó đầu tư công nghệ tiên tiến, sản xuất phục vụ xuất khẩu.

Hình thành một số trung tâm/cụm liên kết công nghiệp ôtô tập trung trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại sản xuất; đẩy mạnh hợp tác-liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, các cơ sở nghiên cứu-triển khai và các cơ sở đào tạo thuộc mọi thành phần kinh tế để nâng cao hiệu quả đầu tư và tăng cường khả năng chuyên môn hóa...

Mục tiêu của Chiến lược giai đoạn 2026-2035 đáp ứng trên 65% nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ôtô trong nước.

Thu hút FDI.

Trong 6 tháng năm 2018, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực dẫn đầu, thu hút được nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp FDI với tổng số vốn đạt 7,91 tỷ USD, chiếm 38,9% tổng số vốn đầu tư đăng ký. Trong đó, phần lớn doanh nghiệp FDI đầu tư vào mở rộng quy mô sản xuất ô tô và CNHT phục vụ trong ngành. Chính phủ thể hiện quyết tâm muốn xây dựng ngành công nghiệp ô tô trở thành một trong những động lực của nền kinh tế, đồng thời có những chính sách hỗ trợ, ưu đãi cụ thể; lập tức, các doanh nghiệp FDI đã nhanh chóng thay đổi chính sách đầu tư, quay lại với quyết tâm thống lĩnh không chỉ ở mảng sản xuất lắp ráp, mà ngay trên lĩnh vực CNHT. Như Công ty Toyota Việt Nam (TMV) - đơn vị từng tuyên bố rút khỏi thị trường Việt Nam, sau đó đã quyết định nâng cấp, mở rộng dây chuyền sản xuất và tăng công suất nhà máy lên trên 90.000 xe. Dự kiến dây chuyền mới sẽ đưa vào hoạt động từ năm 2023.

Hiện nay, nhà máy ô tô của TMV đang làm việc theo 2 ca và sản lượng sản xuất đạt ngưỡng 50.000 xe/năm. Để mở rộng hoạt động, TMV cũng xin thuê thêm 9,1ha diện tích đất, bên cạnh hơn 21ha hiện có tại Vĩnh Phúc.

Các doanh nghiệp FDI và liên doanh hoạt động trong lĩnh vực ô tô, xe máy

34

như Honda, Toyota, Ford Việt Nam, Mercedes-Benz, các hãng xe khác nhập khẩu nguyên chiếc Mitsubishi, Lexus, Suzuki, Audi... Ngoài lợi nhuận của các doanh nghiệp nói trên, báo cáo cũng chỉ rõ hàng loạt vấn đề của khối doanh nghiệp này. Cụ thể, năm 2019 có gần 9.500 doanh nghiệp báo lãi, chiếm 45% doanh nghiệp báo cáo, lãi hơn 518.500 tỷ đồng (22,5 tỷ USD), tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2020, trong các lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, có 5 ngành và lĩnh vực có lợi nhuận rất cao bao gồm sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy và xe có động cơ đứng đầu với hơn 44%.

Hầu hết doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào sản xuất lắp ráp ô tô hay CNHT ô tô tại Việt Nam là nhờ lợi thế sân nhà thông qua vị trí địa lý và nguồn nhân lực trẻ. Bên cạnh đó, nhiều cơ chế chính sách với những điều khoản có lợi cho doanh nghiệp sản xuất CNHT ngành ô tô hoạt động ngay tại thị trường Việt Nam cũng là động lực thu hút doanh nghiệp FDI tìm đến Việt Nam.

- Tiêu cực:

● Một số điều kiện còn hạn chế:

Trưởng nhóm Ôtô và xe máy của VBF cho rằng, Nghị định 116 đã làm giảm 31% kết quả kinh doanh của các đơn vị nhập khẩu, lắp ráp. Thực hiện Nghị định 116, đã ảnh hưởng tới các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và công ty sản xuất, lắp ráp xe trong nước khi họ không đủ thời gian để chuẩn bị, hoàn thiện các giấy tờ theo yêu cầu. Và xử lí để đáp ứng các giấy tờ thủ tục cũng như các yêu cầu làm gia tăng thời gian nhập khẩu ô tô.

Tất cả các xe nhập khẩu về Việt Nam phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật đang áp dụng tại Việt Nam, do đó doanh nghiệp nhập khẩu trước khi thực hiện nhập khẩu một kiểu loại ô tô phải kiểm tra, đối chiếu với các quy định kỹ thuật hiện hành. Vì vậy, không thể xảy ra trường hợp xe nhập về có sự khác biệt về vị trí ngồi lái xe, tiêu chuẩn khí thải, hay các đặc điểm kỹ thuật khác, giữa những xe bán ở các thị trường khác nhau. Điều này ảnh hưởng lớn tới việc nhập khẩu xe đã qua sử dụng vì phải đáp ứng nghiêm ngặt hơn các yêu cầu của chính phủ. Như năm 2020, thị trường ôtô cũ lại chịu thêm cú sốc đó là khan mặt hàng bán ra, phần lớn chỉ là các sàn ô tô còn hàng tồn đọng đẩy ra bán tiếp, điều này là do ảnh hưởng của dịch bệnh và các chính sách của chính phủ.

Nghị định 125 do Chính phủ ban hành tháng 11/2017 có hiệu lực từ đầu năm

35

nay đã tạo nên một hàng rào chi phí cho các dòng xe ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng khi phải chịu mức thuế nhập khẩu cao hơn. Sau khi áp dụng cách tính thuế mới, giá xe cũ loại 1.0L tại Việt Nam có thể tăng thêm 5.000 USD/xe, đối với các loại xe từ 1.0L đến 2.5L, ngoài mức thuế tuyệt đối 10.000 USD/xe, các loại xe này còn bị đánh thuế hỗn hợp số tiền hàng trăm triệu đồng. Đối với các dòng xe từ 2.5L trở lên, ngoài 15.000 USD thuế tuyệt đối, còn phải gánh thuế hỗn hợp hàng trăm triệu đồng. Cộng thêm chi phí bán hàng, quảng cáo và lợi nhuận doanh nghiệp, giá bán xe nhập khẩu đã qua sử dụng với mức thuế kể trên có thể đắt tương đương, thậm chí đắt hơn xe mới cùng loại bán tại thị trường trong nước. Nghị định 116 được ban hành quy định những giấy tờ cần có khi kinh doanh xe nhập khẩu cả cũ lẫn mới như Giấy ủy quyền triệu hồi từ chính hãng, giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô… đã gần như chấm hết con đường kinh doanh xe cũ nhập khẩu của hệ thống showroom nhỏ lẻ do không cạnh tranh và đáp ứng được yêu cầu đề ra.

● Việc bảo hộ quá nhiều khiến các doanh nghiệp trong nước chậm phát triển: Trên thực tế, sau nhiều năm bảo hộ ngành công nghiệp ô tô, Bộ Công thương đã thừa nhận thất bại trong sản xuất ô tô nguyên nhân dẫn đến thất bại này được xác định do ngành phụ trợ phục vụ cho công nghiệp ô tô quá yếu. Phần lớn linh kiện cấu thành ô tô được nhập khẩu từ chính những nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia hay Trung Quốc. Hiện nay, dòng xe có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất nước là Innova cũng chỉ đạt 37%. Mức này còn kém rất xa mục tiêu do Bộ Công thương đặt ra. Tuy nhiên, do chính sách thực tế tại Việt Nam và sự đa dạng của các cơ sở sản xuất mang thương hiệu Toyota ngay trong khu vực ASEAN, khiến việc nội địa hóa của DN này không có những động thái mạnh mẽ. Đối với các dòng xe còn lại xuất xưởng trong nước cũng chỉ đạt tỷ lệ nội địa hóa bình quân là 7% – 10%. Do đó, trước mắt cần phải có những thay đổi thể chế để thích ứng với điều kiện hội nhập. Bởi chính những bảo hộ quá lâu và sự chậm trễ trong ban hành chiến lược phát triển đã khiến ngành công nghiệp ô tô Việt Nam “giậm chân tại chỗ”.

● Giá ô tô tăng, ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng:

Đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước, đến nay tỷ lệ nội địa hóa quá thấp khiến giá thành cao hơn 20-30% so với các nước trong khu vực, cho dù nhiều chính sách bảo hộ đã được áp dụng. Theo các DN sản xuất, lắp ráp, ngoài tỷ lệ nội địa hóa thấp thì quy mô thị trường hiện còn nhỏ đã dẫn đến chi phí sản xuất cao, khiến giá chênh lệch nhiều so với các nước trong khu vực. Dẫn đến ô tô khó cạnh tranh hơn

36

với các nước trong khu vực. Và nó còn ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng, người tiêu dùng sẽ phải bỏ ra nhiều tiền hơn khi muốn sở hữu một chiếc xe ô tô. Như theo Tổng cục Hải quan, xe nhập từ Indonesia có giá trung bình 12.480 USD/chiếc (tương đương gần 300 triệu đồng). Tuy nhiên, để đến tay người tiêu dùng thấp nhất là 510 triệu đồng. Nó đã làm ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng đối với sản phẩm ô tô.

37

PHẦN III. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.

3.1.Đánh giá tổng quan việc áp dụng các rào cản kỹ thuật để bảo hộ mặt hàng ô tô của Việt Nam.

- Tích cực

Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng giúp gia tăng lợi thuế cho doanh nghiệp có khả năng thúc đẩy tỷ lệ nội địa hóa. Sản lượng tăng cao lại tiếp tục giúp cho ngành đạt đủ quy mô đầu tư, sức cạnh của các doanh nghiệp sản xuất trong nước tăng lên. Ngoài ra, việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt còn làm cho giá xe giảm thúc đẩy được doanh số và nhờ đó đạt được tính kinh tế theo quy mô; Giải quyết được các bài toán về việc đàm phán thương mại; Tạo được lợi thế để giữ chân các nhà sản xuất trong nước và tạo được động cơ đầu tư tăng tỷ lệ nội địa hóa, không nhập khẩu ồ ạt

Trong bối cảnh những thay đổi về chính sách để thúc đẩy tăng trưởng ngành ô tô được chính phủ chú trọng như hiện nay, khả năng tiếp cận của người dân đối với sản phẩm ô tô tăng lên đáng kể. Giá xe sẽ phù hợp hơn với thu nhập của đại đa số người dân, sự lựa chọn trong phân khúc giá thấp trở lên đa dạng hơn trước. Triển vọng tăng trưởng sẽ có thay đổi tùy thuộc vào môi trường, điều kiện pháp lý, kinh tế của từng giai đoạn.

Dịch CoVid-19 đã có tác động không nhỏ đến thị trường tiêu thụ xe ô tô của Việt Nam. Từng có thời điểm, nhiều nhà máy lắp ráp, sản xuất ô tô phải tạm ngừng hoạt động, thị trường ô tô gần như rơi vào cảnh “đóng băng” do diễn biến phức tạp của đại dịch. Tuy nhiên, với chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ cùng với lợi thế lắp ráp trong nước, chủ động nguồn cung... ô tô “nội” tiếp tục được người

tiêu dùng chọn mua nhiều hơn so với các mẫu mã nhập khẩu. Chính điều này, giúp doanh số bán hàng của các thương hiệu có đa số sản phẩm lắp ráp trong nước như

Hyundai, KIA và đặc biệt là VinFast... tiếp tục duy trì đà tăng trưởng bất chấp biến động trên thị trường và ảnh hưởng của dịch bệnh.

- Tiêu cực:

Từ cuối năm 2018, việc hạn chế nhập khẩu bằng hàng rào phi thuế quan vấp phải nhiều khó khăn do những phản hồi tiêu cực từ các quốc gia khác. Theo nghị định 116, các lô ô tô nhập khẩu vào Việt Nam đều phải trải qua khâu kiểm tra an toàn và khí thải thay cho việc chỉ kiểm tra lô đầu tiền của mỗi mẫu như trước kia.

38

Trong khi Việt Nam chỉ có một cơ quan chức năng và việc kiểm tra thường xuyên kéo dài dẫn đến những khó khăn trong nhập khẩu. Việc dùng biện pháp kỹ thuật để bảo hộ ngành đã vấp phải những phản ứng tiêu cực của các nước trên thế giới và làm ảnh hưởng đến tiến trình đàm phán EVFTA. Phía EU bày tỏ lo ngại về việc Việt Nam cũng dùng những biện pháp tương tự để đối phó với xe nhập khẩu từ EU khi

Một phần của tài liệu đề tài vận dụng rào cản kỹ thuật trong bảo hộ mặt hàng ô tô của việt nam phân tích tác động của rào cản kỹ thuật trong bảo hộ mặt hàng ô tô của việt nam (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)