III. GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM PHÒNG TRÁNH VÀ ĐỐI PHÓ VỚI ĐIỀU TRA CHỐNG TRỢ CẤP
3.1. Bài học dành cho Việt Nam từ vụ điều tra
Doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng vệ
Hoa Kỳ là quốc gia điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có 8 vụ điều tra chống trợ cấp. Chính vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu lốp xe ô tô cần chủ động hơn trong việc xử lý, ứng phó với các vụ điều tra. Để tránh những tác động tiêu cực như làm giảm lợi thế cạnh tranh, dẫn đến mất một phần hoặc toàn bộ thị trường tại Hoa Kỳ.
Hợp tác đầy đủ với Cơ quan điều tra để cung cấp thông tin
Từ tháng 4/2020, nội dung “thao túng tiền tệ’’ được Bộ Thương mại Hoa Kỳ điều tra trong khuôn khổ vụ việc chống trợ cấp. Chính vì vậy để tránh việc kéo dài thời gian điều tra gây thiệt hại cho doanh nghiệp Việt. Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu có liên quan của Việt Nam chủ động tham gia hợp tác đầy đủ và toàn diện với cơ quan điều tra của Hoa Kỳ; cung cấp thông tin, bản trả lời đúng yêu cầu và thời hạn; hợp tác trong quá trình thẩm tra tại chỗ cũng như các vấn đề khác trong toàn bộ quá trình điều tra của Hoa Kỳ. Đồng thời Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan có liên quan của Việt Nam để cung cấp các thông tin cần thiết cho phía Hoa Kỳ về các nội dung trợ cấp bao gồm cả vấn đề “định giá thấp tiền tệ” để có đầy đủ căn cứ, dữ liệu trước khi ban hành kết luận điều tra vụ việc.
Doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động hơn
Vào tháng 7/2019, Bộ Công Thương đã cảnh báo nguy cơ bị nước ngoài điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại với mức độ cao. Do đó, Bộ đã tích cực phối hợp và làm việc với các Hiệp hội và doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhằm chủ động nắm bắt thông tin và ứng phó trong trường hợp bị điều tra. Mặt khác, doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động xây dựng kế hoạch phòng tránh cũng như đối phó với các vụ điều tra có thể xảy ra trong tương lai để giảm thiểu những tác động có thể mang lại.
Cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
Các doanh nghiệp bị điều tra chống trợ cấp của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ có thể kể đến như Cao su Kenda (Việt Nam), Sailun, Kumho Tire, Yokohama…. Đều không quá phụ thuộc vào một thị trường xuất khẩu của mình, mà các đối tác chính của doanh nghiệp có thể kể đến Brazil, Malaysia, Nepal, Pakistan... Chính vì vậy, khi vụ trợ cấp xảy ra, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vẫn có thể thay đổi thị trường xuất khẩu để có thể hạn chế những rủi ro do thị trường Hoa Kỳ mang lại.