Giải pháp phòng tránh với các vụ điều tra chống trợ cấp

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN CHÍNH SÁCH KINH TẾ QUỐC TẾ đề TÀI PHÂN TÍCH VỤ ĐIỀU TRA CHỐNG TRỢ CẤP đối VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU – LỐP XE ô TÔ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (Trang 32 - 33)

III. GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM PHÒNG TRÁNH VÀ ĐỐI PHÓ VỚI ĐIỀU TRA CHỐNG TRỢ CẤP

3.2.1. Giải pháp phòng tránh với các vụ điều tra chống trợ cấp

Nâng cao trình độ, chuyên môn cán bộ nhà nước

Chính phủ cần phải nâng cao năng lực chuyên môn về quy định trợ cấp của WTO cho các cán bộ để họ có thể tham gia giải quyết các tranh chấp, đối phó với các vụ điều tra chống trợ cấp. Việc sử dụng các chương trình tu nghiệp nước ngoài để bồi dưỡng các chuyên gia luật thương mại sẽ là một trong những cách nâng cao năng lực.

Tham gia tích cực vào các vụ điều tra chống trợ cấp

Việc tham gia vào các vụ điều tra chống trợ cấp là một cách tốt để nâng cao năng lực trong các vụ điều tra chống trợ cấp. Các cán bộ có thể tham gia trong các vụ việc chống trợ cấp ít nhất là với vai trò hỗ trợ hoặc đồng tư vấn trong trường hợp không phải là tư vấn chính hoặc chỉ đạo trong các vụ việc chống trợ cấp. Nó giúp Việt Nam học hỏi và xây dựng dần dần cơ chế xử lý các vụ việc chống trợ cấp, đối phó với các tranh chấp thương mại tương lai để đảm bảo an toàn cho thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Nâng cao nhận thức của bản thân doanh nghiệp.

Các vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng với tính chất và mức độ gay gắt hơn, khó khăn hơn là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần nâng cao nhận thức của mình về các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại để tham gia một cách chủ động hơn và tích cực hơn nữa trong quá trình kháng kiện. Cụ thể, doanh nghiệp cần nhận biết về sự tồn tại của nguy cơ bị kiện tại các thị trường xuất khẩu và cơ chế vận hành của chúng, nhóm thị trường và loại mặt hàng thường bị kiện,...

Doanh nghiệp cần nâng cao năng lực nguồn nhân lực của mình thông qua các khóa đào tạo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức để nâng cao hiểu biết về loại thuế này để có thể bảo vệ quyền lợi của mình và chủ động phòng tránh và đối phó với các vụ kiện chống trợ cấp ở nước ngoài. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chủ động tuyển chọn và đào tạo đội ngũ nhân lực có hiểu biết pháp luật chống trợ cấp trong nước và nước xuất khẩu. Trong đó, cần đảm bảo chế độ ghi chép kế toán rõ ràng, tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán quốc tế để các số liệu của doanh nghiệp được cơ quan điều tra chấp nhận sử dụng khi tính toán biên độ trợ cấp; Lưu giữ tất cả các số liệu, tài liệu có thể làm bằng chứng chứng minh không trợ cấp.

Có chiến lược kinh doanh phù hợp.

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sẽ là một trong những chiến lược tốt. Việc này giúp doanh nghiệp tránh được nhiều rủi ro khi tránh việc bị điều tra chống trợ cấp với toàn bộ hàng hóa của mình. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên tránh phát triển quá nóng một thị trường, tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng và giảm dần việc cạnh tranh bằng giá rẻ… nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ bị khởi kiện điều tra các vụ việc phòng vệ thương mại từ các nước khác.

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN CHÍNH SÁCH KINH TẾ QUỐC TẾ đề TÀI PHÂN TÍCH VỤ ĐIỀU TRA CHỐNG TRỢ CẤP đối VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU – LỐP XE ô TÔ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)