III. GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM PHÒNG TRÁNH VÀ ĐỐI PHÓ VỚI ĐIỀU TRA CHỐNG TRỢ CẤP
3.2.2. Giải pháp đối phó với các vụ điều tra chống trợ cấp
⮚ Xây dựng hệ thống giám sát và quản lý
Chính phủ cần tăng cường hơn nữa trách nhiệm của mình. Một trong đó là xây dựng hệ thống giám sát và quản lý. Việc chỉ định một viện nghiên cứu hay một cơ quan Chính phủ giám sát các hành vi điều tra chống trợ cấp của các nước khác có thể có ích trong việc cung cấp thông tin cho các Bộ cũng như cộng động đồng doanh nghiệp.
Hiện tại, bộ máy thực thi hiện tại từ giai đoạn nhận hồ sơ, điều tra, trình kết quả điều tra (Cục quản lý Cạnh tranh), giai đoạn xem xét, nghiên cứu kết quả điều tra (Hội đồng xử lý vụ việc chống trợ cấp) cho đến ra quyết định áp dụng biện pháp chống trợ cấp (Bộ trưởng Bộ Công Thương) đều thuộc một cơ quan duy nhất là Bộ Công Thương. Cách tổ chức như vậy tuy sẽ tiết kiệm được đáng kể chi phí, nguồn nhân lực và dễ điều phối nhưng cũng sẽ không tránh khỏi thực thi pháp luật chống trợ cấp một cách chủ quan, duy ý chí, thiếu tính khách quan trong việc điều tra và ra quyết định cuối cùng. Do đó, việc Chính phủ thành lập các bộ phận pháp chế với các chuyên gia pháp lý có thể xử lý các vấn đề liên quan đến trợ cấp của WTO để đảm bảo sự khách quan là cần thiết.
⮚ Hợp tác, đoàn kết và thống nhất.
Đoàn kết và thống nhất tạo ra một chiến lược kháng kiện chung trong một vụ việc là rất quan trọng và có tính chất quyết định đến kết quả của vụ việc, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam dưới sự chủ trì của các Hiệp hội ngành hàng cần phải liên kết chặt chẽ và thống nhất với nhau trong việc xây dựng và triển khai chiến lược ứng phó với các vụ điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài để có thể bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cả ngành hàng xuất khẩu Việt Nam trong quá trình điều tra. Đồng thời cần phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để được hướng dẫn và có thông tin cần thiết cho vụ điều tra.
⮚ Các doanh nghiệp cần ghi chép số liệu rõ ràng
Trong đó, cần đảm bảo chế độ ghi chép kế toán rõ ràng, tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán quốc tế để các số liệu của doanh nghiệp được cơ quan điều tra chấp nhận sử dụng khi tính toán biên độ trợ cấp; chuẩn bị tất cả các số liệu, tài liệu có thể làm bằng chứng chứng minh không trợ cấp.
⮚ Các doanh nghiệp cần có quỹ dự phòng
Doanh nghiệp nên có quỹ dự phòng đảm bảo các chi phí theo kiện tại nước ngoài như chi phí thuê luật sư tư vấn; phí tư vấn của luật sư là một khoản không hề nhỏ, chi phí cho các hoạt động kháng kiện cụ thể (đặc biệt là việc tập hợp thông tin, xử lý thông tin theo yêu cầu, cung cấp thông tin, dịch thuật…) hay chi phí cho việc đi lại, ăn ở, tham gia vào các quy trình kháng kiện…
KẾT LUẬN
Vụ điều tra chống trợ cấp đối với hàng hóa xuất khẩu lốp xe ô tô từ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ là vụ điều tra chống trợ cấp đầu tiên của Việt Nam bị cáo buộc thao túng tiền tệ. Kết thúc vụ kiện, các doanh nghiệp Việt Nam tuy phải chịu mức thuế chống trợ cấp nhưng mức thuế được coi là khá thấp và không có tác động nhiều tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
Bài thảo luận nhằm mục đích cung cấp thêm hiểu biết về quy trình điều tra chống trợ cấp của Hoa Kỳ, sự hợp tác của các nhà sản xuất Hoa Kỳ tham gia vào vụ điều tra, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước hiểu rõ về quy trình cũng như cảnh báo dấu hiệu việc Hoa Kỳ đang mở rộng phạm vi điều tra chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Đặc biệt, Hoa Kỳ đã đưa vào luật pháp việc một quốc gia thao túng tiền tệ được coi là một khoản trợ cấp. Việt Nam hiện nay tuy không là được coi là quốc gia thao túng tiền tệ nhưng Việt Nam vẫn đang nằm trong danh mục theo dõi tăng cường của Hoa Kỳ và rất dễ trở thành quốc gia thao túng tiền tệ theo tiêu chí của Hoa Kỳ trong tương lai. Điều này sẽ gây bất lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Từ vụ kiện này các doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ cần chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, tích cực hợp tác với cơ quan chính phủ để chuẩn bị mọi kịch bản mà có thể sẽ bị Hoa Kỳ điều tra.
Qua bài phân tích của nhóm về “vụ điều tra chống trợ cấp đối với hàng hóa xuất khẩu lốp xe ô tô từ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ”, hy vọng rằng những phân tích của nhóm đưa ra cung cấp những thông tin hữu ích và cấp thiết cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt với những doanh nghiệp xuất khẩu với Hoa Kỳ.
Bài phân tích nhằm mục đích cung cấp thêm hiểu biết về quy trình điều tra chống trợ cấp của Hoa Kỳ, sự hợp tác của các nhà sản xuất Hoa Kỳ tham gia vào vụ điều tra, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước hiểu rõ về quy trình cũng như cảnh báo về việc Hoa Kỳ áp dụng luật đối với các nước có hoạt động, chính sách và hành động không công bằng, góp phần vào việc định giá đồng tiền thấp sẽ giúp cơ quan Thương mại Hoa Kỳ mở rộng điều tra và áp thuế với quy mô rộng hơn. Việt Nam tuy không được Mỹ gắn mác phá giá tiền tệ nhưng chính sách tiền tệ của Việt Nam được Mỹ coi là không hợp lí. Vụ điều tra chống trợ cấp với lốp xe ô tô xuất khẩu của Việt Nam là vụ điều tra đầu tiên Việt Nam bị cáo buộc ‘thao túng tiền tệ’, và trong tương lai sẽ có vụ điều tra hơn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vào thị trường này. Từ vụ kiện này các doanh nghiệp xuất khẩu sang
Hoa Kỳ cần hợp tác với cơ quan chính phủ để chuẩn bị mọi kịch bản mà có thể sẽ bị Hoa Kỳ điều tra. Tác động của vụ điều tra chống trợ cấp này có thể chưa lớn vì chúng ta bị áp mức thuế thấp. Do đó cần có sự tham gia của Chính phủ Việt Nam nhằm cải cách luật để minh bạch, các chính sách rõ ràng, cải thiện hệ thống pháp luật đồng thời tăng cười trình độ chuyên môn cán bộ thương mại để hỗ trợ doanh nghiệp trong các vụ kiện và cách biện pháp phòng chống vụ kiện trong tương lai.