Cửa đi và cửa sổ dùng cửa nhôm hệ, sen hoa Inox Bậc tam cấp ốp đá Granit, bậc xây gạch không nung.

Một phần của tài liệu PPL Cai tao TT cai nghien (Trang 25 - 30)

- Bậc tam cấp ốp đá Granit, bậc xây gạch không nung. - Toàn bộ công trình lăn sơn không bả 1lớp lót, 2 lớp màu. e) Nhà xưởng thực hành, học nghề ( 02 nhà )

Công trình là nhà cấp III; Cột, khung thép định hình, xây tường gạch bao che; nhà 01 tầng; diện tích xây dựng 1 nhà là: 558m2; tổng diện tích xây dựng là: 1.116m2 gồm 2 nhà;

Chiều cao từ nền nhà đến đáy dưới vì kèo thép 6,9m; chiều cao công trình 9,3m (so với cos nền hoàn thiện).

Sàn mái lợp tôn liên LD chống nóng vì kèo, xà gồ thép trần tấm thả khung xương nổi. Toàn bộ công trình xây bằng gạch không nung mác 75#. xây vữa xi măng 75#, trát vữa XM 75#.

Nền nhà lát gạch Ceramic 500x500mm, Nền nhà vệ sinh lát gạch chống trơn Ceramic 300x300mm.

Cửa đi và cửa sổ dùng cửa nhôm hệ, sen hoa Inox. Bậc tam cấp ốp đá Granit, bậc xây gạch không nung. Toàn bộ công trình lăn sơn không bả 1lớp lót, 2 lớp màu f) Các hạng mục phụ trợ phục vụ và hạ tầng kỹ thuật

Đắp đất nền móng các hạng mục công trình, để phục vụ thi công công trình.

Sân trước các công trình: Đổ bê tông nền sân phía trước các công trình, phục vụ giao thông đi lại cho xe chữa cháy khi có hỏa hoạn và giao thông đi lại trong khu quản lý.

Rãnh thoát nước phía trước các hạng mục công trình. Đảm bảo tiêu, thoát nước ra khỏi các hạng mục công trình, sân trước các hạng mục xây dựng.

Phần phòng cháy chữa cháy. Phục vụ hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho dự án đi vào hoạt động được.

Chiếu sáng bên ngoài nhà phía trước các hạng mục xây dựng.

2.6.2. Giải pháp thiết kế kết cấu các hạng mục công trình.

a. Trình tự thiết kế

Lựa chọn loại vật liệu :

- Bê tông:

+ Đối với các cấu kiện cọc, đài cọc, dầm móng, vách, cột, dầm, sàn, bể nước của hạng mục công trình của dự án: Sử dụng bê tông có cấp độ bền chịu nén B20 (M250) có các thông số kỹ thuật chính như sau:

Cường độ tính toán gốc chịu nén đặc trưng Rb = 11.5 (Mpa) Cường độ tính toán gốc chịu kéo đặc trưng Rbt = 0.9 (Mpa)

+ Đối với các cấu kiện lanh tô, cầu thang, giằng tường, bể phốt:

Sử dụng bê tông có cấp độ bền chịu nén B15 (M200) có các thông số kỹ thuật chính như sau:

Cường độ tính toán gốc chịu nén đặc trưng Rb = 8.5 (Mpa) Cường độ tính toán gốc chịu kéo đặc trưng Rbt = 0.75 (Mpa)

+ Đối với lớp bê tông lót:

Sử dụng bê tông có cấp độ bền chịu nén B7.5 (M100) có các thông số kỹ thuật chính như sau:

Cường độ tính toán gốc chịu nén đặc trưng Rb = 4.5 (Mpa) Cường độ tính toán gốc chịu kéo đặc trưng Rbt = 0.48 (Mpa)

- Cốt thép trong bê tông:

+ Đối với các cấu kiện móng, cột, dầm, sàn...:

Cốt thép tròn có đường kính ≤ 8, sử dụng thép loại AI, CI hoặc tương đương có các thông số kỹ thuật chính như sau:

Cường độ tính toán chịu kéo Rs = 225 (Mpa)

Rsw = 175 (Mpa)

Cường độ tính toán chịu nén Rsc = 225 (Mpa)

Cốt thép gai có đường kính ≥10 các hạng mục trừ nhà chỉ huy, sử dụng thép loại AII, CII hoặc tương đương có các thông số kỹ thuật chính như sau:

Cường độ tính toán chịu kéo Rs = 280 (Mpa)

Rsw = 175 (Mpa)

Cường độ tính toán chịu nén Rsc = 280 (Mpa)

Cốt thép gai có đường kính ≥10 nhà chỉ huy, sử dụng thép loại AIII, CIII hoặc tương đương có các thông số kỹ thuật chính như sau:

Cường độ tính toán chịu kéo RRs = 365 (Mpa)

sw = 290 (Mpa)

Cường độ tính toán chịu nén Rsc = 365 (Mpa)

- Thép hình:

+ Thép hình, thép tấm, thép ống:

Dùng trong kết cấu chịu lực cho công trình là loại thép có mác thép tương đương với mác thép CCT34. Không sử dụng loại thép sôi cho các kết cấu hàn. Cường độ tính toán fy, fu của vật liệu thép đáp ứng theo bảng sau:

Mác thép

Cường độ tiêu chuẩn fy và cường độ tính toán f của thép với độ dày t(mm)

Cường độ kéo đứt tiêu chuẩn fu

không phụ thuộc bề dày t(mm)

t ≤ 20 20 ≤ t ≤ 40

fy f fy f

CCT38 220 210 210 200 340

Đơn vị sử dụng N/mm2

+ Liên kết:

Trong các mối liên kết hàn sử dụng loại que hàn N42, các mối liên kết bulông được sử dụng bulông có cấp độ bền 4.6 trở lên.

- Khối xây, trát :

- Tường xây bao quanh công trình : Dùng gạch đặc mác 75#. Liên kết với cột bằng các râu thép fi 8, a=500.

b. Giải pháp kết cấu công trình:* Phần móng: * Phần móng:

- Căn cứ theo tài liệu khảo sát địa chất công trình (tham khảo). - Căn cứ vào tải trọng công trình.

- Dự kiến lựa chọn giải pháp móng cho các hạng mục như sau:

b.1. Nhà làm việc chính ( 01 nhà 5 tầng )

Giải pháp móng dự kiến là móng băng bê tông cốt thép, móng hợp khối. Các móng được giằng với nhau bằng các giằng móng.

b.2. Nhà xưởng thực hành, học nghề ( 02 nhà )

Giải pháp móng dự kiến là móng ép cọc bê tông cốt thép, móng hợp khối. Các móng được giằng với nhau bằng các giằng móng.

b.3. Nhà ở học viên ( 01 nhà 02 tầng )

Giải pháp móng dự kiến là móng ép cọc bê tông cốt thép, móng hợp khối. Các móng được giằng với nhau bằng các giằng móng.

b.4. Nhà học văn hóa ( 01 nhà )

Giải pháp móng dự kiến là móng ép cọc bê tông cốt thép, móng hợp khối. Các móng được giằng với nhau bằng các giằng móng.

b.5. Nhà ăn ( 01 nhà )

Giải pháp móng dự kiến là móng ép cọc bê tông cốt thép, móng hợp khối. Các móng được giằng với nhau bằng các giằng móng.

* Phần thân :

- Căn cứ tính chất sử dụng, quy mô và tải trọng công trình, phương án kết cấu phần thân hợp lý là hệ kết cấu khung cột dầm đổ toàn khối. Hệ khung chịu tải trọng ngang.

- Hệ dầm sàn thi công toàn khối kết hợp với các dầm chính, phụ có tác dụng làm tăng độ cứng ngang và độ cứng tổng thể cho công trình, chịu lực phân bố của các tường xây trên sàn. Giải pháp kết cấu này đem lại hiệu quả kinh tế cao do chi phí vật liệu thấp.

- Lưới cột được bố trí linh hoạt theo hình khối kiến trúc đã lựa chọn. Kích thước tiết diện cột lựa chọn phù hợp với độ cứng và tải trọng của công trình.

- Các kích thước cấu kiện cơ bản của các hạng mục được dự kiến như sau: + Hệ cột BTCT tiết diện:

+ Hệ dầm BTCT tiết diện: + Sàn BTCT dày 100-120 mm.

Nội dung và phương pháp tính toán: Kết cấu công trình được tính toán kiểm tra về độ bền, biến dạng, độ cứng, ổn định.

Các bước tính toán:

Xây dựng mô hình tính toán bằng chương trình KCW, ETABS.

- Khai báo sơ đồ hình học và các đặc trưng vật liệu. Các phần tử tấm được chia nhỏ phù hợp với yêu cầu tính toán. Kết cấu sàn được coi là tuyệt đối cứng theo phương ngang và khai báo diaphragm tương ứng với sàn các tầng.

- Khai báo các trường hợp tải và các dạng tổ hợp tải trọng, trong đó tải trọng ngang được khai báo vào các mức sàn; tải trọng đứng được khai báo theo dạng tải trọng phân bố đều trên diện tích sàn, tải trọng tường được phân bố trên các dầm. Tải trọng bản thân được khai báo tự sinh của chương trình.

Các trường hợp tải trọng:

- Tĩnh tải:

Tĩnh tải bao gồm trọng lượng các vật liệu cấu tạo nên công trình.

STT Vật liệu Tải trọng tiêu chuẩn

(kG/m3) Hệ số vượt tải

01 Bê tông cốt thép 2500 1.1

02 Thép 7850 1.05

03 Khối xây gạch đặc không nung 1800 1.1

04 Khối xây gạch rỗng không nung 1500 1.2

05 Vữa xi măng 1800 1.3

06 Trần treo 30 kG/m2 1.3

07 Nước 1000 1.0

- Hoạt tải:

Hoạt tải bao gồm trọng lượng của máy móc, thiết bị, con người, các đồ vật, vật liệu, thiết bị ...đặt tạm thời hoặc dài hạn lên các cấu kiện công trình. Sau đây là một số hoạt tải cơ bản theo TCVN 2737:1995 (cụ thể xem bản tải trọng của công trình). STT Khu vực

Hoạt tải tiêu chuẩn

(kG/m2) Hệ số vượt tải

Toàn phần Phần dài hạn

1 Phòng làm việc, phòng ở 200 100 1.2

2 Phòng vệ sinh 200 70 1.2

3 Hội trường 400 140 1.2

4 Sảnh,phòng giải lao, cầu

thang 300 100 1.2

5 Mái bằng có sử dụng 150 50 1.3

6 Mái bê tông không sử dụng 75 75 1.3

- Tải trọng gió:

Tải trọng gió được tính theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737 - 1995, công trình được xây dựng tại T.P Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, có W0 = 95 kG/m2

(Vùng II-B).

Chiều cao của các công trình H < 40m, do vậy ta không phải xét tới thành phần động của tải trọng gió.

Tổ hợp tải trọng:

Tổ hợp tải trọng tính toán để tính toán và kiểm tra kết cấu theo các yêu cầu về cường độ (Trạng thái giới hạn về cường độ).

STT Tên tổ hợp TT HT GIOX GIOY NHIỆT

ĐỘ1 C1 1.00 1.00 1.00 1 C1 1.00 1.00 1.00 2 C2 1.00 1.00 1.00 3 C3 1.00 -1.00 1.00 4 C4 1.00 1.00 1.00 5 C5 1.00 -1.00 1.00 6 C6 1.00 0.90 0.90 1.00 7 C7 1.00 0.90 -0.90 1.00 8 C8 1.00 0.90 0.90 1.00 9 C9 1.00 0.90 -0.90 1.00

c. Giải pháp thiết kế điện các hạng mục công trình:Stt Diện tích các hạng mục công trình theo thiết kế Diện tích (m2) Stt Diện tích các hạng mục công trình theo thiết kế Diện tích (m2)

Chỉ tiêu công suất w/m2 sàn Công suất tính toán Ptt (kW) 1 Diện tích nhà làm việc (5 tầng) 1979 80 158 4 Nhà ở học viên (2 tầng) 921 25 23 7 Nhà bếp ăn + kho (1 tầng) 570 25 14 8 Nhà lớp học văn hóa 276 25 7 9 Nhà xưởng thực hành ( 1 tầng - 02 nhà) 1116 25 28 10 Hạng mục nhà làm việc (đã có) 310 80 25 11 Nhà học viên (đã có) 630 25 16

12 Tổng công suất tính toán sơ bộ (kW) 271

c.1. Giải pháp thiết kế: Công thức tính toán:Lựa chọn dây dẫn và các thiết bị bảo vệ. Lựa chọn dây dẫn và các thiết bị bảo vệ. Công suất đặt toàn nhà Pđ = (KW) Hệ số sử dụng đồng thời Ksd = 0.7 - 0.9 Hệ số công suất cos = 0.85.

Công suất tính toán toàn khu Ptt = Pđ *Ksd (KW); Công suất tính toán Stt = Ptt/cos(KVA) ;

Dòng điện tính toán Itt = Stt/( 3 *Uđm) (A) ;

Trong đó:

k1 : Hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ, ứng với môi trường đặt dây, cáp; k2: Hệ số hiệu chỉnh kể đến số lượng dây hoặc cáp đi chung một rãnh. k2: Hệ số hiệu chỉnh kể đến số lượng dây hoặc cáp đi chung một rãnh. Icp: dòng điện lâu dài cho phép ứng với tiết diện dây hoặc cáp định lựa chọn.

Chọn thiết bị bảo vệ dựa theo ba điều kiện: UđmA UđmLĐ; Icp cápIđmAItt; IcđmAIN Giải pháp thiết kế

Nguồn cung cấp điện trung thế và máy biến thế:

Chủ đầu tư đã xây dựng trạm biến áp riêng cấp điện cho công trình. Việc xây dựng trạm biến áp do chủ đầu tư và công ty điện lực kết hợp thực hiện.

Hệ thống cung cấp điện:

Nguồn cung cấp điện hạ thế từ máy biến thế sẽ được đưa đến tủ đóng ngắt hạ thế chính đặt tại tầng 1. Tủ đóng ngắt hạ thế chính tại nhà trạm biến áp sẽ phân phối tải điện đến các khu vực thông qua các trục thông tầng điện .

Hệ thống điện cung cấp cho tòa nhà là 220V/380V, 3 pha, 5 dây, 50Hz. Mạng điện:

Từ tủ điện tổng hạ thế của công trình các phụ tải chính được cung cấp bằng những đường dây độc lập đến tủ điện tầng của từng công trình, Từ tủ tầng các mạch điện độc lập đến các phụ tải trong phòng.

Hệ thống điện chiếu sáng:

Hệ thống chiếu sáng trong nhà được thiết kế theo tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng (TCXDVN 7114:2002), chiếu sáng trong các phòng làm việc dùng đèn huỳnh quang; chiếu sáng hành lang, sảnh, nhà để xe dùng đèn compact hoặc đèn huỳnh quang, chiếu sáng các khu vực phụ trợ như: cầu thang, kho, khu WC, v.v... chủ yếu dùng đèn compact, đảm bảo độ rọi tối thiểu tại các khu vực như sau:

Công thức tính toán chiếu sáng: Trong đó:

E: Độ rọi của đèn(Lux)

Một phần của tài liệu PPL Cai tao TT cai nghien (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w