Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh quảng ninh giai đoạn 2017 2019 (Trang 65)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tạ

trường tại tỉnh Quảng Ninh

Như đã phân tích ở trên nguồn KPSNMT ở Quảng Ninh là một trong những nguồn tài chính quan trọng đầu tư cho công tác BVMT, do vậy yêu cầu sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí này trong giai đoạn tới là một việc hết sức cần thiết và cấp bách đối với Quảng Ninh. Trên cơ sở phân tích việc quản lý KPSNMT của tỉnh trong giai đoạn 2017-2019, nhìn nhận từ những thành tựu và hạn chế của địa phương trong thực hiện, tác giả đề xuất các giải pháp sau:

3.3.1 Giải pháp về tăng tỷ lệ chi sự nghiệp môi trường

Như đã phân tích ở trên nguồn tài chính hiện nay của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng cho công tác BVMT vẫn là nguồn chi từ NSNN trong đó chủ yếu là nguồn KPSNMT. Tuy nhiên, do nguồn chi SNMT là nguồn chi thường xuyên, nên không thể giải quyết được hết các vấn đề môi trường ở Quảng Ninh đặc biệt là giải quyết hậu quả ONMT do hoạt động khai thác than nhiều năm để lại (nhiệm vụ này hiện nay chủ yếu sử dụng kinh phí từ Quỹ môi trường ngành than và phí BVMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản).

Và theo như phân tích cho thấy mức phân bổ KPSNMT của Tỉnh không ổn định qua các năm, để ổn định tỷ lệ phân bổ hàng năm ở Quảng Ninh, tác giả đề xuất tăng ổn định tỷ lệ chi SNMT của Quảng Ninh là hơn 2% tổng chi NSNN của Tỉnh hàng năm và tăng theo tỷ lệ mà Chính phủ yêu cầu khi có điều chỉnh, với các lý do sau:

- Phù hợp với đề xuất của Bộ TN&MT. Hiện nay, Bộ TN&MT cũng đang nghiên cứu, xem xét đề nghị Chính phủ tăng tỷ lệ chi SNMT lên 2% hoặc 3% đề phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và BVMT trong giai đoạn tới.

- Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh là phát triển nhanh và bền vững gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng "từ tăng trưởng nâu sang tăng trưởng xanh", trong đó vai trò của môi trường là trụ cột thứ ba trong PTBV ngày càng được Tỉnh quan tâm.

- Tăng mức chi đồng nghĩa với việc các nhiệm vụ chi theo quy định sẽ được quan tâm thực hiện, các vấn đề môi trường bức xúc của Tỉnh cũng sẽ được giải quyết triệt để hơn.

3.3.2. Giải pháp xây dựng quy trình quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường

Từ những phân tích trên, tác giả đề xuất một quy trình quản lý và sử dụng KPSNMT cho tỉnh Quảng Ninh như sau:

Bước 1: Căn cứ chỉ tiêu Bộ Tài chính giao, căn cứ các nhiệm vụ BVMT ưu tiên của Tỉnh; căn cứ dự toán thu chi ngân sách của Tỉnh, Sở Tài chính phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường chủ động đề xuất phân bổ số kiểm tra chi SNMT của địa phương (không dưới 2% tổng chi NSNN theo phương án đề xuất thay đổi tỷ lệ chi) trình UBND tỉnh thông báo cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc.

Bước 2: Trên cơ sở các nhiệm vụ chi SNMT ưu tiên theo phân cấp (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) được UBND tỉnh ban hành trong Quyết định về cơ chế điều hành ngân sách của tỉnh hàng năm và căn cứ hướng dẫn của Bộ TN&MT, Bộ Tài chính về xây dựng Kế hoạch BVMT và dự toán ngân sách năm sau. Sở TN&MT có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với các ngành, địa, phương (gọi chung là đơn vị) về xây dựng Kế hoạch BVMT và lập dự toán ngân sách SNMT hàng năm. Thời gian thực hiện từ tháng 6 hoặc tháng 7 hàng năm.

Bước 3: Đơn vị có nhu cầu sử dụng KPSNMT lập đề cương, dự toán các nhiệm vụ chi gửi cơ quan TN&MT, cơ quan Tài chính xem xét, tổng hợp.

Bước 4: Cơ quan TN&MT cấp tỉnh tổng hợp danh mục các chương trình, nhiệm vụ, dự án đề xuất sử dụng KPSNMT của các đơn vị vào Kế hoạch bảo vệ môi trường và Dự toán ngân sách năm sau. Và chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế

hoạch Đầu tư rà soát các nhiệm vụ chi và định hướng ưu tiên về BVMT trong cơ chế điều hành ngân sách của Tỉnh, căn cứ lập dự toán. Sau đó trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ Môi trường trong đó có kèm theo phê duyệt danh mục chương trình, nhiệm vụ, dự án sử dụng KPSNMT năm sau (đây được coi là chủ trương của UBND tỉnh cho việc lập đề cương chương trình, nhiệm vụ, dự án). Thời gian đề nghị phê duyệt trong tháng 8 hàng năm.

Bước 5. Đơn vị căn cứ danh mục chương trình, nhiệm vụ, dự án sử dụng KPSNMT được duyệt trong Kế hoạch Bảo vệ Môi trường lập dự án đầu tư (đối với dự án đầu tư) hoặc chương trình, nhiệm vụ chi tiết (đối với các chương trình tuyên truyền, phố biến pháp luật, nhiệm vụ chi thẩm định, cấp phép,...) trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật NSNN. Thời gian thực hiện bước này phụ thuộc vào tính chất của từng nhiệm vụ dự án, nên có thể dài hoặc ngắn tuỳ theo. Dự kiến thời gian thực hiện bước này từ tháng 9 đến tháng 11.

Bước 6. Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Đơn vị gửi hồ sơ kèm theo quyết định phê duyệt về Sở TN&MT và Sở Tài chính. Sở TN&MT là chủ trì tổng hợp danh mục đề nghị phân bổ kinh phí và phối hợp với Sở Tài chính rà soát, trình UBND tỉnh danh mục chương trình/ nhiệm vụ/ dự án đề nghị phân bổ kinh phí thực hiện. Dự kiến thời gian UBND tỉnh phê duyệt danh mục phân bổ kinh phí là tháng 11.

Bước 7. Căn cứ quyết định phân bổ kinh phí cho các nhiệm vụ, dự án, Sở Tài chính có văn bản thông báo phân bổ kinh phí cho các đơn vị.

Bước 8. Các đơn vị tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định để triển khai chương trình, nhiệm vụ, dự án đã được phê duyệt.

Bước 9. Về hạch toán kế toán

Việc chấp hành dự toán, hạch toán kế toán và quyết toán thực hiện theo quy định hiện hành của Luật NSNN, các văn bản hướng dẫn Luật và mục lục NSNN hiện hành.

- Kinh phí sự nghiệp môi trường được phản ánh và quyết toán vào Loại 280 “Hoạt động bảo vệ môi trường” với các Khoản tương ứng, theo Chương tương ứng của Sở, ban, ngành, địa phương và chi tiết theo Mục lục NSNN.

- Đối với nội dung chi đảm bảo vệ sinh môi trường tại các cơ sở y tế, giáo dục được phân bổ trong định mức chi thường xuyên thì được hạch toán theo chương, loại

của đơn vị và tiểu mục 6504 “Thanh toán tiền vệ sinh môi trường” theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

- Đồng thời các đơn vị gửi báo cáo quyết toán về Sở Tài chính, Sở TN&MT để tổng hợp, theo dõi phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn KPSNMT.

Bước 10. Kiểm tra, thanh tra việc quản lý và sử dụng kinh phí SNMT:

- Các cơ quan chủ quản của tỉnh và cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Tài chính, cơ quan TN&MT cùng cấp kiểm tra định kỳ, đột xuất các đơn vị trực thuộc về tình hình thực hiện nhiệm vụ BVMT, việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán KPSNMT, nhằm bảo đảm sử dụng kinh phí đã giao đúng mục đích, có hiệu quả.

- Sở TN&MT căn cứ nhiệm vụ BVMT và dự toán kinh phí đã được phê duyệt, có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch và chủ trì tổ chức thực hiện việc kiểm tra định kỳ (hàng năm) đối với các đơn vị có sử dụng KPSNMT thực hiện nhiệm vụ BVMT trên địa bàn toàn tỉnh.

3.3.3. Giải pháp phân cấp nhiệm vụ chi

Qua phân tích đánh giá các nhiệm vụ chi của Quảng Ninh trong những năm qua đặc biệt là năm 2017-2019 như đã nêu trên, cho thấy một số nhiệm vụ chi chưa phù hợp theo hướng dẫn tại TT 02.

Căn cứ vào hướng dẫn tại TT 02 và nhiệm vụ thực tế BVMT của cấp Tỉnh, cấp huyện, cấp xã của Tỉnh, tác giả đề xuất phân cấp nhiệm vụ chi SNMT của tỉnh Quảng Ninh như sau:

* Nhiệm vụ chi SNMT của ngân sách cấp tỉnh

1. Đảm bảo hoạt động của hệ thống quan trắc và phân tích môi trường theo Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc TN&MT Quốc gia đến năm 2020 do các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh quản lý (bao gồm cả mạng lưới trạm quan trắc và phân tích môi trường); Thông tư số 08/2009 /TT-BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ TN&MT quy định quản lý và BVMT, khu kinh tế khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp; Quyết định số 3108/QĐ- UBND ngày 25/9/2008 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Mạng điểm quan trắc môi trường nước và không khí tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020; Đảm bảo hoạt động của hệ thống trạm quan trắc môi

trường tự động được đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Thực hiện các chương trình quan trắc hiện trạng môi trường, các tác động đối với môi trường trọng điểm trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác QLNN về BVMT.

2. Hỗ trợ các nhiệm vụ BVMT theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm các nội dung: Xây dựng dự án, điều tra khảo sát, đánh giá tình hình ô nhiễm, thực hiện xử lý ONMT, mua bản quyền công nghệ xử lý chất thải (nếu có), kiểm tra, nghiệm thu dự án:

a) Dự án xử lý triệt để các cơ sở gây ONMT nghiêm trọng thuộc khu vực công ích do Tỉnh quản lý nằm trong danh mục dự án theo Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 38/2011/QĐ- TTg ngày 05/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 về việc hỗ trợ có mục tiêu từ Ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích; Thông tư số 04/2012/TT- BTNMT ngày 08/5/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Quyết định số 255/2012/QĐ- UBND ngày 08/02/2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh Ban hành quy định chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

b) Dự án thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý giảm thiểu, tái chế, xử lý, chôn lấp chất thải trên địa bàn liên huyện, chất thải nguy hại, chôn lấp chất thải tồn lưu, kiểm soát các nguồn thải và các điểm ONMT tồn lưu do Tỉnh quản lý.

c) Dự án xử lý chất thải cho một số bệnh viện, cơ sở y tế, trường học, các cơ sở giam giữ của Nhà nước do tỉnh quản lý không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp.

d) Các dự án, đề án về BVMT bố trí từ nguồn KPSNMT theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Dự án phát triển cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường; sản xuất và tiêu thụ bền vững.

e) Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh và cấp huyện.

3. Quản lý các công trình vệ sinh công cộng; hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện thu gom rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi trường ở khu dân cư, nơi công cộng.

4. Thực hiện phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh; bao gồm hỗ trợ trang thiết bị và hoạt động về ứng cứu các sự cố môi trường; hỗ trợ xử lý môi trường sau sự cố; Xây dựng năng lực cảnh báo, dự báo về môi trường.

5. Quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên của Nhà nước; quản lý cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, nhân giống một số loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng do cấp tỉnh quản lý. Quản lý bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn và phát triển bền vững các loại sinh vật, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền trên địa bàn tỉnh.

6. Xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường của tỉnh (bao gồm thu thập, xử lý và trao đổi thông tin); hệ thống thông tin cảnh báo môi trường cộng đồng.

7. Báo cáo môi trường định kỳ và đột xuất; thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của tỉnh; Xác nhận hoàn thành công trình BVMT theo báo cáo ĐTM, Đề án BVMT chi tiết; thẩm định dự án cải tạo phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp tỉnh.

8. Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường, đơn giá, quy chế, quy định về bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền cấp tỉnh; xây dựng chiến lược, kế hoạch về BVMT trên địa bàn toàn tỉnh.

9. Hoạt động nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT trên địa bàn tỉnh; Chi mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác thanh kiểm tra; Hỗ trợ lực lượng cảnh sát môi trường phòng chống tội phạm (PCTP) về môi trường tỉnh trong hoạt động điều tra cơ bản, xác minh, điều tra khám phá làm rõ xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật về BVMT có tính chất nghiêm trọng, phức tạp trên địa bàn tỉnh.

10. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường; đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về BVMT.

11. Chi giải thưởng, khen thưởng về BVMT cho các tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp trong nhiệm vụ BVMT được cấp có thẩm quyền quyết định.

12. Hoạt động của Ban Chỉ đạo, Ban Điều hành, Văn phòng Thường trực về BVMT được UBND tỉnh quyết định thành lập; vốn đối ứng cho các dự án hợp tác quốc tế về BVMT.

14. Hỗ trợ các ngành, cơ quan có liên quan của tỉnh phối hợp tổ chức các hoạt động BVMT trên địa bàn tỉnh.

15. Hỗ trợ Sở TN&MT và các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội triển khai chương trình ký kết phối hợp về công tác bảo BVMT.

16. Chi hợp đồng nhân sự để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

17. Xây dựng, nhân rộng các mô hình tiên tiến về bảo vệ môi trường ở địa phương.

18. Các hoạt động khác có liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

Việc phân định cụ thể các nhiệm vụ chi BVMT nêu trên của Ngân sách tỉnh cho các Sở, Ban Ngành, các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định hàng năm. Chủ tịch UBND tỉnh căn cứ vào tính chất của nhiệm vụ/ dự án; Khả năng của ngân sách Tỉnh để quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho từng nhiệm vụ/ dự án.

* Nhiệm vụ chi SNMT của ngân sách cấp huyện

1. Hỗ trợ các nhiệm vụ BVMT theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm các nội dung: Xây dựng dự án, điều tra khảo sát, đánh giá tình hình ô nhiễm, thực hiện xử lý ONMT, mua bản quyền công nghệ xử lý chất thải (nếu có), kiểm tra, nghiệm thu dự án:

a) Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải trên địa bàn huyện quản lý.

b) Dự án xử lý chất thải cho cơ sở y tế, trường học, các cơ sở giam giữ của Nhà nước do cấp huyện quản lý không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp.

c) Các dự án, đề án về BVMT bố trí từ nguồn KPSNMT theo quyết định của UBND cấp huyện, phù hợp phân cấp thẩm định, phê duyệt của UBND tỉnh.

2. Quản lý các công trình vệ sinh công cộng (công viên, vườn hoa cây cảnh,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh quảng ninh giai đoạn 2017 2019 (Trang 65)