Thuyết DLVO được tổng kết ở những điểm dưới đây:
- Có cùng tồn tại lực hút (Attraction - VA) như lực Van Der Waals (vdw) và lực đẩy (Repulsion - VR) như lực tĩnh điện (Electrostatic) giữa các hạt. Lực Van der Waals là lực tương tác giữa các phân tử lưỡng cực của các hạt cạnh nhau, ngược lại lực đẩy là kết quả của từ lớp không gian hoặc lực tĩnh điện.
Khoảng cách bề mặt Thế năng tổng Thế năng
- Sự ổn định của hệ keo phụ thuộc vào tương tác giữa 2 lực. Khi VR > VA nó ngăn cản các hạt dính vào nhau, hay trạng thái ổn định nhiệt động, khi VR< VA các hạt có xu hướng gần nhau hơn và gây ra sự keo tụ.
- Thêm chất keo tán có thể cải thiện đáng kể VR để ổn định hệ keo. Do đó chỉ có thể phân tán các hạt bằng cách thêm chất keo tán thích hợp vào hệ để ổn định hệ keo.
* Cơ chế hoạt động của chất keo tán .
Về cơ bản, có 2 cơ chế hoạt động riêng lẻ hoặc kết hợp tùy thuộc vào loại chất điện giải được sử dụng đó là:
- Trao đổi ion, tăng mật độ, tăng chiều dày lớp điện kép làm tăng lực đẩy tĩnh điện.
- Lực đẩy của các nhóm chức năng (như các nhóm polymer), tạo ra lực đẩy không gian giữa các hạt rắn.
* Trao đổi ion, tăng chiều dày lớp điện kép
Lớp khuếch tán (diffuse layer) trên bề mặt các hạt keo có chiều dày lớp điện kép khá mỏng và mật độ thấp, khi đó lực hút chiếm ưu thế làm cho hệ có khả năng kết tụ, khi thêm chất keo tán, các ion hóa trị 1 (như Na+) trao đổi với các ion hóa trị lớn hơn, làm tăng mật độ điện tích, tăng chiều dày lớp điện kép do đó làm tăng lực đẩy tĩnh điện, đẩy các hạt ra xa nhau ngăn chặn sự kết tụ và làm giảm độ nhớt của hệ. Chất keo tán tiêu biểu trong trường hợp này chứa ion Na+ như thủy tinh lỏng, sodium tripolyphosphate (STPP), sodium hexametaphosphate (SHMP),…