Phân hữu cơ vi sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây cà chua đen (Trang 25)

1.4 .Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới và Việt Nam

1.4.1 .Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới

1.6. Phân hữu cơ vi sinh

Khái niệm về phân bón hữu cơ: Là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định Quốc Gia.

Phân bón hữu cơ chia thành 4 loại:

- Phân hữu cơ truyền thống: Được tạo ra từ nguồn nguyên liệu và cách xử lý truyền thống. Nguyên liệu là chất thải của vật nuôi, phế phẩm trong nông nghiệp, phân xanh (bèo hoa dâu, thân cây họ đậu...) được ủ hoai mục.

- Phân hữu cơ sinh học: Có nguồn nguyên liệu hữu cơ được xử lý và lên men theo một quy trình công nghiệp với sự tham gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật.

- Phân hữu cơ vi sinh: Có nguồn nguyên liệu và quy trình công nghiệp như phân hữu cơ sinh học nhưng có một hoặc nhiều chủng vi sinh vật vẫn còn sống và sẽ hoạt động khi được bón vào đất.

19

- Phân hữu cơ khoáng: Là phân hữu cơ sinh học được trộn thêm phân vô cơ. Thành phần chất hữu cơ trong phân hữu cơ phải đạt 22% trở lên, trong phân hữu cơ khoáng phải đạt 15% trở lên.

Phân bón hữu cơ vi sinh

Là sản phẩm phân bón chế biến theo quy trình công nghiệp từ nhiều nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau, được xử lý lên men với từ một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có lợi, chứa các bào tử sống. Có thành phần hàm lượng các chất hữu cơ trên 15%.

Ưu điểm

Cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng khoáng đa, trung, vi lượng cho cây trồng, cải tạo độ phì nhiêu, tơi xốp của đất. Cung cấp một lượng vi sinh vật phân giải các chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu, vi sinh vật đối kháng, ký sinh,…cho đất giúp ức chế, kìm hãm sự phát triển các mầm bệnh trong đất, nâng cao sức đề kháng của cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường, không độc hại với con người và sinh vật có ích.

Cải thiện và ổn định kết cấu của đất, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí. Từ đó làm cho nước thấm trong đất thuận lợi, hạn chế đóng váng bề mặt, hạn chế chảy tràn, rửa trôi chất dinh dưỡng, ổn định nhiệt độ đất, tăng cường hoạt động của sinh vật đất.

Giúp đất thoát nước tốt, cải thiện tình trạng ngập úng, dư thừa nước,Trên đất sét nặng, việc bón phân hữu cơ vi sinh làm đất tơi xốp sẽ giúp rễ cây trồng phát triển tốt, tăng cường sự thu hút chất dinh dưỡng cho cây.Cung cấp nguồn dinh dưỡng tổng hợp cho đất, làm dinh dưỡng trở thành dạng dễ hấp thu, tăng cường giữ phân cho đất.

Phân hữu cơ vi sinh cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng như: đạm, lân, kali, các nguyên tố trung, vi lượng, các kích thích tố sinh trưởng, các vitamin cho cây.

- Gia tăng chất mùn cho đất, tăng khả năng giữ dinh dưỡng cho đất, tăng khả năng điều chỉnh của đất khi bón dư thừa phân hóa học, khắc phục các ảnh

20

hưởng xấu như cháy lá, lốp đổ … Bón phân hữu cơ còn làm tăng khả năng chống chịu của đất khi bị chua hóa đột ngột do ảnh hưởng của bón phân hóa học, làm đất ít chua hơn.

Phân hữu cơ vi sinh có ưu điểm là chứa đầy đủ các nguyên tố đa, trung, vi lượng mà không một loại phân khoáng nào có được. Ngoài ra phân hữu cơ vi sinh cung cấp chất mùn làm kết cấu của đất tốt lên, tơi xốp lên, bộ rễ phát triển mạnh, hạn chế mất nước trong quá trình bốc hơi nước từ mặt đất, chống được hạn, xói mòn.

1.7. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng phát triển của cây trồng

1.7.1. Ngoài nước

Nhiều nghiên cứu cho thấy những vi sinh vật cố định đạm và hòa tan lân sẽ gia tăng tác dụng nếu như có sư hổ trợ của những vi khuẩn vùng rễ kích thích sự tăng trưởng cây trồng (Tlant Growth Promoting Rhizobacteria, PGPR) ngay cà trên cây một và hai lá mầm (Terouchi và Syono, 1990) và điều này đã được nhiều nhà khoa học sớm tổng hợp một dạng phân bón sinh học đa chủng đa chức năng cho cây trồng (Kon và Kapulnik, 1986). Loại phân bón này đã phát huy tác dụng trên cây bắp lai (Chabot et al, 1996), đậu nành (Molla et al..., 2001), đậu pea (Kumar et al..., 2001), lúa mạch (Belomov et al..., 1995), cải ăn lá (Antoun et al..., 1998). Ủ phân hữu cơ (compost) là kết quả của sự khoáng hóa của vi ainh vật để nhiệt độ lên trên 600c và giết chết các mầm bệnh, cỏ dại và những chúng côn chùng; sản phẩm rất hữu dụng để bón cho cây trồng nhất là cây rau cao cấp...Ở Philippines, người ta dùng nấm Trichoderma harzanium để phân hủy rơm rạ và xác bã thực vật; ngay cả ở Thái Lan, Vụ phát triển Đất đai thuộc Bộ nông nghiệp phổ biến cho nông dân các gói phân chủng (150g/gói) đã chủng các dòng nấm và vi khuẩn có ích vào đó sẵn, nông dân chỉ cần ủ 1 gói cho 1 tấn rơm hay xác bã thực vật bổ sung thêm 200 kg phân gia súc và 2 kg ure sẽ thành phân hữu cơ sau 1 tháng, sau đó sản phẩm này dùng để trồng rau an toàn, cao cấp; mỗi năm họ cung cấp cho nông dân lên đến 150.000 gói (Hệ thống dinh

21

dưỡng cây trồng tổng hợp, Intergrated Plant Nutrition System, Liên Hợp Quốc, 2002).

1.7.2 Trong nước

Đã nhiều có công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh trên các loại cây trồng nhưng chưa có nghiên cứu nào được tiến hành trên cây cà chua đen.

Tác giả Võ Minh Thứ (2011) đã tiến hành đánh giá ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ vi sinh trên một số loại rau xanh. Kết quả cho thấy bón 15 đến 30 tấn phân HCVS/ha và 50 N 24 P205 - 12 K20kg/ha cho rau ăn lá có năng suất tương đương với bón 100 N – 48 P205 – 24 K20 kg/ha nhưng hàm lượng nitrat thấp. Đối với rau gia vị, bón 15 đến 30 tấn phân HCVS/ha và 50 N – 42,5 P205 – 20 K20 kg/ha cho năng suất tương đương với rau bón 100 N – 85 P205 – 40 K20 kg/ha; bón 15 đến 30 tấn phân HCVS/ha – 80 N – 47 P205 – 20 K20 kg/ha cho năng suất tương đương với bón 160 N – 94 P205 – 40 k20kg/ha cho hành lá; nhưng hàm lượng nitrat thấp. Tuy nhiên, bón 30 tấn phân HCVS/ha – 99 N – 69 P205 – 55 K20 kg/ha cho khổ qua, dưa leo, đậu bắp đều cải thiên năng suất và chất lượng. Hạch toán kinh tế cho thấy bón phân HCVS/ kết hợp với phân nửa lượng phân hóa học cho rau muống (vụ 1) và mòng tơi và cải xanh (vụ 2) có hiệu quả nhất; rau gia vị và khổ qua điều thu lợi cao nhất trong cả 2 vụ. Tuy nhiên, hiệu quả cao nhất ở vụ 2 với dưa leo và đậu bắp. Như vậy, bón phân HCVS cho rau xanh không những tiết kiệm phân nửa lượng phân hóa học mà còn đãm bảo chất lượng sản phẩm.

Những kết quả thực hiện chủng vi khuẩn có ích trên rau muống và mòng tơi cho thấy năng suất thu được không thua kém nghiệm thức bón phân hóa học nhưng hàm lượng nitrat trong rau rất thấp (Cao Ngọc Điệp và Tôn Minh Điền, 2006); ngoài ra Tôn Như Aí và Lê Phú Dung (2006) cho thấy bón 30 tấn phân hữu cơ-vi sinh/ha cho rau muống đạt năng suất, tì suất lợi nhuận cao nhất nhưng hàm lượng intrat thấp nhất; Lê Minh Chiến và Nguyễn Đồng Tâm (2006) cho thấy bón 15 tấn phân hữu cơ-vi sinh + 70 kg N, 48 kg P205 và 40 kg k20/ha cho năng suất, tỉ suất lợi nhuận cao nhất nhưng hàm lượng nitrat thấp nhất trong dưa

22

leo. Tỉnh Long An là tỉnh kế cận thành phố Hồ Chí Minh, là nguồn cung cấp rau xanh cho thành phố đông dân nhất nước vì vậy cần nghiên cứu qui trình sử dụng phân hữu cơ-vi sinh kết hợp một lượng vừa phải phân hóa học đế bón rau xanh vừa có thu nhập khá nhưng vẩn đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Tác giả Cao Ngọc Điệp (2016) nghiên cứu trên giống bí xanh khi bón phân hữu cơ vi sinh đã chỉ ra mức bón 10, 15 tấn /ha đều có ảnh hưởng tốt đến một số chỉ tiêu hóa sinh, năng suất và phẩm chất, chẳng hạn như hàm lượng diệp lục, nito tổng số, tro trong lá đều tăng lên. Hàm lượng chất khô trong quả bí (tăng 0,46% - 1,03%), hàm lượng vitamin C (tăng 5,15% - 8,69%), protein (tăng 0,74% - 1,38%), đường tổng số (tăng 0,22% - 1,54%) và canxi (tăng 0,13% ). Bón phân hữu cơ vi sinh với mức 10 tấn/ha đã làm tăng năng suất bí xanh từ 31,71% đến 35,67% và lợi nhận tăng 20,820 triệu so với đối chứng. (Cao Ngọc Điệp, 2016).

Ba thí nghiệm ngoài đồng được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của phân bón vi sinh ảnh hưởng đến năng suất rau ăn quả như cà sọc lem lai TN 106 (Solanum melongena), đậu bắp (Abemoschus esculentus), ớt sừng vàng (Cacsicum frhitescens L.) trồng trên đất phù sa quận Ô Môn – Thành phố Cần Thơ từ tháng 4 đến tháng 10/2010. Kết quả thí nghiệm cho thấy việc sử dụng phân bón vi sinh gổm các chủng vi khuẩn Azospirillumlipoferum và vi khuẩn Burkholderia vietnamiensis (cố định đạm), Pseudomonas stutzeri (hòa tan lân) và Bacillus subtilis (hòa tan kali) đã góp phần tiết kiệm từ 25% phân bón hóa học cho đậu bắp (30kg N, 15kg P205,25kg k20/ha) và ớt sừng vàng (50kg N, 37,5kg P205, 37,5KG K20/ha) đến 50% phân bón hóa học cho cà sọc lem lai (50kg N, 40kg P205, 80KG K20/ha) mà năng suất tương đương với nghiệm thức bón 100% phân hóa học. Đồng thời phẩm chất sản phẩm từ các nghiệm thức sử dụng phân bón vi sinh được cải thiện thông qua hàn lượng intrate trong quả thấp hơn nghiệm thức bón 100% phân hóa học.( Nguyễn văn lệ, Cao Ngọc Điệp 2012).

- Phân hữu cơ vi sinh 91 tấn/ha) sản suất từ bùn đáy ao cá tra nuôi công nghiệp và bốn chủng vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum và vi khuẩn

23

Burkholderiavietnamiensis, hóa tan lân Pseudomonas stutzeri và hòa tan kali Bacillus subtilis bổ sung 505 phân hóa học cho bắp lai bón (90 kg N, 50 kg P205, 30 kg K20/ha) cho năng suất tương đương với nghiệm thức trồng bắp lai bón 100% phân hóa học (180 kg N, 100 kg P205, 60 kg k20/ha), bón phân hữu cơ vi sinh tiết kiệm 50% lượng phân hóa học, giảm chi phí, tăng thu nhập, hạn chế ô nhiễm môi trường và cải thiện độ thì của đất. (Cao Ngọc Điệp, Trần Minh Thiện 2012).

- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoành toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại, gồm 7 nghiệm thức tương ứng với các tổ hợp phân khác nha: bón 80 kg/ha N + 170 kg/ha P205 + 210 kg/ha k20 (đối chứng – phân hóa học); bón 4,6 lần/ha phân hữu cơ và bón kết hợp phân ữu cơ với 100% và 50% lượng phân hóa học dùng làm đối chứng. Mật độ trồng khoảng cách là 20 x 15 cm. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi bón kết hợp 4 lần/ha phân hữu cơ vi sinh và 50% lượng phân hóa đối chứng thì cây sinh trưởng và cho năng suất không có khác biệt so với đối chứng. ở các nghiệm thức có sử dụng phân hữu cơ vi sinh, tính chất khoa học cũng như độ phì của đất có cải thiện hơn so với đối chứng và so với trước khi trồng. (Lễ Vĩnh Phúc, Nguyễn Bảo Vệ 2016).

24

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Sinh trưởng phát triển của cà chua đen.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Xác định ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây cà chua đen.

- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12/2019 đến tháng 4/2020.

- Địa điểm nghiên cứu: Khu đô thị Minh Phương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, cấu trúc cây và một số tính trạng hình thái của cà chua đen.

- Đánh giá mức độ nhiễm các loại sâu bệnh chính trong điều kiện thí nghiệm của cà chua đen

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Vật liệu 03 loại phân hữu cơ vi sinh:

+ Phân hữu cơ vi sinh Đầu trâu HCMK7, sản suất tại Công ty cổ phần phân bón Bình Điền.Thành phần: Hữu cơ 18%, Na 2%, P202%, pH(H20) 5%, độ ẩm 30%, B 300 ppm, Cu:300 ppm, Zn: 500 ppm, Nấm Trichoderma sp: 1x106Cfu/gam phương pháp Bokashi.

+ Phân bón hữu cơ vi sinh Quế Lâm 01.Thành phần: Hữu cơ 15%, độ ẩm 30%, pH(H20) 5, VSV cố định đạm: 1x106 CFU/g, VSV phân giải lân: 1x106CFU/g, VSV phân giải xenlulo: 1x106 CFU/g, bổ sung các trung vi lượng

+ Phân hữu cơ vi sinh (HCVS) Sông Gianh HC-15. Thành phần gồm: 15% chất hữu cơ; 2,5% axit humic; 3% N; 2,5% P205; k20; các chất trung lượng Ca,

25

Mg, S: 0,3-0,5%; vi khuẩn Bacillus: 106 CFU/g; Azotbacter: 106 CFU/g; nấm Aspegillus sp: 106 CFU/G.

- Vật liệu thực vật: Cây giống cà chua đen được gieo từ hạt giống (sản xuất tại Mỹ, được nhập khẩu và phân phối bởi Công ty TNHH Đầu tư và Dịch vụ Đức Thắng).

Hạt giống cà chua đen được gieo trong khay nhựa chứa giá thể đất sạch. Cây con bốn tuần tuổi với chiều cao 18 ± 3 cm được trồng vào túi bầu PE 2 lớp, (kích thước bầu 40cm x 20 cm). Mỗi ô gồm 9 cây. Các cây cách nhau 50 cm, hàng cách hàng 70 cm, mật độ 30.000 cây/ha.

Thí nghiệm được tiến hành ở vụ xuân hè 2019 - 2020 gồm 4 nghiệm thức với các mức phân hữu cơ vi sinh khác nhau. Nền bón: 5 tấn phân chuồng + 400 kg vôi cho 1 ha (Bộ NN&PTNT, 2011).

CT 1 (ĐC): Nền + chỉ bón phân vô cơ (+ 100kg N+ 100 kg P2O5 + 120 kg K2O ) - Đối với phân hữu cơ vi sinh Đầu trâu HCMK7:

CT2: Nền + 3500kg phân hữu cơ vi sinh/ha

CT3: Nền + 3500kg phân hữu cơ vi sinh/ha và 50% lượng phân hóa học của CT1 CT4: Nền + 1750kg phân hữu cơ vi sinh/ha và 50% lượng phân hóa học của CT1 - Đối với phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm 01:

CT5: Nền + 900kg/ha phân hữu cơ vi sinh

CT6: Nền + 900kg/ha phân hữu cơ vi sinh và 50% lượng phân hóa học của CT1 CT7: Nền + 450kg/ha phân hữu cơ vi sinh và 50% lượng phân hóa học của CT1 - Đối với phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh HC-15:

CT8: Nền + 1300kg/ha phân hữu cơ vi sinh

CT9: Nền + 1300kg/ha phân hữu cơ vi sinh và 50% lượng phân hóa học của CT1 CT10: Nền + 650kg/ha phân hữu cơ vi sinh và 50% lượng phân hóa học của CT1

2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi

a) Các giai đoạn sinh trưởng trên đồng ruộng

26

- Thời gian từ trồng đến ngày ra hoa: Khi có 50% số cây trong ô thí nghiệm bắt đầu có hoa.

b) Chiều cao và số lá thân chính của cácgiống

- Chiều cao cây(cm), đo từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng , cứ 7 ngày/lần. - Số lá trên thân chính. Đếm số lá thật từ gốc đến đỉnh, cứ 7ngày/lần.

c)Một số chỉ tiêu sinh trưởng và cấu trúccây

- Số lá trên thân chính (lá)

- Chiều cao từ gốc đến chùm hoa đầu tiên (cm) - Số đốt trên thân chính (đốt).

d)Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại theo phương pháp hiện hành của Viện Bảo vệ thựcvật

- Đối với bệnh héo xanh vi khuẩn, xoăn vàng lá virus : phương pháp xác định tỷ lệ bệnh hại bằng cách đếm số cây bị bệnh trên tổng số cây/mỗi lầnnhắclại

Chỉ tiêu đánh giá:

Số cây bị bệnh

Tỷ lệ bệnh(%) = x100

Tổng số cây điều tra

Phương pháp điều tra sâu hại: Quan sát các bộ phận của cây gồm thân, lá, ngọn, nụ, hoa, quả kể cả các nụ, hoa, quả bị rụng xuống gốc cây, có triệu chứng bị sâu hại để xác định tỷ lệ hại.

+ Chỉ tiêu đánh giá.

Tổng số cây bị sâu

Tỷ lệ hại (%) = x100

Tổng số cây theo dõi

2.3.3. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu

Số liệu được tính toán trong excel và phân tích thống kê với ứng dụng Data Analysis.

27

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC 3.1. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển 3.1. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển

Xác định thời gian các giai đoạn sinh trưởng của giống là rất quan trọng,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây cà chua đen (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)