CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC
3.2. Các đặc điểm hình thái cấu trúccây
Đặc điểm cấu trúc cây và hình thái lá là các chỉ tiêu mô tả hình dạng, đặc tính sinh trưởng, các đặc điểm của thân lá của cà chua đen. Các đặc tính này thường được quy định bởi đặc tính di truyền của từng giống, nhưng các đặc tính này cũng thay đổi dưới tác động của ngoại cảnh (nhiệt độ, ánh sáng, chế độ chăm sóc,...). Vì vậy nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc cây và hình thái lá giúp đánh giá khả năng thích nghi của các giống cà chua đen trong điều kiện trồng thực tế và là cơ sở để xây dựng quy trình kỹ thuật phù hợp cho từng giống cà chua khác nhau.
3.2.1. Cấu trúc cây
Bảng 3.2. Một số đặc điểm về cấu trúc cây của cây cà chua đen
CTTN Số đốt từ gốc tới chùm hoa đầu (đốt) Chiều cao từ gốc tới chùm hoa đầu (cm) Chiều cao thân chính (cm) Số chùm hoa trên thân chính CT 1 (ĐC) 12,00 ±0 68,56 ±0,78 79,89 ±0,11 7,44 ±0,28 CT 2 12,00 ±0 54,30 ±1,50 84,00 ±0,25 8,56 ±0,27 CT 3 12,86 ±0,14 47,22 ±1,44 86,11 ±0,13 9,00 ±0,40 CT 4 12,00 ±0 50,33 ±0,75 86,00 ±2,06 8,44 ±0,24 CT 5 14,00 ±0,14 48,14 ±1,11 77,67 ±1,00 7,00 ±0,52 CT 6 12,86 ±0 57,54 ±5,03 75,22 ±0,44 6,00 ±0 CT 7 13,00 ±0 45,56 ±0,78 75,00 ±1,92 7,11 ±1,11 CT 8 12,00 ±0 60,44 ±1,77 73,78 ±0,44 5,56 ±0,35 CT 9 12,00 ±0 54,11 ±1,11 79,33 ±1,00 5,67 ±0,50 CT 10 11,14 ±0,14 47,21 ±1,19 79,00 ±3,07 6,00 ±0,39 F 103,74 305,82 582,39 53,33 Fcrit 2,04 2,00 2,00 1,98
29
Số đốt từ gốc đến chùm hoa đầu: Kết quả thu được từ theo dõi cho thấy số đốt của các giống dao động từ 11,14 đốt đến 14,00 đốt. Giống có số đốt từ gốc đến chùm hoa đầu ít nhất là CT10 (11,14 đốt), nhiều nhất là CT5 (14,0 đốt ), CT1 (Đối chứng) có 12,0 đốt. Sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê.
Chiều cao từ gốc đến chùm hoa đầu: Chiều cao từ gốc đến chùm hoa đầu cao nhất ở công thức đối chứng và thấp nhất ở CT7 và CT3. Như vậy ở đây có thể kết luận việc xử lý phân hữu cơ vi sinh có ảnh hưởng đến chiều cao từ gốc đến chùm hoa đầu, xu hướng ảnh hưởng theo hướng rút ngắn chiều cao cây khi ra chùm hoa đầu tiên. Sự sai khác có ý nghĩa thống kê.
Chiều cao thân chính: Có chiều cao thân chính ở các công thức thí nghiệm bị ảnh hưởng rõ rệt bởi việc bổ sung các phân hữu cơ vi sinh. Giá trị này đạt cao nhất ở các công thức sử dụng phân hữu cơ vi sinh vi sinh Đầu trâu HCMK7, ở các công thức này giá trị chiều cao thân chính đạt từ 84,00; 86,11 và 86,00, đều cao hơn công thức đối chứng chỉ bón phân hóa học.
Số chùm hoa trên thân chính: Số chùm hoa trên thân chính của công thức đối chứng là 7,44 chùm. Cao nhất là ở công thức CT3 với 9,00 chùm, thấp nhất là chùm có số chùm hoa trên thân chính ở các công thức sử dụng phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh HC-15.
3.2.2. Hình thái lá
Kết quả theo dõi các chỉ tiêu liên quan số lá, hình thái lá có liên quan mật thiết đến tiềm năng quang hợp của cây do đây là cơ quan đóng vai trò là bộ máy quang hợp ở thực vật. Trong thí nghiệm này chúng tôi đánh giá trên một số chỉ tiêu: Số lá trên thân chính, chiều dài lá, chiều rộng lá. Kết quả thể hiện trong bảng 3.3.
Chỉ tiêu số lá trên thân chính cho thấy số lá trên các công thức không khác nhau rõ rệt về mặt thống kê. Điều đó cho thấy việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh thay thế một phần cho phân hóa học vẫn không làm giảm số lá trên cây cà chua đen. Đây là một trong những giải pháp hướng tới nền nông nghiệp sạch, bền vững.
30 Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu về hình thái lá CTTN Số lá trên thân chính (lá) Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) CT 1 (ĐC) 13,22 ±3,94 31,62 ± 27,60 ±1,30 CT 2 13,00 ±2,25 36,57 ±4,33 29,18 ±2,00 CT 3 12,67 ±5,5 35,58 ±2,30 29,95 ± 4,33 CT 4 12,89 ±4,61 31,50 ±2,29 27,34 ±2,67 CT 5 11,78 ±0,44 25,29 ±4,18 26,46 ±3,01 CT 6 10,67 ±3,00 28,84 ±4,00 25,32 ±2,75 CT 7 10,44 ±6,52 26,93 ±4,00 24,29 ±2,33 CT 8 12,11 ±7,61 27,87 ±3,09 24,00 ±2,30 CT 9 12,00 ±6,00 30,19 ±6,31 25,36 ±1,68 CT 10 11,22 ±4,69 31,61 ±3,17 22,07 ±2,49 F 1,16 12,31 2,39 Fcrit 2,00 2,39 2,95
Chiều dài và rộng lá: Kết quả từ Bảng 3.3 cho thấy chiều dài lá lớn nhất thí nghiệm là ở công thức 2 và ngắn nhất là ở công thức 5. Các cây cà chua đen ở lô thí nghiệm bổ sung phân hữu cơ vi sinh Đầu Trâu HCMK7 có chiều dài là chiều dài là lớn hơn các giống còn lại. Sự khai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê. Không có sự sai khác thông kê về chiều rộng lá so với đối chứng. Chiều rộng lá của dao động từ 22,07 cm đến 29,95 cm. Công thức có chiều rộng lớn nhất là CT3 (29,95 cm) và nhỏ nhất là CT10 (22,07 cm). Công thức đối chứng có chiều rộng là 27,60 cm. Các giống còn lại có chiều rộng lá nhỏ hơn giống giống đối chứng.
31
3.3. Đánh giá tình hình nhiễm một số sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng
Sâu bệnh hại là một trong những nguyên nhân gây mất năng suất và phẩm chất cà chua. Trong cùng một loại cây trồng mức độ ảnh hưởng sâu bệnh hại đến các cây chủ yếu phụ thuộc vào sức chống chịu của mỗi cây, mức độ ảnh hưởng tùy thuộc một phần vào chế độ chăm sóc, dinh dưỡng,.. Kết quả ghi nhận mức độ nhiễm sau bệnh của các giống được trình bày ở bảng 3.4
Bảng 3.4. Tình hình nhiễm một số loại bệnh hại chính
CTTN Xoăn vàng lá virus (%) Thối gốc mốc trắng (%) Cây bị sâu hại (%) CT 1 (ĐC) 44,44 ±0,28 22,22 ±0,25 0 CT 2 0 0 0 CT 3 0 0 0 CT 4 0 0 0 CT 5 0 0 0 CT 6 22,22 ±0,25 11,11 ±0,11 0 CT 7 11,11 ±0,11 11,11 ±0,11 0 CT 8 0 0 0 CT 9 11,11 ±0,11 0 0 CT 10 44,44 ±0,28 0 0 F 3,07 0,98 65535 Fcrit 2,00 1,98 2,00
Bệnh xoăn vàng lá virus : bệnh xoăn vàng lá virus do virus TYLCV gây nên, rất phổ biến và nghiêm trọng trên cây cà chua nhất là vào vụ xuân hè tại thời điểm thí nghiệm; cây bị sinh trưởng kém, còi cọc, lá nhỏ, vàng giữa các thân lá, lá bị xoăn. Kết quả theo dõi cho thấy cây chỉ bón phân hóa học có tỷ lệ bị bệnh này tại thời điểm nghiên cứu cao hơn so với các công thức có bổ sung phân hữu cơ vi sinh. Tuy nhiên ở các công thức có bổ sung phân hữu cơ vi sinh vẫn quan sát thấy hiện tượng cây bị nhiễm bệnh (CT 6, CT7, CT9. CT10).
32
Bệnh xoăn vàng lá virus là một bệnh rất dễ lây lan do tác nhân truyền bệnh là bọ phấn có khả năng di chuyển nhanh hoặc qua các vết sước do cơ giới.
Bệnh thối gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii): Bệnh thối gốc mốc trắng do nấm Sclerotium rolfsii gây ra. Trên gốc cây sát mặt đất có vết thối màu nâu, trên đó phủ một lớp mốc trắng cao từ 250c đến 300c và độ ẩm cao. Kết quả theo dõi cho thấy các công thức thí nghiệm đều không bị bệnh này (ngoại trừ công thức số 6,7) do đất trồng đã được xử lý kỹ và cây được trồng trong bầu đất nên hạn chế sự lây lan mầm bệnh từ bên ngoài. Đồng thời ở các công thức không ghi nhận sự xuất hiện của sâu hại
33
KẾT LUẬN
1. Kết luận
Cây cà chua đen được bổ sung phân hữu cơ vi sinh có khoảng thời gian từ trồng đến khi ra hoa biến động trong khoảng từ 41,00 đến 45,44 ngày sau trồng. Công thức có thời gian bắt đầu ra quả ngắn là công thức bổ sung 3500kg phân Đầu trâu HCMK7 3500kg/ha và 50% lượng phân hóa học với 62,88 ngày.
Các công thức bổ sung phân hữu vi sinh nghiên cứu có số đốt từ gốc đến chùm hoa đầu không có sự khác biệt rõ rệt. Nhưng ngược lại, chiều cao từ gốc đến chùm hoa đầu thấp nhất ở công thức bổ sung 3500kg/ha phân Đầu trâu HCMK7hoặc 450kg/ha phân Quế Lâm 01.
Số chùm hoa trên thân chính: Cao nhất là ở công thức CT3 với 9,00 chùm, thấp nhất là chùm có số chùm hoa trên thân chính ở các công thức sử dụng phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh HC-15.
Chỉ tiêu chiều rộng lá và số lá trên thân chính không có sự khác biệt ở các nghiệm thức bổ sung phân hữu cơ vi sinh trong khi chiều rộng lá chịu ảnh hưởng rõ rệt của các công thức xử lý này.
Các công thức thí nghiệm có sự nhiễm cả hai loại bệnh: xoăn vàng lá virus và thối gốc mốc trắng trong đó bệnh xoăn vàng lá virus là nặng hơn.
2. Kiến nghị
Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh lý của cây cà chua đen.
34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
[1]. Tố Như Ái, Lê Phú Duy (2006, Hiệu quả phân hữu cơ vi sinh lên sinh trưởng, năng suốt và phẩm chất rau muống (Ipomoea aquatica Forssk) tại Phung Hiệp, Hậu Giang, 2006. Luận văn tốt nghiệp trường Đại học Cần Thơ. [2]. Lê Minh Chiến, Nguyễn Đồng Tâm (2006), Hiệu quả phân hữu cơ
vi sinh lên sinh trưởng, năng suất và phẩm chất Dưa leo tại Phung Hiệp, Hậu Giang, Luận văn tốt nghiệp trường Đại học Cần Thơ.
[3]. Tạ Thu Cúc (2011), Kỹ thuật trồng cà chua, NXB Nông nghiệp. [4]. Tạ Thu Cúc (2003), Kỹ thuật trồng cà chua, NXB Nông nghiệp. [5]. Cao Ngọc Điệp, Trần Minh Thiện (2012), Ảnh hưởng của phân hữu
cơ vi sinh sản xuất từ chất thải ao nuôi cá rea đến tăng trưởng và năng suất bắp lai (Zeamaysp.) trồng trên đất phù sa nông trường sông hậu, thành phố Cần Thơ.Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 24a: 1-8.
[6]. Nguyễn Văn Lệ, Cao Ngọc Điệp (2012), Hiệu quả phân bón vi sinh đến năng suất rau xanh (rau ăn quả) trồng trên đất phù sa quận ô môn, thành phố cần thơ, Tạp chí khoa họcTrường Đại học Cần Thơ23a: 213-223.
[7]. Lễ Vĩnh Phúc, Nguyễn Bảo Vệ (2016), Ảnh hưởng của phân hữu cơ và vô cơ lên đặc tính đất và năng suất đậu phộng (Aracchis hypogaea L.), Tạp chí khoa học Trường đại học Cần Thơ, 43: 8 – 17.
[8]. Vũ Minh Thứ (2016), Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh hóa, năng suất và phẩm chất của giống bí xanh, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ (4): 119-126.
[9]. Võ Minh Thứ (2011), Hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh trên năng suất và chất lượng rau xanh trồng trên đất phù sa tại tỉnh Long An, Tạp chí khoa học Trường đại học cần thơ 18b: 18-28.
35
Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài
[10]. Antoun, H., C.J. Beauchamp, N. Goussard, R.Chabot and R. Lalande, 1998. Potential of Rhizobium and Bradyhizobium species as plant growth promoting rhizobacteria on non-legumes: Effect on radishes (Raphanus sativus L.) Plant and Soil 204: 57-67.
[11]. Belimov, A.A.; A.P. Kojemiakov and C.V. Chuvarliyeva, 1995. Interaction between barley and mixed cultures of nitrogen fixing and phosphate-solubilizing bacteria. Plant and Soil 173: 29-37.
[12]. Cao Ngọc Điệp and Tôn Anh Điền, 2006. Application of
Pseudomonas stutzeri as major composition in biological nitrogen fertilizer for safety vegetable cultivition. Proceedings of International Workshop on Biotecnology in Agriculture. Nong Lam University Ho Chi Minh city, October 20-21, 2006.
[13]. Canene-Adams, K., Campbell, J. K., Zaripheh, S., Jeffery, E. H., & Erdman, J. W. (2005), The tomato as a functional food, The Journal of nutrition, 135(5), 1226-1230.
[14]. Chabot, R., Antoun, and M.P. Cesas, 1996. Growth promotion of mazie and lecttuce by phosphat- solubilizing Rhizobium leguminosarum
biovar phaseoil. Plant and Soil 184: 311-321.
[15]. Intergrated Plant Nutrition Systems (IPNS) – Compendium 2002. FADINAP. Economic and Social Commission for Asia and the Pacific, United Nations.
[16]. FAOSTAT (2005), FAOSTAT Statistics Division FAOSTAT,
Food and Agriculture Organization of the United Nations
[17]. FAOSTAT (2020), FAOSTAT Statistics Division FAOSTAT,
36
[18]. Kumar, B.S.D.; I. Berggren and A.M. Martensson, 2001. Potential for improving pea production by co-inoculation with fluorescent
Pseudomonas and Rhizobium. Plant and Soil 229: 25-34.
[19]. Molla, A.H.; Z.H. Shansuddin; M.S. Halimi, M. Morziah and A.B. Putch, 2001. Potential for enhancement of root growth and nodulation of soybean co-inoculated with Azospirillum and Bradyhizobium in laboratory systems. Soil Biol. Biochem. 33: 457-463.
[20]. Myers J.(2012), OSU unveils new purple tomato, 'Indigo Rose',
Oregon State University , 541-737.
[21]. Okon, Y. and Y. Kapulnik, 1986. Development and function of
Azospirillum inoculated roots. Plant and Soil 90, 3-16. [58]. Preedy, V. R. (2010), Tomatoes and tomato products: nutritional, medicinal and therapeutic properties, CRC Press.
[22]. Terouchi, N. and K. Syono, 1990. Rhizobium attachment and curling in asparagus, rice and oat plants. Plant Cell Physiol. 31: 119-127
37
Một số hình ảnh về cà chua đen trồng thí nghiệm
Cây cà chua tại các công thức bón phân hữu cơ vi sinh Đầu trâu HCMK7
Phú Thọ, ngày..., tháng 06 năm 2020
Ý kiến của giảng viên hướng dẫn Sinh viên