NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây cà chua đen (Trang 31 - 34)

2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Sinh trưởng phát triển của cà chua đen.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Xác định ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây cà chua đen.

- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12/2019 đến tháng 4/2020.

- Địa điểm nghiên cứu: Khu đô thị Minh Phương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, cấu trúc cây và một số tính trạng hình thái của cà chua đen.

- Đánh giá mức độ nhiễm các loại sâu bệnh chính trong điều kiện thí nghiệm của cà chua đen

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Vật liệu 03 loại phân hữu cơ vi sinh:

+ Phân hữu cơ vi sinh Đầu trâu HCMK7, sản suất tại Công ty cổ phần phân bón Bình Điền.Thành phần: Hữu cơ 18%, Na 2%, P202%, pH(H20) 5%, độ ẩm 30%, B 300 ppm, Cu:300 ppm, Zn: 500 ppm, Nấm Trichoderma sp: 1x106Cfu/gam phương pháp Bokashi.

+ Phân bón hữu cơ vi sinh Quế Lâm 01.Thành phần: Hữu cơ 15%, độ ẩm 30%, pH(H20) 5, VSV cố định đạm: 1x106 CFU/g, VSV phân giải lân: 1x106CFU/g, VSV phân giải xenlulo: 1x106 CFU/g, bổ sung các trung vi lượng

+ Phân hữu cơ vi sinh (HCVS) Sông Gianh HC-15. Thành phần gồm: 15% chất hữu cơ; 2,5% axit humic; 3% N; 2,5% P205; k20; các chất trung lượng Ca,

25

Mg, S: 0,3-0,5%; vi khuẩn Bacillus: 106 CFU/g; Azotbacter: 106 CFU/g; nấm Aspegillus sp: 106 CFU/G.

- Vật liệu thực vật: Cây giống cà chua đen được gieo từ hạt giống (sản xuất tại Mỹ, được nhập khẩu và phân phối bởi Công ty TNHH Đầu tư và Dịch vụ Đức Thắng).

Hạt giống cà chua đen được gieo trong khay nhựa chứa giá thể đất sạch. Cây con bốn tuần tuổi với chiều cao 18 ± 3 cm được trồng vào túi bầu PE 2 lớp, (kích thước bầu 40cm x 20 cm). Mỗi ô gồm 9 cây. Các cây cách nhau 50 cm, hàng cách hàng 70 cm, mật độ 30.000 cây/ha.

Thí nghiệm được tiến hành ở vụ xuân hè 2019 - 2020 gồm 4 nghiệm thức với các mức phân hữu cơ vi sinh khác nhau. Nền bón: 5 tấn phân chuồng + 400 kg vôi cho 1 ha (Bộ NN&PTNT, 2011).

CT 1 (ĐC): Nền + chỉ bón phân vô cơ (+ 100kg N+ 100 kg P2O5 + 120 kg K2O ) - Đối với phân hữu cơ vi sinh Đầu trâu HCMK7:

CT2: Nền + 3500kg phân hữu cơ vi sinh/ha

CT3: Nền + 3500kg phân hữu cơ vi sinh/ha và 50% lượng phân hóa học của CT1 CT4: Nền + 1750kg phân hữu cơ vi sinh/ha và 50% lượng phân hóa học của CT1 - Đối với phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm 01:

CT5: Nền + 900kg/ha phân hữu cơ vi sinh

CT6: Nền + 900kg/ha phân hữu cơ vi sinh và 50% lượng phân hóa học của CT1 CT7: Nền + 450kg/ha phân hữu cơ vi sinh và 50% lượng phân hóa học của CT1 - Đối với phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh HC-15:

CT8: Nền + 1300kg/ha phân hữu cơ vi sinh

CT9: Nền + 1300kg/ha phân hữu cơ vi sinh và 50% lượng phân hóa học của CT1 CT10: Nền + 650kg/ha phân hữu cơ vi sinh và 50% lượng phân hóa học của CT1

2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi

a) Các giai đoạn sinh trưởng trên đồng ruộng

26

- Thời gian từ trồng đến ngày ra hoa: Khi có 50% số cây trong ô thí nghiệm bắt đầu có hoa.

b) Chiều cao và số lá thân chính của cácgiống

- Chiều cao cây(cm), đo từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng , cứ 7 ngày/lần. - Số lá trên thân chính. Đếm số lá thật từ gốc đến đỉnh, cứ 7ngày/lần.

c)Một số chỉ tiêu sinh trưởng và cấu trúccây

- Số lá trên thân chính (lá)

- Chiều cao từ gốc đến chùm hoa đầu tiên (cm) - Số đốt trên thân chính (đốt).

d)Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại theo phương pháp hiện hành của Viện Bảo vệ thựcvật

- Đối với bệnh héo xanh vi khuẩn, xoăn vàng lá virus : phương pháp xác định tỷ lệ bệnh hại bằng cách đếm số cây bị bệnh trên tổng số cây/mỗi lầnnhắclại

Chỉ tiêu đánh giá:

Số cây bị bệnh

Tỷ lệ bệnh(%) = x100

Tổng số cây điều tra

Phương pháp điều tra sâu hại: Quan sát các bộ phận của cây gồm thân, lá, ngọn, nụ, hoa, quả kể cả các nụ, hoa, quả bị rụng xuống gốc cây, có triệu chứng bị sâu hại để xác định tỷ lệ hại.

+ Chỉ tiêu đánh giá.

Tổng số cây bị sâu

Tỷ lệ hại (%) = x100

Tổng số cây theo dõi

2.3.3. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu

Số liệu được tính toán trong excel và phân tích thống kê với ứng dụng Data Analysis.

27

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây cà chua đen (Trang 31 - 34)