CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm
*Để tiến hành khảo sát ảnh hƣởng của các công thức bón phân khác nhau tới
chỉ số sinh trƣởng của Chùm ngây và sự tích lũy hàm lƣợng Vitamin C trong lá cây, chúng tôi tiến hành trồng cây với 3 công thức bón phân khác nhau và 1 công thức đối chứng. Cụ thể:
+ Công thức 1: Đối chứng không bón phân.
+ Công thức 2: Bón thúc với phân NPK – S. Bón với hàm lƣợng 30g/hốc, bón ở tuần đầu tiên và sau mỗi lần lấy mẫu.
+ Công thức 3: Bón thúc với phân Vi sinh. Bón với hàm lƣợng 30g/hốc, bón ở tuần đầu tiên và sau mỗi lần lấy mẫu.
+ Công thức 4: Bón thúc với hỗn hợp phân NPK – S + phân Vi sinh. Bón với hàm lƣợng 30g/hốc (tỉ lệ: 10g N + 10g P + 5g K + 5g Vi sinh), bón ở tuần đầu tiên sau khi trồng và sau mỗi lần lấy mẫu.
*Cách trồng cây:
+ Chuẩn bị: - Phân NPK – S. -Phân Vi sinh.
-Cây con 2 tháng tuổi. + Tiến hành trồng cây:
-Xới đất xốp trƣớc khi trồng, kích thƣớc hố: 202020 cm, mỗi hố cách nhau 50cm.
-Trồng cây theo 4 công thức đã đƣợc chuẩn bị. Sau khi trồng bón phân cho cây rồi sau đó tƣới nƣớc cho cây. Nếu trời không mƣa thì tiến hành tƣới nƣớc 4 lần/tuần vào mỗi buổi chiều muộn, khi trời đã tắt nắng trong vòng 1 tháng. Từ tháng thứ 2 trở đi có thể giảm xuống còn 2 buổi/tuần vì Chùm ngây là cây có khả năng chịu hạn tốt.
*Kiểm soát sâu bệnh: Chùm ngây là loại cây có ít sâu bệnh. Cụ thể: Trong
quá trình trồng và chăm sóc cây không thấy cây có sâu bệnh gì, chỉ chú ý thƣờng xuyên xới cỏ cho cây để cây có đủ dinh dƣỡng và nƣớc.