CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.4. Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu
a. Lấy mẫu
Mẫu lá cây Chùm ngây đƣợc thu hái tại: Khu hành chính Tân Long – Thị trấn Đoan Hùng – Đoan Hùng – Phú Thọ theo thời gian ghi trong Bảng 2.1:
Bảng 2.1. Thời gian lấy mẫu
Lần lấy mẫu Thời gian lấy mẫu
Giờ Ngày, tháng, năm
Lần 1 6h00 18/09/2017
Lần 2 6h00 18/11/2017
Lần 3 6h00 18/01/2018
Lần 4 6h00 20/04/2018
Sau khi thu hái mẫu tiến hành đem đi cân khối lƣợng rau thu đƣợc, kết quả đƣợc trình bày trong Bảng 2.2:
Bảng 2.2. Khối lƣợng rau Chùm ngây tƣơi
Mẫu Sau 2 tháng (g) Sau 4 tháng (g) Sau 6 tháng (g) Sau 9 tháng (g) CTBP 1 40 45 55 61 CTBP 2 63 65 73 85 CTBP 3 52 57 60 66 CTBP 4 70 88 92 120 b. Xử lý mẫu
Mẫu rau xanh sau khi đƣợc lấy, tiến hành loại bỏ những lá đã thối, rửa sạch bằng nƣớc máy sau đó rửa lại bằng nƣớc cất. Mẫu để ráo nƣớc, đƣợc cắt nhỏ đem cân để xác định khối lƣợng mẫu tƣơi (m1), sau đó đem đi sấy ở nhiệt độ 600
C cho tới khi khối lƣợng không đổi, để nguội rồi đem cân để xác định khối lƣợng mẫu khô (m2). Sau khi cân, mẫu đƣợc đựng vào các lọ kín để tránh mốc, ẩm.
2.4.5. Phương pháp chuẩn độ (phương pháp oxy hóa – khử)
*Mục đích: Xác định hàm lƣợng Vitamin C có trong mẫu rau thu đƣợc.
*Nguyên tắc: Vitamin C khử dung dịch iot thành ion iotdua. Dựa vào lƣợng
iot bị khử bởi Vitamin C có trong mẫu để suy ra hàm lƣợng Vitamin C.
*Phương trình chuẩn độ: C6H8O6 + I3- + H2O → C6H6O6 + 3I- + 2H+
*Hóa chất và dụng cụ, thiết bị:
+ Hóa chất:
Axit HCl đặc 36,5% (sản xuất tại Trung Quốc)
KI tinh thể
KIO3 tinh thể
Tinh bột (C6H10O5)n Nƣớc cất
+ Dụng cụ, thiết bị:
Cốc – thìa thủy tinh
Bình định mức 100 ml Bình tam giác 100 ml Pipet Buret Ống nghiệm li tâm Máy li tâm Cân phân tích chính xác đến 10-3 g (1mg) Cối – chày sứ Bình tia nƣớc cất, quả bóp *Chuẩn bị hóa chất:
Dung dịch chỉ thị hồ tinh bột 1%: Cho 1g tinh bột hòa tan vào 100 ml nƣớc cất đun sôi. Hòa tan hoàn toàn và để dung dịch nguội trƣớc khi sử dụng (sử dụng ngay sau khi pha).
Dung dịch iốt: Hòa tan 6,25g KI và 0,335g KIO3 trong 200 ml nƣớc cất. Thêm 45 ml axit sunfuric 3M. Cho dung dịch này vào ống đong 250 ml và
pha loãng dung dịch bằng nƣớc cất đến vạch định mức 250 ml. Hòa tan dung dịch hoàn toàn. Cho dung dịch vào lọ tối 600 ml. Pha loãng dung dịch iốt 1000 lần trƣớc khi đo. Ghi nhãn trên lọ là “dung dịch iốt”.
*Cách tiến hành: Chúng tôi lấy trực tiếp mẫu tƣơi (xác định trong vòng 24h),
đem nghiền nát trong cối sứ, trong khi nghiền thêm 10ml HCl 5% để tránh sự phân hủy của Vitamin C. Sau đó li tâm, lấy dịch chiết, và cuối cùng dùng dịch chiết để chuẩn độ bằng dung dịch iot có dung dịch hồ tinh bột làm chỉ thị màu; chuẩn độ đến khi dung dịch chiết chuyển sang màu xanh thì dừng lại.
*Hàm lượng Vitamin C được tính theo công thức sau:
Trong đó:
V là số ml dung dịch iot 0,01N dùng để chuẩn độ V1 là thể tích dịch mẫu thí nghiệm
V2 là thể tích dịch mẫu lấy để xác định m là khối lƣợng mẫu (g)
0,00088 là số gam Vitamin C tƣơng ứng với 1ml dung dịch iot 0,01N