Giới thiệu:
- Thiết kế quy trình công nghệ gia công cơ có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế và tổ chức thực hiện quá trình chế tạo sản phẩm cơ khí đạt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật nhất định trong điều kiện quy mô sản xuất nhất định. Giúp cho sinh viên nắm vững các phương pháp gia công các chi tiết có hình dáng, độ chính xác khác nhau. Gúp cho sinh viên có khả năng phân tích, so sánh ưu nhược điểm của từng phương pháp để chọn ra phương pháp gia công phù hợp nhất, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên tập vận dụng những kiến thực và kỹ năng đã được học để giải quyết nhiệm vụ công nghệ đặt ra, từ đó làm quen với các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ, tạo cơ hội cho sinh viên củng cố, kiểm nghiệm lại những nội dung đã được học trong trường nghề.
I. Mục tiêu:
- Tập sự vận dụng tổng hợp lý thuyết của các môn học, mô-đun CN CTM, Máy cắt, Dao cắt, Dung sai, Chi tiết máy, Vẽ kỹ thuật. . . để giải quyết một nhiệm vụ công nghệ. Tổng kết và sử dụng những kiến thức đã học được trong trường, tập làm quen với việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật và ngược lại sẽ nắm vững hơn những vấn đề lý thuyết đã học trên trong trường.
- Áp dụng chính xác những lý thuyết đã học vào việc thiết kế quy trình công nghệ, ví dụ như tính chế độ cắt, tính lượng dư, chọn chuẩn, và tính sai số chuẩn, tính lực kẹp của đồ gá v.v. .. những vấn đề đó phải thực hiện đúng theo lý thuyết đã học trên trong trường và tra cứu dữ liệu trong sách Sổ tay công nghệ chế tạo máy. Sử dụng thành thạo Sổ tay công nghệ chế tạo máy.
- Có ý thức trách nhiệm với công việc mình làm.
II. Nội dung tổng quát
1. Tìm hiểu quy trình công nghệ, những cơ cấu truyền động tại nơi thực tập.
2. Thiết kế mới một quy trình công nghệ, một cơ cấu truyền động. 3. So sánh, biện luận theo các tiêu chí.
3.1. Chất lượng (yêu cầu kỹ thuật) 3.2. Đơn giản, dễ thực hiện.
3.3. Năng suất.
4. Trao đổi với GVHD và quản đốc nhà máy để lấy ý kiến làm báo cáo thực tập.
III. Nội dung chi tiết
2.1 Tìm hiểu quy trình công nghệ, những cơ cấu truyền động tại nơi thực tập thực tập
2.1.1 Tìm hiểu quy trình công nghệ tại nơi thực tập.
Quá trình sản xuất trong nhà máy cơ khí thường được tính từ khi tạo phôi đến sản phẩm hoàn thiện hoặc từ tạo phôi đến bán thành phẩm hoặc từ bán sản phẩm đến sản phẩm hoàn thiện.
Quá trình công nghệ là một phần của quá trình sản xuất trực tiếp làm thay đổi trạng thái và tính chất của đối tượng sản xuất. Thay đổi trạng thái và tính chất bao gồm: Thay đổi hình dáng, kích thước, độ chính xác gia công, chất lượng bề mặt, tính chất cơ lý, vị trí tương quan giữa các bề mặt của chi tiết… Tùy theo chức năng, nhiệm vụ mà có QTCN khác nhau.
QTCN gia công cắt gọt: Có nhiệm vụ chủ yếu là làm thay đổi hình dáng, kích thước, độ chính xác gia công, chất lượng bề mặt.v.v. của đối tượng sản xuất.
Thiết kế được quá trình công nghệ(QTCN) hợp lý rồi ghi ghi thành văn kiện công nghệ thì văn kiện đó được gọi là quy trình công nghệ(QTCN).
Tìm hiểu quy trình công nghệ tại nơi sản xuất là tìm hiểu về: - Các thành phần của quy trình công nghệ
- Các dạng sản xuất
- Hình thức tổ chức sản xuất
- Quan hệ giữa đường lối, biện pháp công nghệ và các quy mô sản xuất
2.1.2 Tìm hiểu những cơ cấu truyền động tại nơi thực tập
- Cơ cấu truyền động là một hệ gồm các chi tiết hoặc cấu trúc được liên kết bởi các bánh răng, cam, trục khuỷu… để truyền chuyển động hoặc truyền lực. Khi tìm hiểu hay thiết kế một cơ cấu truyền động, cần phải nắm vững các định luật về cơ học. Cụ thể phải phân tích được truyền động, bao gồm:
+ Phân tích tĩnh học; + Phân tích động học; + Phân tích động lực học.
- Tìm hiểu một số cơ cấu truyền động tại nơi thực tập: + Tìm hiểu cơ cấu truyền động bánh răng;
+ Tìm hiểu cơ cấu truyền động cam;
+ Tìm hiểu cơ cấu truyền động trục khuỷu thanh truyền; + Tìm hiểu cơ cấu truyền động nâng hạ;
+ Tìm hiểu cơ cấu truyền động đai.
2.2 Thiết kế mới một quy trình công nghệ, một cơ cấu truyền động 2.2.1 Thiết kế mới một quy trình công nghệ 2.2.1 Thiết kế mới một quy trình công nghệ
2.2.1.1 Xác định trình tự giacông hợp lý
- Xác định phương án gia công.
- Chọn máy, dụng cụ, trang bị phù hợp. - Xác định vị trí của các bề mặt gia công.
- Xác định kích thước của từng bề mặt không tách rời từng phần tử. - Phạm vi gá đặt phôi.
- Độ chính xác đạt được. - Xác định lượng dư nhỏ nhất. - Căn cứ điều kiện sản xuất thực tế.
2.2.1.2.Thiết kế nguyên công
- Lập phương án gia công.
- Chọn chuẩn và phương án gá đặt.
- Chọn máy và các trang thiết bị kèm theo(các dạng đồ gá). - Chọn dụng cụ cắt thích hợp cho từng bước.
- Chọn chế độ cắt: + Chiều sâu cắt t + lượng chạy dao S + Tốc độ cắt v
- Xác định thời gian cho từng nguyên công. - Tính hiệu quả kinh tế đạt được.
2.2.1.3 Các bước thiết kế:
- Phân tích tính năng sử dụng, điều kiện làm việc của chi tiết, tính ổn định của sản phẩm.
- Xác định yêu cầu kỹ thuật, tính kết cấu của chi tiết. - Xác định quy mô sản xuất và điều kiện sản xuất. - Xác định thứ tự các nguyên công.
- lập sơ đồ nguyên công và cách gá đặt. - Chọn phôi và phương pháp gá đặt phôi. - Chọn máy cho mỗi nguyên công.
- Xác định lượng dư và dung sai cho các nguyên công để căn cứ vào đó xác định kích thước cần thiết của phôi.
- Xác định loại dụng cụ cắt và loại dụng cụ kiểm tra. - Xác định chế độ cắt.
- Xác định các loại đồ gá kèm theo. - Xác định thời gian.
- Tính năng xuất đạt được.
2.2.2 Thiết kế mới một cơ cấu truyền động
Thiết kế một cơ cấu truyền động cơ khí là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp, đòi hỏi người thiết kế phải vận dụng tổng hợp lý thuyết của các môn học, mô-đun, công nghệ chế tạo máy, Máy cắt, Dao cắt, Dung sai, Chi tiết máy, Vẽ kỹ thuật. . . để giải quyết. Giả sử nếu ta thiết kế một bộ truyền bánh răng, trước hết ta cần hiểu rõ: Bánh răng là một chi tiết cơ khí thường dùng để truyền lực và truyền chuyển động giữa các bộ phận trong một cỗ máy. Bánh răng có độ bền cao và có thể truyền lực đạt hiệu quả đạt 98. Cơ cấu truyền động bánh răng thông thường bao gồm từ hai bánh răng trở lên, thường dùng trong các trường hợp: Tăng tốc; Giảm tốc; Thay đổi chuyển động.
Để thiết kế được cơ cấu truyền động bánh răng, ta cần thực hiện theo các bước công việc cụ thể cơ bản sau:
+ Chọn vật liệu chế tạo và phương pháp nhiệt luyện bánh răng; + Xác định ứng xuất cho phép;
+ Chọn hệ số quá tải trọng Ksb; + Chọn hệ số chiều rộng bánh răng;
+ Xác định khoảng cách trục A;
+ Chọn cấp chính xác chế tạo bánh răng; + Xác định chính xác khoảng cách trục A;
+ Xác định mô đun, số răng, chiều rộng và góc nghiêng răng của bánh răng;
+ Kiểm nghiệm sức bền uốn của răng;
+ Kiểm nghiệm bánh răng theo quá tải đột ngột; + Xác định thông số hình học của bộ truyền; + Tính lực tác dụng.
2.3 So sánh, biện luận theo các tiêu chí 2.3.1 Chất lượng (yêu cầu kỹ thuật) 2.3.1 Chất lượng (yêu cầu kỹ thuật)
Chất lượng là tổng hợp giữa kỹ thuật và kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nói chung, yêu cầu về chất lượng đối với sản phẩm cơ khí thường bao gồm:
- Sản phẩm phải an toàn,
- Sản phẩm phải thực hiện được chức năng của nó với độ tin cậy nhất định,
- Sản phẩm phải có tuổi thọ hợp lý, - Sản phẩm phải tiện dụng,
- Sản phẩm phải có tính thẩm mỹ cao, - Sản phẩm phải có hiệu quả sử dụng cao.
2.3.2 Đơn giản, dễ thực hiện.
Quy trình công nghệ được thiết lập: - Đơn giản
- Dễ dàng sử dụng
- Thời gian gia công nhỏ - Bậc thợ không cao
2.3.3 Năng suất.
Năng xuất chính là số lượng sản phẩm (hoặc chi tiết) được chế tạo ra trong một đơn vị thời gian.
Tăng năng suất lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với nền công nghiệp. Thực hiện được vấn đề này phải được gắn liền với việc giảm khối lượng lao động và hạ giá thành sản phẩm. Những biện pháp chính để tăng năng suất lao động là:
- Tăng mức độ cơ khí hóa và tự động hóa toàn bộ quy trình công nghệ; - Thiết kế kết cấu của máy hoàn thiện;
- Sử dụng nhiều máy tự động;
- Tăng chế độ cắt bằng cách cải tiến các kết cấu và chế tạo các kết cấu mới của dao cắt. Sử dụng dao hợp kim cứng. hợp kim gốm và dao kim cương;
- Giảm thời gian cơ bản;
Giảm thời gian phụ do việc hoàn thiện đồ gá và các phương pháp kiểm tra;
- Chế tạo phôi bằng các phương pháp biến dạng dẻo (rèn, dập khuôn, cán), đúc chính xác và các phương pháp tiên tiến khác;
- Không ngừng cải tiến và hoàn thiện quy trình công nghệ.
2.3.4 Hạ giá thành gia công
Giá thành gia công sản phẩm bao gồm: Giá thành phôi, chi phí tiền lương, giá thành điện, chi phí cho dụng cụ, chi phí khấu hao máy, chi phí cho sửa chữa máy, chi phí cho dử dụng đồ gá và các chi phí khác.
Như vậy muốn hạ giá thành gia công sản phẩm, ta phải tìm cách hạ thấp nhất các chi phí, đồng thời phải cải tiến công nghệ gia công, máy móc, thiết bị… để không ngừng tăng năng xuất lao động.…
2.4 Trao đổi với GVHD và quản đốc nhà máy để lấy ý kiến làm báo cáo thực tập cáo thực tập
2.4.1 Trao đổi với GVHD và quản đốc nhà máy để lấy ý kiến về
- Nội dung báo cáo thực tập
Nội dung chi tiết báo cáo của từng sinh viên do SV chọn sau khi tham khảo ý kiến của đại diện cơ quan tiếp nhận thực tập (Cán bộ hướng dẫn) và GV theo dõi của Khoa.
Báo cáo thực tập cần trình bày lại kết quả thực tập tại cơ quan những việc mà SV đã làm theo mục đích, nội dung, kết quả công việc.
- Hình thức trình bầy, số trang tối thiểu và tối đa của báo cáo. - Qui định thứ tự sắp xếp trong bài báo cáo thực.
2.4.2 Làm báo cáo thực tập
2.4.2.1 Phần mở đầu
- Giới thiệu lý do, mục đích chọn chủ đề báo cáo thực tập. - Nội dung thực tập
- Địa điểm thực tập
2.4.2.2 Phần nội dung
- Nội dung chi tiết báo cáo của từng SV do SV chọn sau khi tham khảo ý kiến của đại diện cơ quan tiếp nhận thực tập (Cán bộ hướng dẫn) và GV theo dõi của Khoa.
- Báo cáo thực tập cần trình bày lại kết quả thực tập tại cơ quan những việc mà SV đã làm theo mục đích, nội dung, kết quả công việc.
2.4.2.3 Cách trình bày
- Bản báo cáo phải đóng thành tập, có thể đánh máy hoặc viết tay trên một mặt giấy khổ A4 (210 x 297 mm). Trình bày mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu, có đánh số trang;
- Trình bày khổ giấy:
+ Nếu đánh máy thì khổ giấy sẽ đựơc định lề như sau: trái 3cm, phải 2cm, trên 2cm, dưới 2cm kể cả hình vẽ; font Times New Roman; size 14; cách dòng 1,2.
+ Nếu viết tay thì phải viết ngay ngắn, dễ đọc, có thể định lề như đánh máy hoặc kẻ khung theo kiểu định lề trên.
- Cách đánh số các mục trong BCTT: Ví dụ: 1. …………
1.1. ………. 1.1.1. ……….
+ Trang “Lời cảm ơn”
+ Trang Nhận xét của CBHD ở ĐVSX và Ký duyệt cho phép Bảo vệ thực tập của GV hướng dẫn;
+ Trang Mục lục
+ Các trang tiếp theo của phần nội dung bản báo cáo.
Số trang: nội dung báo cáo tối thiểu 20 trang, tối đa 30 trang không kể phần phụ lục .
Khổ giấy: A4 (210x297 mm) In một mặt.
Chữ trong phần nội dung: kiểu chữ - font: Times New Roman, font size: 14
Canh lề: trái - left: 3,0 cm; phải - right: 2,00 cm; trên - top: 2,5 cm; dưới - botton: 2,00cm.
Trang số 1 bắt đầu sau phần Mục lục
Đánh số thứ tự các bảng, hình ảnh, bản đồ/sơ đồ và ghi tên bảng ở đầu mỗi bảng.
2.5 Các thành phần của qui trình công nghệ
Quy trình công nghệ gia công cơ được chia ra các thành phần: Nguyên công, gá, vị trí, bước, đường chuyển dao công tác.
- Nguyên công.
Nguyên công là một phần của quy trình công nghệ được hoàn thành liên tục tại một chỗ làm việc do một hay nhiều nhóm công nhân thực hiện để gia công một hay một số chi tiết cùng lúc (khi không có công nhân nào phục vụ thì đó là nguyên công được tự động hoá hoàn toàn).
Nếu thay đổi một trong những điều kiện như: Tính làm việc liên tục hoặc chỗ làm việc thì ta đã chuyển sang một nguyên công khác. Ta xét trường hợp gia công trục bậc trên hình 1.1.
Nếu ta tiện một đầu rồi trở đầu ngay để tiện đầu kia thì vẫn thuộc một nguyên công. Nhưng nếu tiện một đầu cho cả loạt chi tiết rồi mới tiện đầu kia cho cả loạt chi tiết thì ta có hai nguyên công. Hoặc là trên một máy chỉ tiện một đầu, còn đầu kia được tiện trên máy khác thì ta cũng có hai nguyên công.
Sau khi tiện xong ở một (hay hai máy tiện) tiến hành phay rãnh then H trên máy phay thì sẽ có nguyên công khác (nguyên công phay).
Nguyên công là đơn vị cơ bản của quy trình công nghệ. Phân chia quy trình công nghệ ra thành các nguyên công có ý nghĩa kỹ thuật và ý nghĩa kinh tế.
Ý nghĩa kỹ thuật là ở chỗ tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật của chi tiết mà phải gia công bề mặt nào đó bằng phương pháp bào, phay hay mài.
Ý nghĩa kinh tế (ví dụ, trường hợp gia công trục bậc trên hình 1.1) là ở chỗ tuỳ theo sản lượng và điều kiện cụ thể mà chia quy trình công nghệ ra làm nhiều nguyên công (phân tán nguyên công) hoặc tập trung ở một vài nguyên công (tập trung nguyên công) nhằm đảm bảo sự cân bằng của nhịp sản xuất. Hoặc trên một máy chính xác không nên làm cả việc thô và việc tinh mà phải chia thành hai nguyên công: thô và tinh cho hai máy (máy thô và máy chính xác).
- Gá.
Gá là một phần của nguyên công được hoàn thành trong một lần gá đặt một hoặc nhiều chi tiết cùng lúc. Ví dụ, trên một đầu của chi tiết ( hình 1.1) rồi gá lại chi tiết ở đầu kia là hai lần gá đặt. Một nguyên công có thể có một hoặc nhiều lần gá.
Hình 1.2. Gia công chi tiết trên máy khoan ba trục
1. Vị trí để gá 2. Khoan 3. Khoét 4. Doa 5. Bàn máy
- Vị trí.
Vị trí là một phần của nguyên công được xác định bởi một vị trí tương quan giữa chi tiết gia công và máy hoặc giữa chi tiết gia công và đồ gá hay dụng cụ cắt. Ví dụ, mỗi lần phay một cạnh hoặc khoan một lỗ trên chi tiết có nhiều lỗ được gọi là một vị trí. Trường hợp gia công một lỗ nhưng qua nhiều bước khác nhau mhư khoan, khoét, doa (hình 1.2) cũng được xem là chi tiết có nhiều vị trí.
Khi thiết kế quá trình công nghệ cần lưu ý là giảm quá trình gá đặt (trong khi vẫn giữ được số vị trí cần thiết) bởi vì trong mỗi lần gá đặt sẽ gây ra sai số gia công.