Kiểm tra sai số hình học

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 79 - 81)

(Độ thẳng, Độ phẳng, Độ song song. Độ vng góc, Độ trịn, Độ đồng tâm...)

Giới thiệu:

Trong q trình gia cơng cơ khí chúng ta gặp khơng ít những chi tiết có bề mặt khơng bằng phẳng, sai lệch cả về kích thước, hình dạng và vị trí làm ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm và tính kinh tế trong sản xuất. Nghiên cứu về vấn đề này nội dung cơ bản trong chương giới thiệu về nguyên nhân gây ra sai số trong q trình gia cơng, các đặc điểm, dấu hiệu và kí hiệu của chúng trên bản vẽ.

Mục tiêu:

- Xác địnhđược các nguyên nhân chủ yếu gây ra sai số trong quá trình gia cơng; - Nhận biếtđược đặc điểm của các dạng sai lệch về hình dáng, vị trí, độ nhám bề mặt;

- Phân tích được các kí hiệu về dung sai hình dáng, vị trí, độ nhám bề mặt trên bản vẽ;

- Ghi được các kí hiệu về dung sai hình dáng, vị trí, độ nhám bề mặt lên bản vẽ;

- Rèn luyện tính chuyên cần, cẩn thận, chính xác, khả năng ghi nhớ trong học tập.

Nội dung chính:

1.3.1 Nguyên nhân chủ yếu gây ra sai số trong quá trình gia cơng

- Xác địnhđược các nguyên nhân chủ yếu gây ra sai số trong quá trình gia cơng; - Có tính chun cần, cẩn thận, chính xác, khả năng ghi nhớ trong học tập.

1.3.2 Khái niệm về độ chính xác gia cơng cơ khí

Chất lượng chi tiết sau khi gia công đạt mức độ khác nhau về các yếu tố hình học so với bản thiết kế. Mức độ đó gọi là độ chính xác gia cơng.

Độ chính xác gia cơng của mỗi chi tiết bao gồm những yếu tố sau: - Độ chính xác kích thước.

- Độ chính xác hình dáng hình học và vị trí tương quan các bề mặt. - Độ nhẵn bề mặt.

Độ chính xác gia cơng đạt được mức độ khác nhau. Chi tiết sản xuất ra có thể khác với mong muốn hoặc cùng một yêu tố hình học nhưng ở chi tiết này khác với chi tiết kia là do có những sai số sinh ra trong q trình gia cơng.

1.3.3 Nguyên nhân chủ yếu gây ra sai số trong quá trình gia cơng

1.3.3.1Độ chính xác của máy, đồ gá và tình trạng của chúng bị mịn

Ví dụ: Trục chính của máy tiện bị đảo làm cho bề mặt gia cơng khơng trịn hay sống trượt khơng song song với tâm trục chính gây ra độ cơn trên chi tiết gia cơng. Tương tự với đồ gá gia công cũng vậy. Thí dụ trong đồ gá khoan lỗ sẽ bị sai lệch.

1.3.3.2 Độ chính xác của dụng cụ cắt

Những dụng cụ định kích thước như mũi khoan, mũi doa v.v ... có đường kính sai hoặc bị mịn sẽ ảnh hưởng đên chi tiết gia cơng, làm cho kích thước của chi tiết gia cơng bị sai số.

1.3.3.3 Độ cứng vững của hệ thống máy, đồ gá, dao gia cơng chi tiết càng kém thì sai số gia cơng càng lớn.

1.3.3.4 Biến dạng do kẹp chặt chi tiết

Khi kẹp chặt chi tiết để gia công, chi tiết sẽ bị biến dạng, sau khi gia công xong tháo chi tiết ra do biến dạng đàn hồi nó sẽ trở lại hình dáng ban đầu làm cho mặt vừa gia cơng sai sơ.

1.3.3.5 Biến dạng vì nhiệt và ứng suất bên trong

Nhiệt làm cho chi tiết gia công, dụng cụ cắt, dụng cụ đo và các bộ phận máy thay đổi kích thước và hình dáng dẫn đến sai lệch chi tiết gia công.

1.3.3.6 Rung động phát sinh trong quá trình cắt

Là nguyên nhân gây ra sai số gia công và ảnh hưởng lớn đến độ nhẵn bề mặt

1.3.3.7 Do phương pháp đo

dụng cụ đo và những sai số của người thợ gây ra, sai số chịu ảnh hưởng đồng thời của nhiều nguyên nhân phức tạp

Để ngăn ngừa hạn chế sai số sinh ra trong quá trình gia cơng, cần phân biệt được các loại sai số và những đặc tính biến thiên của chúng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)