Mục tiêu phát triển củacông ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty cổ phần bia rượu nước giải khát viger (Trang 90)

2.3.2 .Hạnchế

3.1. Mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển củacông ty

3.1.1. Mục tiêu phát triển củacông ty

- Tổ chức sản xuất chặt chẽ và điều hành quyết liệt theo khung thời vụ với

kế hoạch tác nghiệp chi tiết phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch với hiệu quả cao nhất.

- Cân đối tổng thể đồng bộ từng dây chuyền sản xuất, rà soát và đánh giá

lại quy từng trình sản xuất, trong đó: Đối với sản xuất bia cần đánh giá lại từng khâu từ nhập nguyên liệu, xử lý nước mền, nấu bia, lên men, lọc, chiết keg/chai…đến các công đoạn phụ trợ như hơi, nhiệt lạnh, điện, nước…Đối với sản xuất nước giải khát đánh giá lại tổng thể quy trình sản xuất từng loại sản phẩm cho từng đối tác để lên kế hoạch tác nghiệp chi tiết và định mức chặt chẽ các chi phí hơi, điện, nước và nhân công. Phấn đấu tăng năng suất lao động, tiết giảm cho phí hạ giá thành sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

-Quản lý và vận hành thiết bị an toàn tuyệt đối và ổn định, bảo đảm cân

bằng các công đoạn trên dây chuyền; Bảo đảm cân đối các chỉ tiêu về kỹ thuật và công nghệ; Bảo đảm chi phí sản xuất thấp nhất. Vận dụng linh hoạt tính chất thời vụ trong tổ chức sản xuất.

-Tổ chức tốt công tác chuẩn bị sản xuất bảo đảm chủ động cho sản xuất

thời vụ để tận dụng có hiệu quả từng cơ hội, góp phần cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty. Trong đó tập trung:

- Định biên lao động trên dây chuyền đáp ứng theo khung thời vụ. Chỉ bố

trí đủ các cương vị chính trong dây chuyền sản xuất. Các cương vị khác ký hợp đồng thời vụ.

- Chủ động triển khai kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị theo nguyên tắc “vừa sản xuất, vừa sửa chữa, bảo dưỡng” làm đến đâu nghiệm thu đưa vào hoạt động bảo đảm an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và tiến độ. Cải tạo

81

thay mới đáy nồi đường hóa, hồ hóa và sửa chữa nồi nấu hoa; cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý nước RO cho cả 2 dây chuyền (bia và NGK) và hệ lọc bia nhằm nâng cao năng lực thiết bị, tiết giảm hao phí và tăng năng suất lao động và nâng cao tính ổn định về chất lượng sản phẩm. phấn đấu hoàn thiện trước 15/03/2018.

-Triển khai sửa chữa bảo dưỡng, phân loại bom box, mua bổ sung box 30

lít; In sơn logo công ty để tăng hình ảnh thương hiệu bia Viger đảm bảo chất lượng - số lượng box cho tiêu thụ, vận chuyển sản phẩm.

-Quản lý chặt chẽ định mức kinh tế kỹ thuật, vật tư, sản phẩm, hàng hoá;

Tiếp tục rà soát, đánh giá lại định mức sản xuất các sản phẩm theo hướng tiên tiến và hiệu quả. Hoàn thiện bộ định mức kinh tế kỹ thuật theo thời vụ tiến bộ hơn, vận dụng linh hoạt.

- Xây dựng và thực hiện phương án sản xuất nước giải khát tin cậy, khả thi. Tiếp tục hợp tác liên kết sản xuất gia công các sản phẩm NGK với các đối tác nhằm khai thác dây chuyền sản xuất và kết hợp sản xuất các sản phẩm cho công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu (Nước tinh khiết, nước hoa quả hương liệu và thạch rau câu).

-Tiếp nhận, lắp đặt chạy thử thành công dây chuyền sản xuất thạch rau

câu và tổ chức sản xuất thạch theo kế hoạch của Hải Châu đảm bảo hiệu quả cao nhất.

3.1.2. Phương hướng phát triển của công ty

- Nghiên cứu đổi mới quy trình công nghệ, kết cấu nguyên liệu, thời gian

lên men tàng trữ tối ưu đảm bảo giảm tối đa chi phí.

- Tiếp tục nghiên cứu sản xuất sản phẩm bia chất lượng cao (Bia tươi, bia

đóng chai/keg…) đưa vào hệ thống nhà hàng ở trung tâm đô thị. Phối hợp cùng Hải Châu tiếp tục nghiên cứu sản xuất các loại nước giải khát, thạch râu câu, nước tinh khiết…

- Tiếp tục nghiên cứu và tìm đối tác liên kết hợp tác sản xuất rượu. - Tăng cường công tác dự báo và theo sát thông tin thị trường - tận dụng

82

-Nghiên cứu thị trường, đánh giá thị trường, tổ chức lại công tác bán hàng

và chăm sóc khách hàng - nhằm duy trì và phát triển thị phần, tăng nhanh sản lượng tiêu thụ, tăng doanh số bán hàng và hiệu quả kinh doanh.

- Chủ động nghiên cứu xu hướng, hành vi, thị hiếu người tiêu dùng, tham

mưu hữu hiệu về chủng loại sản phẩm, cơ cấu sản phẩm,…phù hợp từng thời điểm và từng khu vực thị trường.

- Lập kế hoạch mở mới cụ thể từng tuấn đối với từng thị trường, giao trách nhiệm cụ thể cho cán bộ quản lý trực tiếp chỉ đạo và nhân viên bán hàng tổ chức thực hiện. Chuẩn bị tốt các điều kiện cho công tác mở mới đầy đủ (cần có ngay, tiện dụng và phù hợp cửa hàng). Đồng thời phân tích kỹ những thị trường/khách hàng nghỉ bán để xác định nguyên nhân (do chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, cơ chế, chính sách bán hàng, giá bán, chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ, hình ảnh thương hiệu…). Có cơ chế thích hợp nhằm lôi kéo, cuốn hút họ bán bia Viger bằng những chính sách bán hàng cụ thể: (Tỷ lệ chiết khấu, đầu tư vật dụng bán bia,… chính sách marketing). Triển khai ký mới, mới bán hàng ngay từ ngày đầu năm.

- Xây dựng chính sách duy trì và giữ điểm bán ổn định gắn bó lâu năm

theo lộ trình cụ thể (Tặng quà cho khách hàng gắn bó 10 năm, 15 năm, 20 năm…theo mức sản lượng đại lý đã thực hiện bằng những hình thức thực dụng nhất cho khách hàng – vật chất, tinh thần)

- Đề xuất Hội đồng quản trị xem xét đầu tư 10 cửa hàng bán bia Viger đồng bộ có quy mô và địa điểm tập trung, đưa bia chất lượng cao vào bán.

Đầu tư cải tạo hệ thống chiết bia chai trên cơ sở dây chuyền hiện có; Cải tạo hệ thống lọc bia và nồi nấu bia.

- Tổ chức khai thác có hiệu quả các dây chuyền bia, nước giải khát.

- Thay đổi phương thức quản trị bằng việc áp dụng các phần mềm và quy

trình trong quản lý.

- Xây dựng rõ tiêu chí, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, tay nghề đối với từng vị trí, chức danh công việc nhằm thuận lợi cho công tác quản lý, giám sát.

83

- Rà soát, hoàn thiện các định chế quản lý nội bộ. Trong đó, tiếp tục hoàn

thiện cơ chế trả lương gắn với trách nhiệm công việc. Bố trí lao động hợp lý căn cứ theo năng lực, trình độ chuyên môn để bố trí đúng người, đúng việc, gắn việc phân bổ với việc tổ chức của doanh nghiệp.

- Tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất (tự động hóa, hợp

lý hóa…) và quản lý bán hàng qua hệ thống phần mềm bán hàng.

- Tăng cường công tác kiểm tra và tự giám sát tại tất cả các cấp quản lý. - Tập trung quản lý kỹ thuật, quản lý thiết bị, quản lý môi trường, quản lý an

toàn và phòng chống cháy nổ. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và cập nhật đầy đủ tình trạng vận hành, tình trạng thiết bị, công nghệ. Nghiên cứu cải tiến công thức sản xuất bia, nước giải khát và thay thế nguyên vật liệu ngoại nhập bằng nguyên vật liệu sản xuất trong nước. Quản lý chặt chẽ công tác bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, ứng dụng và đẩy mạnh công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật - hợp lý hóa sản xuất, tiết giảm chi phí - nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Tổ chức hạch toán kế toán theo đúng nguyên tắc và chuẩn mực kế toán;

Cân đối nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng nhanh vòng quay và hiệu quả sử dụng vốn. Tăng cường quản lý tài sản, tiền hàng, mua bán vật tư nguyên liệu. Quản lý chặt chẽ giá thành theo phương án sản phẩm, phương án thương mại, dịch vụ.

- Tăng cường kiểm tra, tự kiểm tra, giám sát và cải thiện hoạt động, chất

lượng kiểm tra, giám sát trên các lĩnh vực hoạt động trọng yếu của công ty; Xử lý kịp thời các kết luận sau kiểm tra.

- Thực hiện nghiêm túc chương trình kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản

trị, Ban tổng giám đốc, Ban kiểm soát.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger cổ phần bia rượu nước giải khát Viger

Công ty cổ phần bia rượu NGK Viger đã hình thành và phát triển trong thời gian dài, hoạt động của công ty đã đi vào ổn định, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao đáp ứng nhu cầu công việc, mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, công tác quản trị

84

nhân lực của công ty cũng không thể tránh được những tồn tại thiếu sót cần phải khắc phục. Để khắc phục những thiếu xót còn tồn tại, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty cổ phần bia rượu NGK Viger như sau:

3.2.1. Hoàn thiện công tác thu hút nguồn nhân lực

1) Về công tác thiết kế và phân tích công việc: công ty cần phải chú trọng

vào công tác thiết kế và phân tích công việc, đây là nội dung tiền đề cho các nội dung khác trong quản trị nguồn nhân lực. Xây dựng và hoàn thiện các bản mô tả, yêu cầu thực hiện công việc rõ ràng, cung cấp đầy đủ thông tin đến người lao động để họ nắm vững và thực hiện theo. Các bản mô tả cần phải đầy đủ, phù hợp với yêu cầu công việc tại các vị trí không chỉ tập trung ở bộ phận quản lý, văn phòng, đưa vào các bản thông báo tuyển dụng để người lao động hiểu biết, làm căn cứ đánh giá thực hiện công việc.

2) Về công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực: Kế hoạch hóa nguồn nhân

lực của tổ chức có vai trò rất quan trọng, có ảnh hưởng đến các nội dụng khác trong công tác quản trị nhân lực. Để hoàn thiện hơn nữa công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực công ty cần chú ý các vấn đề sau:

Công ty cần nâng cao trình độ đội ngũ làm công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực, có thể cử họ đi đào tạo chuyên sâu hoặc tuyển dụng những cán bộ có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm.

Nắm vững những định hướng chiến lược phát triển trong tương lai của công ty làm điểm xuất phát cho hoạt động lập kế hoạch về nhân lực chuẩn bị định hướng theo các mục tiêu chiến lược của công ty đề ra.

Thường xuyên đánh giá chất lượng và số lượng lao động hiện có, xác định điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân của những khó khăn tồn tại trong công ty về nhân lực.

Công tác dự báo cầu nhân lực: phải dựa vào việc phân tích hiện trạng và dự định các công việc, các mục tiêu cần triển khai thực hiện trong năm tiếp theo để có thể đưa ra dự kiến cầu nhânlực.

85

Công tác dự báo cung: đối với công việc dự báo cung nguồn nhân lực phải dự đoán được cung từ bên trong và cung từ bên ngoài đó chính là những số người sẽ chuyển đi trong năm, số người nghỉ chế độ, số người nghỉ hưu để từ đó có kế hoạch trước khi có quyết định bổ sung chỉ tiêu tuyểndụng.

Điềutiếtcungcầunhânlực:Saukhicóchỉtiêutuyểndụng,công tycầnthực hiệncácyêucầuvềcânđốigiữacungvàcầunguồnnhânlực.Khicầntinhgiảmlao độngcầncóhìnhthứcnhưchonghỉhưusớmđốivớinhữngcánbộcótrìnhđộthấp kém,nghỉkhônglươnghoặccókếhoạchnhằmthuyênchuyển,đềbạtcánbộmột cáchhợplýhoặccókếhoạchtuyểndụngtừbênngoài.

Ngoài ra, một bước rất cần thiết cho công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực mà công tycần thực hiện được là bước kiểm tra và đánh giá chương trình. Mục đích của kiểm tra và đánh giá là hướng dẫn các hoạt động hoạch định nguồn nhân lực, xác định các sai lệch giữa thực hiện và kế hoạch, các nguyên nhân dẫn đến các sai lệch đó và có tính khách quan hơn biện pháp khắc phụcnó.

3) Về công tác tuyển dụng lao động: Hiện nay tình hình cạnh tranh khốc

liệt đang diễn ra trên địa bàn tỉnh nói chung và trong các công ty trong ngành nói riêng, công ty đang đứng trước nguy cơ mất thị phần, tốc độ tăng doanh thu rất chậm thậm chí còn giảm…Nếu không xây dựng lại được một bộ máy lao động thật sự hiệu quả có trình độ năng lực và khả năng cạnh tranh thì công ty không thể đứng vững trên thị trường và phát triển trong tương lai. Hiện nay, công tác tuyển dụng của công ty đóng vai trò rất quan trọng, số lượng tuyển không cao nhưng yêu cầu chất lượng đầu vào cao hơn để đáp ứng nhu cầu tương lai. Tuy nhiên, việc tuyển dụng được các ứng viên có trình độ chuyên môn, tay nghề cao không phải dễ dàng. công ty cần phải trú trọng vào các vấn đề sau:

Công tác tuyển mộ: Đa dạng hóa nguồn tuyển dụng: thông báo tuyển dụng rộng rãi, trên nhiều kênh khác nhau như báo chí, truyền hình, truyền thanh, trung tâm giới thiệu việc làm, sinh viên thực tập. Thu hút số lượng ứng viên phong phú tạo điều kiện cho công tác tuyển chọn được hiệu quả tìm ra những người phù hợp với nhu cầu.

Cần phải tiến hành phân tích công việc để xác định yêu cầu, tiêu chuẩn thực hiện công việc, giúp các ứng viên nắm bắt nhiệm vụ công việc của mình.

86

Đưa ra được các chính sách thu hút người lao động như chế độ tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi cho người lao động cạnh tranh với chính sách thu hút người lao động của các doanh nghiệp khác trên địa bàn.

Công tác tuyển chọn: với số lượng ứng viên công ty thu hút được qua tuyển mộ, công ty cần chú trọng dựa vào yêu cầu và định hướng phát triển của công ty để tìm ra người phù hợp có chất lượng. Bổ sung thêm các bước trong quy trình tuyển chọn để mang lại hiệu quả hơn.

3.2.2. Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực

1) Về nội dung chương trình, phương pháp đào tạo. Hiện nay chương trình đào tạo của công ty đã gắn được với yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời những kiến thức mà người lao động thu được sau khi đào tạo cũng đã áp dụng được vào thực tiễn nhưng vẫn còn nhiều lao động cho rằng khóa học vẫn chưa cung cấp cho họ đầy đủ kiến thức mà họ mong muốn, điển hình là tại bộ phận kinh doanh, bán hàng nhu cầu học tiếng Anh của nhân viên rất cao. Do vậy, để công ty có thể thực hiện tốt công tác đào tạo và phát triển nhân lực thì nên sử dụng nhiều hơn nữa việc xác định nhu cầu đào tạo thông qua nhu cầu đào tạo của người lao động.

2) Về phương pháp đào tạo: Đối với mỗi kỹ năng kiến thức mà người lao động

được đào tạo đều phải có những phương pháp đào tạo thích hợp, với những kỹ năng kiến thức để đáp ứng yêu cầu kế hoạch sản xuất hàng năm của công ty thì phương pháp đào tạo nên là nững phương pháp đào tạo giúp người lao động có thể được học hỏi thông qua các phương pháp trực quan như các phương pháp mô hình hóa hành vi, đóng kịch, bài tập xử lý tình huống… Các phương pháp đào tạo cần phải phù hợp với đối tượng đào tạo. Tuy nhiên đối với những công việc đòi hỏi người lao động được đào tạo chuyên sâu nên thực hiện các phương pháp đào tạo dài hạn với người lao động. Vì với những khóa lao động ngắn hạn rất khó để người lao động nắm bắt được đầy đủ kiến thức để thực hiện tốt công việc. Đối với những người được cử đi học bên ngoài thì công ty nên liên hệ với các cơ sở đào tạo ở đó để cùng họ xây dựng phương pháp sao cho hiệu quả nhất với những người lao động được cử đi đào tạo, cũng như tận dụng được những

87

kinh nghiệm kiến thức tiên tiến, các tri thức mới để có thể đưa về thực hiện trong công ty và nâng cao hiệu quả lao động.

3)Khai thác nguồn lực tài chính phục vụ cho công tác đào tạo một cách có hiệu quả: Hiện nay kinh phí đào tạo của công ty vẫn là nguồn kinh phí chưa

ổn định vì nó vẫn phụ thuộc vào quỹ đầu tư phát triển, khoản kinh phí này phụ thuộc nhiều vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó để chi phí đào tạo và phát triển có thể được sử dụng hiệu quả thì cần phải có một bộ phận trong công ty đảm nhiệm việc theo dõi và hạch toán chi phí đào tạo một cách

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty cổ phần bia rượu nước giải khát viger (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)