Ảnh hưởng của BAP đến số lá của chồi in vitro của loài Ý thảo

Một phần của tài liệu PHỤ lục 1 (Trang 35 - 39)

Công thức 0 Tuần (lá) 4 Tuần (lá) 8 Tuần (lá)

ĐC (Po) 3,25  0,36 3,7  0,57 4,35  0,48 BAP05 3,4  0,28 4,05  0,38 4,42  0,38 BAP1 3,6  0,56 4,62  0,27 5,52  0,38 BAP125 3,3  0,38 4,85 0,73 5,25  0,58 BAP15 3,3 0,78 4,92  0,48 5,42  0,67 BAP175 3,5  0,68 4,75  0,67 5,27  0,69 BAP20 3,45  0,63 4,4  0,57 5,28  0,38 BAP225 3,35  0,48 4,32  0,78 4,95  0,68 BAP25 3,2  0,58 4,61  0,47 5,25  0,49

Hình 3.4. Ảnh hưởng của BAP đến số lá của chồi in vitro của loài Ý thảo

Qua bảng số liệu ở bảng 3.2 và hình 3.4 chúng ta có thể thấy số lượng lá đều tăng lên sau 4, 8 tuần ở tất cả các công thức đối chứng và thí nghiệm. Khả năng tăng trưởng cao nhất về số lá là ở công thức BAP15, số lá tăng từ 3,3 lá (0 tuần) lên 4,92 lá (4 tuần) và tăng đến 5,42 lá ở tuần thứ 8. Khi tăng nồng độ BAP lên 1,75 mg/l, 2 mg/l, 2,25 mg/l và 2,5 mg/l thì số lá có giá trị thấp hơn. Tuy nhiên công thức đối chứng luôn ta thấy số lá có giá trị nhỏ nhất so với ở các môi trường khác có bổ sung BAP trong cả 3 giai đoạn 0 tuần, 4 tuần và 8 tuần. Từ những kết quả trên chúng ta có thể thấy, BAP có ảnh hưởng rõ rệt tới sự tạo chồi của loài lan Ý thảo. Công thức đối chứng luôn cho giá trị nhỏ nhất. Công thức BAP15 là công thức để phát triển chiều cao, số lá và chất lượng chồi in vitro cho loài lan Ý thảo. Công thức BAP2 là công thức có hệ số nhân chồi nhanh nhất, vì vậy chúng ta có thể bổ sung 2 mg/l BAP khi muốn nhân nhanh chồi.

3.1.2. Ảnh hưởng của Kinetin đến sự tạo chồi của cây Lan Ý thảo

Trong thí nghiệm này, có sự thay đổi các nồng độ bổ sung vào môi trường nuôi cấy từ 0,5 mg/l, 1mg/l, 2 mg/l và 2,5 mg/l. Sau thời gian theo dõi mẫu cấy, kết quả được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của Kinetin đến hệ số nhân và sự phát triển thân của

cây in vitro loài lan Ý thảo

Công thức

Hệ số nhân (lần)

Sinh trưởng chiều cao tương đối (mm) Tỉ lệ ra rễ (%) ĐC 2,58  1,16 3,02  0,45 100 Ki05 4,86  1,18 4,64  0,38 100 Ki1 5,45  1,45 5,25  0,67 100 Ki15 5,42 1,76 5,87  0,78 100 Ki20 6,72  1,84 6,35  0,56 100 Ki25 5,48 1,28 5,95  0,39 100

Hình 3.5. Ảnh hưởng của Kinetin đến hệ số nhân chồi của cây in vitro loài

lan Ý thảo

Từ bảng số liệu 3.3 và hình 3.5 cho thấy sự khác biệt rõ rệt về hệ số nhân chồi giữa các công thức. Trong đó công thức đối chứng có hệ số nhân

chồi thấp nhất là 2,58 lần. Khi bổ sung Kinetin với nồng độ lần lượt là 0,5 mg/l, 1mg/l, 1,5 mg/l thì hệ số nhân chồi tăng dần từ 4,86 lần, 5,45 lần, 5,42 lần. Ở nồng độ 2mg/l cho hệ số nhân chồi cao nhất đạt 6,72 lần. Tăng nồng độ lên 2,5mg/l thì hệ số nhân chồi lại có xu hướng giảm. Sự thay đổi về hệ số nhân chồi của loài lan Ý thảo với hàm lượng bổ sung kinetin được thể hiện cụ thể hơn ở hình 3.5.

ĐC Ki2

Hình 3.6. Chồi cây in vitro trên các môi trường có bổ sung Kinetin và trên

môi trường đối chứng

Khi bổ sung kinetin với các hàm lượng khác nhau thì không chỉ có sự ảnh hưởng về hệ số nhân chồi mà chiều cao của cây cũng ảnh hưởng rõ rệt (Hình 3.7).

Từ bảng số liệu 3.3 và biểu đồ hình 3.7 có thể thấy ở công thức đối chứng có chiều cao tương đối là thấp nhất. Ở các công thức Ki1, Ki1,5 chiều của cây tăng dần và đạt giá trị cao nhất ở công thức Ki20(6,35 mm). Tuy nhiên khi tăng nồng độ kinetin lên 2,5 mg/l thì chiều cao tương đối của cây có xu hướng giảm (5,95 mm) nhưng vẫn cao hơn công thức đối chứng.

Một phần của tài liệu PHỤ lục 1 (Trang 35 - 39)