Hàm lượng sắc tố quang hợp của cây lan Ý thảo giai đoạn ra cây

Một phần của tài liệu PHỤ lục 1 (Trang 44 - 45)

Công thức Chla (mg/g lá) Chlb (mg/g lá) Chla+b (mg/g lá) Car (mg/g lá) Xơ dừa 0,527  0,06 0,464  0,01 0,994  0,02 0,145  0,03 Dớn 0,404  0,02 0,225  0,05 0,631  0,04 0,181  0,04

Qua bảng số liệu ở bảng 3.7 và biểu đồ hình 3.13 ta thấy, khi được đặt trong một môi trường như nhau với điều kiện sống như nhau thì hàm lượng diệp lục a, diệp lục b có sự khác biệt rõ rệt ở hai giá thể. So với giá thể là Dớn thì giá thể xơ dừa giúp cho cây có sắc tố quan hợp cao hơn rất nhiều. Hàm lượng Chla của cây được trồng trên giá thể xơ dừa lớn hơn 1,3 lần cây được trồng trên giá thể dớn, hàm lượng Chlb lớn hơn 2 lần và hàm lượng Chla+b lớn hơn 1,6 lần. Tuy nhiên hàm lượng Car của cây trồng trên giá thể dơn lại cao hơn cây được trồng trên giá thể xơ dừa 0,036 mg/g lá.

Như vậỵ, cây lan Ý thảo giai đoạn ra cây được trồng trên giá thể xơ dừa có hàm lượng sắc tố quang hợp lớn hơn cây được trồng trên giá thể là dớn.

3.3.2. Hoạt tính enzym catalase

Trong số các enzym có tác dụng chống oxi hóa, catalase xúc tác phân giải trực tiếp H2O2 thành H2O và O2, giúp cây loại bỏ độc tố gây ra bởi H2O2, hợp chất vốn sinh ra thường xuyên trong quá trình quang hợp hoặc bởi các stress của môi trường [8]. Ở cây lan Ý thảo giai đoạn ra cây, sau khi tiến hành nghiên cứu trên hai giá thể xơ dừa và dớ thì thu được kết quả ở bảng 3.8 và biểu đồ 3.14.

Một phần của tài liệu PHỤ lục 1 (Trang 44 - 45)