Phương pháp ngâm chiết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học một số phân đoạn dịch chiết CH2Cl2 cây gai (boehmeria nivea (l) gaud ) họ gai urticaceae (Trang 26 - 27)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp ngâm chiết

Nguyên tắc tổng quát là lựa chọn dung môi và quy trình phù hợp để chiết tách hợp chất ra khỏi mẫu cây, điều này tùy thuộc vào đặc tính của chất thứ cấp có trong cây mà người khảo sát mong muốn tách cô lập: cấu trúc hóa học đa dạng, tính chất phân cực khác biệt,… Muốn chiết hợp chất ra khỏi cây cỏ cần chọn dung môi phù hợp có độ phân cực tăng dần (n-hexane, dichloromethane, ethyl acetate, methanol,…); sử dụng kỹ thuật chiết tách phù hợp bằng cách ngâm dầm rồi lọc. Sau khi lọc, phần bã cây hoặc sinh khối còn lại được lọc bỏ. Dung môi qua lọc được thu hồi bằng máy cô quay chân không ở nhiệt độ thấp khoảng 30- 45oC vì thực hiện ở nhiệt độ cao có thể làm hư hại một vài hợp chất kém bền nhiệt [4].

Kĩ thuật chiết ngâm dầm: Ngâm bột cây trong một bình chứa bằng thủy

tinh hoặc bằng thép không gỉ, bình có nắp đậy. Tránh sử dụng bình bằng nhựa vì dung môi hữu cơ có thể hòa tan một ít nhựa, gây nhầm lẫn là hợp chất đó có chứa trong cây [4].

Mỗi lần ngâm dung môi, chỉ cần 24 giờ là đủ, vì với một lượng dung môi cố định trong bình, mẫu chất chỉ hòa tan vào dung môi đến đạt mức bão hòa,

không thể hòa tan thêm được nhiều hơn; có ngâm lâu hơn chỉ mất thời gian.

Nhắc lại quy tắc chiết là chiết nhiều lần, mỗi lần một ít lượng dung môi [4]. Dung môi sau khi được thu hồi, được làm khan nước bằng các chất làm khan và được tiếp tục sử dụng để chiết các lần sau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học một số phân đoạn dịch chiết CH2Cl2 cây gai (boehmeria nivea (l) gaud ) họ gai urticaceae (Trang 26 - 27)