Một số công trình nghiên cứu về thể lực – tầm vóc con người

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm tầm vóc thể lực, sinh lí và trí nhớ của học sinh một số trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 25 - 30)

3. Mục tiêu đề tài

1.2. Một số công trình nghiên cứu về thể lực – tầm vóc con người

* Thế giới:

Cùng với sự phát triển của Y – Sinh học, các công trình nghiên cứu về tầm vóc- thể lực con người được tiến hành rất sớm trong lịch sử, đến nay nó đã trở thành vấn đề thời sự được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm.

Công trình đầu tiên trên thế giới nghiên cứu sự tăng trưởng một cách hoàn chỉnh ở các lứa tuổi từ 1 đến 25 theo phương pháp cắt ngang là luận án tiến sĩ của Chiristian Friedrich – người Đức (theo [27]). Cũng trong thời gian này philibert Guerneau de Montbeilard thực hiện nghiên cứu dọc trên con trai mình từ năm 1975 đến năm 1977, phương pháp này đã được áp dụng cho đến nay (theo [26]).

Năm 1829, Loui Ren Villerne nêu quan điểm “Tăng trưởng là tấm gương phản chiếu điều kiện xã hội”, khi ông công bố một cuốn sách chuyên khảo rằng: những lính nghĩa vụ ở quận nghèo có chiều cao trung bình thấp hơn chiều cao trung bình của lính ở quận giàu. Nghĩa là điều kiện kinh tế xã hội có ảnh hưởng lớn tới sự tăng trưởng chiều cao [22].

Năm 1883, Edwin Charlwick đã tiến hành nghiên cứu theo hướng của Leouis – rene tại Anh trên các đối tượng trẻ em đang làm việc tại các nhà máy dệt miền bắc nước Anh và nêu lên rằng cần phải cải cách xã hội, cải thiện điều kiện và thời gian làm việc cho trẻ em. Hướng nghiên cứu này vẫn được tiếp tục cho đến nay, người ta đã sử dụng chiều cao trẻ em và người trưởng thành như là một chỉ số để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và xã hội [22]. Quy luật “tăng trưởng theo thời gian” (seculer changes) đã được rút ra từ những nghiên cứu trên.

Những nghiên cứu về tăng trưởng cũng đã được tiến hành trong y tế học đường. Nghiên cứu đầu tiên đã được thực hiện ở Đức vào những năm 1772 – 1794, nhưng tới những năm 1953 mới được bác sĩ R.Uhlan và giáo sư W.Theopold tìm thấy các số liệu đo được trên học sinh trường Carlschule là con em của các nhà tư sản và quý tộc lúc bấy giờ, bao gồm: 92 học sinh 8 tuổi, 442 học sinh 15 tuổi, 155 học sinh 21 tuổi. Đây là nghiên cứu khá lớn,

tương tự nghiên cứu của Hamoenden tại Mỹ thế kỉ XX, của HP Bowditch (1840 – 1911). Trong các nghiên cứu trên HP Bowditch - hiệu trưởng đầu tiên của khoa y trường Đại học Harvart, giáo sư Sinh Lý học đã đưa ra chuẩn tăng trưởng của trẻ em Mỹ và lần đầu tiên sử dụng hệ thống bách phân vị trong nghiên cứu tăng trưởng. Mười năm sau đó, Frances Galton mới sử dụng hệ thống và chuẩn tăng trưởng này ở Anh [22].

Năm 1919, Paul Godin đã đưa ra thuật ngữ “Tăng trưởng học” (auxology) trong một bài báo có nhan đề “Lamethode auxologique”. Từ đó cân nặng được coi như là một chỉ số quan trọng để đánh giá thể lực [22].

Năm 1942, D’Arcy Thomson đưa khái niệm về tốc độ tăng trưởng vào nghiên cứu [25].

Vòng ngực là chỉ số thể lực được nghiên cứu từ những năm 20 của thế kỉ XIX đến cuối thế kỷ XIX vòng ngực trở thành một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá thể lực sau chiều cao và cân nặng.

Phương pháp đánh giá thể lực bằng chỉ số (BMI, Kaup, Crora QVC, Pignet…. ) ra đời từ đầu thế kỉ XX.

Cùng với việc đánh giá thể lực bằng chỉ số, một loạt các dụng cụ đo đạc khác như thước dây, cân,… đã được tiêu chuẩn hóa quốc tế trên những đề xuất của Martin.

Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, lĩnh vực nhân trắc học ngày càng phát triển, các nhà khoa học đã sử dụng thống kê sinh học, các công nghệ phần mềm tin học trong việc tính toán phân tích, xử lý số liệu. * Ở Việt Nam:

Nghiên cứu các chỉ số sinh học ở trẻ em đã bắt đầu từ những năm 30 của thế kỉ XX tại Ban nhân trắc học thuộc viện Viễn đông Bác Cổ.

Công trình nghiên cứu đầu tiên về sự tăng trưởng chiều cao, cân nặng ở trẻ em là của Mondiere - 1875, sau đó là của Huard và Bigot – 1938, Đỗ Xuân Hợp – 1943.

Các công trình nghiên cứu này tuy số lượng mẫu chưa lớn, còn lẻ tẻ và phương pháp nghiên cứu còn đơn giản song đã nêu được đặc điểm hình thái và thể lực của người Việt Nam, đặc biệt là của trẻ em lúc bấy giờ.

Từ 1945 – 1960, các bộ môn nhân trắc học bắt đầu được lập ở một số viện nghiên cứu và trường Đại học làm nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu. Sau năm 1954, các công trình nghiên cứu cơ bản trong đó có điều tra về cơ thể người được đẩy mạnh. Do đó nhân trắc học thống kê đã có điều kiện phát triển và đạt được những kết quả đáng kể. Những công trình nghiên cứu được tiến hành ở hầu hết các lứa tuổi và các dân tộc khác nhau. Lúc này toán thống kê đã được sử dụng trong xử lí kết quả nên nghiên cứu được hoàn thiện và có giá trị khoa học cao hơn [11].

Năm 1974, để đáp ứng nhu cầu thực tế, Nguyễn Quang Quyền cho ra đời cuốn “Nhân trắc học và ứng dụng trên người Việt Nam” là cuốn sách đầu tay cho các nhà nhân trắc học,trong đó tác giả chia ra các thang phân loại cho các lứa tuổi nhỏ sống trong các điều kiện sinh thái khác nhau [17].

Năm 1975, cuốn sách “Hằng số sinh học người Việt Nam” đã ra đời sau Hội nghị Hằng số sinh học người Việt Nam những năm 1967 – 1972[4]. Cuốn sách đã công bố một cách có hệ thống các chỉ số hình thái học do các tác giả nghiên cứu trong vòng hơn 10 năm (1960 – 1972), đặc biệt các chỉ số hình thái - thể lực của trẻ em từ 1 – 15 tuổi được công bố một cách khá chi tiết và đầy đủ. Các kết quả của các công trình nghiên cứu có giá trị định vị về mặt thời gian và được dùng làm tài liệu so sánh cho các công trình kế tiếp và hiện nay, về các đặc điểm hình thái, kích thước của trẻ em lứa tuổi 1 đến 16, có 30 chỉ số được trình bày như chiều cao, cân nặng, vòng ngực…và Skelie, Pimo, Vervack, QVC, Pignet, BMI… [19].

Sau năm 1975, việc nghiên cứu thể lực ở trẻ em được những tác giả thực hiện. Năm 1980, 1982, 1987 Đoàn Yên và cộng sự đã nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam trong đó có chiều cao và cân nặng và ông đưa ra nhận xét: chiều cao và cân nặng trung bình của người Việt Nam thấp

hơn của người châu Âu và châu Mỹ ở mọi lứa tuổi. Nhịp độ tăng trưởng chậm và thời gian tăng trưởng kéo dài hơn, bước vào thời kì nhảy vọt tăng trưởng dậy thì cũng muộn hơn so với người châu Âu và người châu Mỹ, chiều cao tăng trưởng nhảy vọt ở nữ xuất hiện ở độ tuổi 12 – 13, ở nam là độ tuổi 13 -16 và đến năm 23 tuổi chiều cao đạt giá trị tối đa, cân nặng, tăng trưởng nhảy vọt ở nữ là 13 và ở nam là 15 tuổi. Kết thúc tăng trưởng ở nữ là 19 tuổi và ở nam là 20 tuổi. Và ông đưa ra nhận xét: nữ bước vào thời kì tăng tiến và ổn định chiều cao cũng như cân nặng sớm hơn nam [24].

Năm 1980 – 1990, Thẩm Thị Hoàng Điệp tiến hành nghiên cứu dọc trên 101 học sinh Hà Nội từ 6 đến 17 tuổi với 31 chỉ tiêu sinh học và rút ra nhận xét: chiều cao phát triển mạnh nhất lúc 11 – 12 tuổi ở nữ và 13 – 15 tuổi ở nam, cân nặng phát triển mạnh nhất ở nữ lúc 13 tuổi và ở nam lúc 15 tuổi, có sự gia tăng về chiều cao và cân nặng ở lứa tuổi học sinh [6].

Năm 1989, nhóm tác giả Thẩm Thị Hoàng Điệp, Nguyễn Quang Quyền, Vũ Xuân Khôi và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu các chỉ số thể lực như: chiều cao, cânn nặng, vòng ngực, các chỉ số dài chi dưới…trên 8000 người tuổi từ1 – 55 ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam và nhận xét: chiều cao của nam tăng nhanh đến tuổi 18 và nữ đến tuổi 14, các tác giả còn đưa ra qui luật ra tăng chiều cao của người Việt Nam là (4cm/20năm) : chiều cao tăng nhanh nhất ở nam từ 13 – 15 tuổi và ở nữ là 10 – 12 tuổi, vòng ngực tăng nhanh nhất ở nam từ 13 – 16 tuổi và ở nữ là 11 – 14 tuổi [19].

Cần phải kể đến công trình của Đào Huy Khuê năm 1991 về đặc điểm hình thái thể lực và tăng trưởng của trẻ em thị xã Hà Đông từ 6 – 17 tuổi. Tác giả nhận định: hầu hết các thông số hình thái tăng dần theo tuổi nhưng nhịp độ tăng trưởng không đều. Từ 6 – 9 tuổi các kích thước cơ thể ở nam và nữ không có sự khác biệt rõ rệt. Từ 10 – 15 tuổi kích thước ở nữ thường vượt nam và đến 16 – 17 tuổi nam lại vượt lên trước nữ. Ông cũng rút ra nhận xét là: có sự gia tăng chiều cao người Việt Nam so với các thập kỉ trước [9].

Năm 1993, Nghiêm Xuân Thăng đã tiến hành nghiên cứu 17 chỉ tiêu hình thái thể lực của người Việt Nam từ 1 – 25 tuổi ở Nghệ An và Hà Tĩnh như: chiều cao, cân nặng, vòng ngực, chỉ số pignet, BMI, … tác giả đưa ra nhận xét: sự phát triển chiều cao ở tất cả các độ tuổi trong nghiên cứu (khí hậu nóng khô, nóng ẩm) ở Nghệ Tĩnh so với dân cư vùng đồng bằng Bắc bộ thấp hơn 0,5 – 4 cm, còn cân nặng của dân cư hai khu vực trên là như nhau. Tất cả các độ tuổi kích thước các phần cơ thể của nam đều lớn hơn nữ. Tuy vậy, có một số giai đoạn nữ phát triển nhanh hơn nam và đạt trị số lớn hơn nam. Sự phát triển ở các lứa tuổi khác nhau không đều và phát triển nhanh ở các độ tuổi 5 – 7; 10 – 11 và 13 – 14 [20].

Năm 1995, Nguyễn Mạnh Cường, Trần Đình Long, Lê Nam Trà, Nguyễn Văn Tường và cộng sự tiếp tục nghiên cứu một số chỉ tiêu phát triển thể lực của học sinh lứa tuổi 6 – 15 tại Thái Bình đã cung cấp một phần số liệu về chỉ số hình thái thể lực trẻ em lứa tuổi học đường vùng sinh thái nông thôn ven biển [10].

Song song với việc nghiên cứu trên, các tác giả còn nghiên cứu trên đối tượng là học sinh thị xã Thái Bình và đưa ra nhận xét: các chỉ số chiều cao, cân nặng, vòng cánh tay và vòng đùi lớn hơn so với số liệu trong “Hằng số sinh học” năm 1975 nhưng lại thấp hơn so với các chỉ số của học sinh quận Hoàn Kiếm Hà Nội. Chỉ số pignet có xu hướng cao do trẻ đang lớn, phát triển ưu thế về phần xương nhưng chỉ số này không khác biệt so với chỉ số pignet của học sinh quận Hoàn Kiếm.

Năm 1998, Nguyễn Quang Mai và Nguyễn Thị Lan nghiên cứu trên học sinh 12 - 18 tuổi dân tộc ít người tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thu được kết quả cho thấy chiều cao và cân nặng của học sinh dân tộc ít người tăng dần theo tuổi. Chiều cao tăng nhanh nhất ở độ tuổi 12 – 14 ở nữ và 14 – 15 tuổi ở nam. Còn cân nặng ở nam tăng nhanh nhất ở tuổi 15 – 16. So với chiều cao và cân nặng trong “HSSH 1975” thì kết quả thu được trong nghiên cứu này cao

hơn nhưng lại thấp hơn kết quả nghiên cứu trên học sinh Hà Nội Và Thái Bình [13].

Nhìn chung các công trình nghiên cứu về các chỉ tiêu tầm vóc, thể lực trẻ em Việt Nam lứa tuổi 6 - 17 là tương đối nhiều. Các nghiên cứu đều cho thấy các chỉ số đều biến đổi theo lứa tuổi, giới tính và có sự khác biệt giữa trẻ em nông thôn và thành thị, giữa các vùng khí hậu và các dân tộc khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm tầm vóc thể lực, sinh lí và trí nhớ của học sinh một số trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)