3. Mục tiêu đề tài
1.3. Một số công trình nghiên cứu về sinh lý tuần hoàn
* Thế giới
Lịch sử phát triển sinh lý song song với lịch sử phát triển các ngành khoa học tự nhiên đặc biệt là vật lý và hóa học. Từ thế kỷ XIX – XX, những phát minh về khoa học và sáng chế các công cụ nghiên cứu đã giúp các nhà sinh lý học ngày càng đi sâu vào nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ chế sinh lý, chức năng của các cơ quan, bộ phận riêng rẽ trong quá trình phát triển cá thể. Thế kỉ V (TCN), Hypocrat là người đầu tiên đưa ra thuyết hoạt khí để giải thích hiện tượng không khí từ ngoài vào phổi, vào máu và lưu thông trong máu.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, từ thế kỉ XVI - XX, nhiều phát minh về sinh lý học đã ra đời.
Khoa học kỹ thuật ngày càng đạt được những thành tựu mới trong lĩnh vực sáng chế công cụ nghiên cứu làm cho sinh học thực nghiệm ngày càng mở rộng và đạt nhiều bước tiến hơn. Thế kỷ XVII Uyliam Hacvay ông tổ của môn sinh lý học bắt đầu nghiên cứu về sinh lý tuần hoàn đã phát hiện ra tuần hoàn mao mạch và dự đoán sự tồn tại của mao mạch. Năm 1628, Uyliam Hacvay đã cho in cuốn “Nghiên cứu giải phẫu học về sự chuyển động của tim và mạch”.
Đồng thời nhiều nghiên cứu về các cơ quan chức năng trong hệ tuần hoàn như đo nhịp tim và huyết áp được các nhà nghiên cứu bắt đầu từ rất sớm. Nhưng đến đầu thế kỉ XX với sự phát triển của sinh lý học, sinh hóa
học, toán thống kê,…thì việc nghiên cứu chức năng tuần hoàn được đẩy mạnh ở nhiều nước trên thế giới.
Năm 1910, Landsteiner phát hiện hệ kháng nguyên A,B,O trên màng hồng cầu. Năm 1940, Landsteiner và Wiener phát hiện hệ kháng nguyên Rhesus (Rh) mở đầu cho việc tìm ra các hệ kháng nguyên khác của hồng cầu.
Theo Tur năm 1954, Arsavaki (1975), và Biriu (1973) cho rằng tần số tim thay đổi theo từng lứa tuổi và từng trạng thái của cơ thể. Atrong nghiên cứu ở trẻ em các tác giả rút ra kết luận: trẻ em đang bú mẹ tần số tim dao động từ 110 – 160 nhịp/phút, trẻ em trước tuổi đến trường là 85 – 100 nhịp/phút, trẻ em lứa tuổi học đường là 75 – 82 nhịp/phút [2].
Huyết áp động mạch cũng là thông số cơ bản được các tác giả nghiên cứu đồng thời với tần số tim. Các công trình nghiên cứu sự biến đổi của huyết áp theo lứa tuổi đưa ra kết luận: huyết áp tăng dần theo tuổi, huyết áp của trẻ em thấp hơn ở người già [19].
Năm 1973, Wilson nghiên cứu sự thay đổi của huyết áp ở tuổi học đường và kết luận huyết áp tăng theo độ tuổi.
Năm 1982, Waldo. E. Nelson, khi nghiên cứu ở trẻ em Anh đã đưa ra kết luận: tần số tim ở trẻ sơ sinh dao động nhiều (trung bình 124 - 140 nhịp/phút), nhịp tim giảm dần theo lứa tuổi. Từ 12 tuổi trở lên nhịp tim ở nữ lớn hơn nam: nhịp tim của nam 12 tuổi là 85 nhịp/phút và nữ là 90 nhịp/phút, nam 16 tuổi là 75 nhịp/phút và nữ là 80 nhịp/phút [18].
Nhìn chung các tác giả đều cho rằng huyết áp thay đổi theo tuổi, giới tính. Từ cuối thế kỉ XX, Kortkov đã đề xuất phương pháp đo huyết áp gián tiếp và cách xác định trị số huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu [1, 3].
*Ở Việt Nam
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về tuần hoàn và máu như: Theo số liệu của HSSH [19], huyết áp động mạch, nhịp tim con người thay đổi phụ thuộc độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, môi trường….
Năm 1989-1992, Bác sĩ Trần Đỗ Trinh đã nghiên cứu đề tài “Trị số huyết áp động mạch người Việt Nam” trên đối tượng từ 15 tuổi trở lên ở 20 tỉnh nước ta [21].
Năm 1993, Nghiêm Xuân Thăng tiến hành nghiên cứu dân cư hai vùng Nghệ An và Hà Tĩnh tuổi từ 12 – 15 và 18 đến 25, kết quả nghiên cứu cho thấy tần số tim và huyết áp động mạch ở bất cứ độ tuổi nào cũng chịu ảnh hưởng của khí hậu.
Năm 1998, Nguyễn Văn Mùi nghiên cứu đặc điểm biến đổi tần số mạch và huyết áp ở trẻ em lứa tuổi 7 – 15 ở Hải Phòng nhận thấy: tần số mạch của các em nữ và nam giảm dần theo tuổi, còn huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương tăng dần theo tuổi.Tần số mạch ở lứa tuổi 7 – 12 ở các em nam nhanh hơn so với các em nữ ở cùng độ tuổi, đến khi 13–15 tuổi không có sự khác biệt này. Huyết áp tâm thu ở nam từ 7–9 tuổi cao hơn ở nữ, còn từ 10–15 tuổi không có sự khác biệt về huyết áp tâm thu ở hai giới. Huyết áp tâm trương ở các em nam từ 7–13 tuổi cũng lớn hơn so với các em nữ.
Ngoài ra các nghiên cứu của Nguyễn Quang Mai và cộng sự cũng cho kết luận tương tự về tần số mạch và huyết áp động mạch.
Theo nhận xét của Đoàn Yên năm 1993 sau 12 tuổi có sự khác biệt về nhịp tim theo giới, có thể nói rằng tuổi 12 là mốc bắt đầu thể hiện sự phân biệt giới tính về nhịp tim, nữ có nhịp tim nhanh hơn nam.
Tóm lại nhịp tim và huyết áp động mạch là những thông số đã được nghiên cứu nhiều nhưng chưa đầy đủ và hoàn chỉnh theo các giai đoạn phát triển cơ thể.