3. Mục tiêu đề tài
1.5. Một số công trình nghiên cứu về sinh lí dậy thì trong nghiên cứu
Ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu tổng quát và toàn diện về tuổi dậy thì ở trẻ em, mà chỉ mới có vài công trình khảo sát về một số biểu hiện dễ thấy nhất của giai đoạn dậy thì, nói chung của một số đối tượng rất hạn chế về mặt số lượng, thành phần xã hội và phân bố địa lí.
Từ 1976 đến 1988, Đinh kỷ, Lương Bích Hồng, Cao Quốc Việt, Nguyễn Nguyệt Nga và nguyễn Thu Nhạn đã nghiên cứu những biến đổi của cơ thể ở lứa tuổi dậy thì trên một số lượng lớn học sinh tiểu học và THCS thuộc nhiều tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Thái Bình.... Các chỉ số được nghiên cứu là tuổi có kinh lần đầu, kích thước tinh hoàn, tuổi phát triển tuyến vú, lông mu, lông nách, xuất tinh lần đầu [14].
Gần đây nhất là các công trình nghiên cứu của Cao Quốc Việt và cộng sự, Phạm Thị Minh Đức (thập kỉ 80, 90). Lê Thị Kim Cúc, Đào Huy Khuê và cộng sự nghiên cứu về tuổi dậy thì ở các vùng sinh thái khác nhau qua các thập kỉ, nghiên cứu về lượng máu kinh nguyệt, về độ dài kinh nguyệt. Tất cả các nghiên cứu đều có chung nhận xét:
• Tuổi dậy thì của trẻ trai và trẻ gái sớm dần so với các thập kỉ trước và vối thập kỉ 90.
• Tuổi dậy thì của trẻ trai và trẻ gái ở nông thôn đặc biệt là các vùng xa đô thị chậm hơn so với thành phố từ 1 – 2 năm.
• Tuổi dậy thì của trẻ trai thường chậm hơn so với trẻ gái từ 1- 2 năm. • Độ dài kinh nguyệt không thay đổi theo thời gian.
• Lượng máu kinh nguyệt khác nhau giữa các cá thể, và bước đầu có nhận xét lượng máu kinh nguyệt của phụ nữ nông thôn nhiều hơn phụ nữ thành phố và có xu hướng ít dần.
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu