STT Tên doanh nghiệp Điểm đánh giá
trình độ công nghệ Phân loại 1 Công ty CP PVC xanh 6.25 Trung bình tiên tiến
2 Công ty CP nanotech Việt Nam
6.19
Trung bình tiên tiến
3 Công ty CP Quartz Việt Nam 5.75 Trung bình
4 Công ty CP đầu tư Việt Nhật 5.69 Trung bình
5 Công ty CP FAMOUS Phú Thọ 5.75 Trung bình
Vương
7 Công ty CP tinh bột ngô Phú Thọ 5.94 Trung bình
8 Công ty TNHHH Phú Đạt Việt Nam 5.63 Trung bình
9 Công ty CP canxit Hữu Nghị 5.69 Trung bình
10 Công ty TNHH Tiến Thọ 5.56 Trung bình
11 Công ty CP Hoàng Hà 6.06 Trung bình tiên tiến 12 Công ty CP XM Hữu Nghị 6.06 Trung bình tiên tiến 13 Công ty CP dệt Phú Thọ 5.75 Trung bình 14 Công ty CP HTD 5.69 Trung bình
15 Công ty CP đúc Việt Nam
6.13
Trung bình tiên tiến
Biểu đồ 2.16: Trọng số về TĐCN của các doanh nghiệp ở KCN Thụy Vân
Qua biểu đồ 2.16 thấy TĐCN của các doanh nghiệ ở mức trung bình có 10/15 (chiếm tỷ lệ 67,7%); số doanh nghiệp có TĐCB loại trung bình tiên tiến có 5/15 (chiếm tỷ lệ 33,3% ). Tuy nhiên kết quả trên cũng có độ chính xác tương đối, bởi vì khi tự trả lời các doanh nghiệp có xu thế đánh giá cao hơn thực trạng chính xác trình độ công nghệ của doanh nghiệp.
2.3.4. Các yếu tố gây khó khăn trở ngại cho việc nâng cao trình độ công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp Thụy Vân, thành nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
a. Bên trong doanh nghiệp
Bảng 2.10: Các yếu tố bên trong gây khó khăn trở ngại cho nâng cao TĐCN của DNNVV trong KCN Thụy Vân
STT Nguồn lực Có tác động Không tác động Số lượng phiếu Tỷ lệ (%) Số lượng phiếu Tỷ lệ (%)
1 Yếu tố nguồn nhân lực 15 100 0 0
2 Yếu tố vốn đầu tư dài hạn 15 100 0 0
3
Năng lực quản trị doanh nghiệp
(thiếu chiến lược công nghệ) 15 100 0 0
4 Năng lực sản xuất thấp (sản
lượng thấp) 15 100 0 0
5 Thiếu động lực đổi mới 15 100 0 0
Kết quả khảo sát cho thấy: các yếu tố bên trong doanh nghiệp đều ảnh hưởng đến TĐCN của doanh nghiệp. Đặc biệt là yếu tố nguồn nhân lực, yếu tố trình độ quản trị doanh nghiệp, yếu tố động lực đổi mới ảnh hưởng rất lớn đến TĐCN của doanh nghiệp. Qua trao đổi phỏng vấn với lãnh đạo các doanh nghiệp, các nhà quản lý doanh nghiệp đều cho rằng: cái khó của trình độ vận hành công nghệ và sáng tạo công nghệ chính là khả năng thành thạo của mỗi kỹ sư, nhân viên kỹ thuật, công nhân trong việc sử dụng công việc cụ thể: từ thiết kế, vận hành máy móc tới quy trình gia công để sản xuất ra một sản phẩm hay cung ứng một dịch vụ cụ thể đều còn hạn chế. Do vậy các yếu tố liên quan đến năng lực con người trong việc nâng cao TĐCN mà cụ thể là trình độ vận hành công nghệ và trình độ sáng tạo công nghệ.
b. Bên ngoài doanh nghiệp
Bảng 2.11 Những yếu tố bên ngoài gây khó khăn trở ngại cho nâng cao TĐCN của DNNVV trong KCN Thụy Vân
STT Nguồn lực Có tác động Không tác động Số lượng phiếu Tỷ lệ (%) Số lượng phiếu Tỷ lệ (%)
1 Môi trường đầu tư tại tỉnh 15 100 0 0
2 Yếu tố thông tin về công
nghệ mới 15 100 0 0
3 Thủ tục hành chính 15 100 0 0
4 Thuế 15 100 0 0
5 Thủ tục xuất nhập cảnh 15 100 0 0
6 Nhu cầu thị trường về sản
phẩm của doanh nghiệp 15 100 0 0
Qua kết quả khảo sát cho thấy, các yếu tố bên ngoài đều ảnh hưởng và tác động đến TĐCN của doanh nghiệp. Nhất là các yếu tố thông tin về công nghệ mới, nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp, Yếu tố môi trường đầu tư của tỉnh là các yếu tố tác động nhiều nhất. Các nhà quản lý doanh nghiệp cũng cho rằng các yếu tố nói trên là những yếu tố tạo ra sự cạnh tranh TĐCN cao nhất giữa các doanh nghiệp.
2.4. Thực trạng nội dung quản lý Nhà nước về đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong KCN Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu công nghiệp Thụy Vân
Trong những năm gần đây, tỉnh Phú Thọ chưa xây dựng riêng kế hoạch cụ thể nào về đánh giá TĐCN các DNNVV tại KCN Thụy Vân. Tuy nhiên, tỉnh đã xây dựng, ban hành mội số văn bản trong đó có lồng ghép nội dung đánh giá TĐCN các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, có thể kể tới như: Nghị quyết 19/NQ/TU ngày 31/8/2007 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh; Nghị quyết 127/2007/NQ-HĐND ngày 12/12/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ; Chương trình 2611/CTr-UBND ngày 13/11/2007 của UBND tỉnh Phú Thọ; Quyết định 07/2012/QĐ-UBND, ngày 28/02/2012 của UBND tỉnh Phú Thọ; Quyết định 25/2012/QĐ-UBND, ngày 21/12/2012 của UBND tỉnh Phú; Quyết định số 2895/QĐ-UBND, ngày 03/11/2016 của UBND tỉnh Phú Thọ,..
Để thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, tỉnh Phú Thọ cần phải thực hiện đánh giá TĐCN các DNNVV trên địa bàn nói chung, đánh giá TĐCN của các DNNVV tại KCN Thụy Vân nói riêng, để có cơ sở dữ liệu, căn cứ xây dựng cơ chế, chính sách, chương trình, chiến lược phát triển KT-XH, phát triển KH&CN của tỉnh. Thực tế, hiện nay công tác đánh giá TĐCN của các doanh nghiệp chưa được chính thức triển khai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Bảng 2.12: Kết quả khảo sát về lập kế hoạch đánh giá TĐCN các DNNVV trong KCN Thụy Vân
Tiêu chí 1 2 3 4 5 Trung
bình
1. Tỉnh có lập kế hoạch, chiến lược nâng cao TĐCN cho các DNNVV của KCN
Thụy vân chi tiết, cụ thể 10 7 8 0 0 1,92
2. Hằng năm đều có đánh giá đầy đủ về TĐCN khi xây dựng kế hoạch hoạt động
của năm sau cho KCN 8 8 9 0 0 2,04
3. Có xây dựng kế hoạch đánh giá TĐCN
của các DNNVV trong KCN 14 10 1 0 0 1,48
4. Đã tiến hành cuộc đánh giá chính thức và đầu đủ về TĐCN của các DNNVV trong
KCN 14 10 1 0 0 1,48
Đối với công tác quản lý các doanh nghiệp trong KCN nói chung và KCN Thụy Vân nói riêng hiện nay được giao cho BQL các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ. Hằng năm, BQL các KCN tỉnh tiến hành lập báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của các KCN trên địa bàn, trong đó có KCN Thụy Vân và xây dựng phương hướng hoạt động quản lý các KCN trên địa bàn. Tuy nhiên, đối với riêng các DNNVV trong KCN Thụy Vân chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nhằm đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế .v.v. đặc biệt là TĐCN trong các DNNVV, từ đó đưa ra các giải pháp mang tính chiến lược.v.v. nhằm nâng cao TĐCN để đảm bảo khả năng cạnh tranh cho các DNNVV trong KCN Thụy Vân. Hiện tại, UBND tỉnh chưa có chiến lược, kế hoạch cụ thể, dành riêng về đánh giá TĐCN các DNNVV trong KCN Thụy Vân,
Do, tỉnh Phú Thọ chưa lập kế hoạch về TĐCN các DNNVV trong KCN Thụy Vân riêng biệt mà chỉ lập Chiến lược phát triển KH&CN tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 nên tiêu chí “Tỉnh có lập kế hoạch, chiến lược nâng cao TĐCN cho các DNNVV của KCN Thụy vân chi tiết, cụ thể” chỉ được đánh giá ở mức 1,92 điểm.
Tiêu chí “Hằng năm đều có đánh giá đầy đủ về TĐCN khi xây dựng kế hoạch hoạt động của năm sau cho KCN” nhận được mức điểm khả quan nhất nhưng cũng vẫn ở mức thấp với điểm trung bình là 2,04 điểm. Hằng năm, BQL các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đều tiến hành thực hiện đánh giá tổng kết hoạt đồng của các doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn. Một trong những nội dung của công tác đánh giá này là đánh giá tình hình TĐCN, tổng kết các thành tựu về ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghệ mới của các doanh nghiệp trong các KCN. Tuy nhiên, việc đánh giá này được thực hiện mang tính chất chung, tổng quát, toàn KCN Thụy vân, chưa chú trọng tới các nội dung đánh giá khác như tình hình sử dụng lao động, giá trị sản xuất.
Đánh giá về 2 tiêu thức “Có xây dựng kế hoạch đánh giá TĐCN của các DNNVV trong KCN” và “Đã tiến hành cuộc đánh giá chính thức và đầy đủ về TĐCN của các DNNVV trong KCN” đều đạt mức điểm thấp, chỉ đạt 1,48 điểm. Tỉnh chưa tổ chức bất kỳ cuộc đánh giá chính thức nào về TĐCN của các DNNVV trong KCN Thụy Vân.
Như vậy, UBND Tỉnh Phú Thọ chưa từng xây dựng kế hoạch độc lập về đánh giá TĐCN của các DNNVV trong KCN Thụy Vân. Hằng năm, công tác đánh giá TĐCN của các DNNVV trong KCN Thụy Vân được lồng ghép và đan xen trong các đề án nâng cao năng lực KH&CN, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, quy hoạch phát triển KH&CN của địa phương, các định hướng hoạt động hằng năm của Sở Khoa học công nghệ cũng có một phần nội dung đánh giá các dự án công nghệ của DNVVN,…. Tuy nhiên, việc không triển khai đánh giá TĐCN của các DNNVV trong KCN Thụy Vân nên kế hoạch, quy hoạch khác chưa có tính ứng dụng, thực tiễn cao.
2.4.2 Thực trạng tổ chức đánh giá trình độ công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu công nghiệp Thụy Vân vừa và nhỏ trong khu công nghiệp Thụy Vân
(i) Tuyên truyền, phổ biến về kế hoạch đánh giá trình độ công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu công nghiệp Thụy Vân
Các kế hoạch đánh giá TĐCN của các DNNVV trong KCN Thụy Vân (lồng ghép trong các kế hoạch, đề án khác) đều đã được các sở, ban, ngành thông tin, tuyên truyền tới các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có liên quan…. Tuy nhiên, các kết quả triển khai công tác đánh giá TĐCN của các DNVVN trong KCN Thụy Vân còn chưa được truyền thông sâu rộng. Sở Khoa học và Công nghệ đã chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc Sở tuyên truyền lồng ghép với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các phòng, đơn vị thuộc Sở, thường xuyên tăng cường, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền. Đã triển khai tuyên truyền trên Website của Sở và đã phối hợp với Báo Phú Thọ; Đài phát thanh và truyền hình Phú Thọ để đăng bài, phát tin bài về chương trình Khoa học và Công nghệ trong đó có đánh giá TĐCN. Sở đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, Ban Quản lý KCN Thụy Vân, UBND Thành phố để thông tin, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các đề án nâng cao năng lực khoa học, chương trình hỗ trợ phát triển tài sản sở hữu trí tuệ, chương trình nâng cao năng suất chất lượng, chính sách hỗ trợ ĐMCN,… tới các doanh nghiệp trong KCN. Qua thông tin, tuyên truyền đã giúp các doanh nghiệp trong KCN Thụy Vân nắm bắt kịp thời, đầy đủ những nội dung, quy định, những quyền lợi, nghĩa vụ, cách thức, phương pháp đánh giá, nâng
cao năng lực, TĐCN của DN. Tuy nhiên, tần suất thực hiện công tác tuyên truyền còn chưa nhiều, quy mô tuyên truyền chưa sâu rộng. Hình thức tuyên truyền thông qua khen thưởng, hội thảo về xúc tiến công nghệ còn chưa nhiều. Do đó, đánh giá về công tác truyền thông về thực hiện kế hoạch đánh giá TĐCN của DNNVV trong KCN Thụy Vân chỉ đạt mức 2,72 điểm. (bảng 2.4)
Bảng 2.13: Tình hình truyền thông về các dự án nâng cao TĐCN của DNNVV trong KCN Thụy Vân
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018
Số đợt hội thảo, xúc tiến công nghệ 0 0 0 0 0
Số người tham gia 0 0 0 0 0
Số DN được khen thưởng về ứng dụng CNTT
0
0 0 0 0
Số bài viết tuyên truyền trên báo 0 0 2 5 4
Số bản tin tuyên truyền trên truyền hình 1 1 1 2 2
Nguồn: Sở Khoa học công nghệ tỉnh Phú Thọ (ii) Tổ chức bộ máy và nhân sự cho công tác quản lý nhà nước về đánh giá trình độ công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu công nghiệp Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ.
Bộ máy trong QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV trong KCN Thụy Vân hiện nay cụ thể như hình 2.3.
UBND tỉnh Phú thọ đóng vai trò cao nhất trong QLNN về KH&CN của các DNNVV trong KCN Thụy Vân. Các chính sách phát triển, khuyến khích nâng cao TĐCN của các DNNVV trên địa bàn nói chung và các chiến lược, quy hoạch về KH&CN của các DNNVV đều do UBND tỉnh Phú Thọ quyết định và chỉ đạo thực hiện.
Hình 2.4: Bộ máy quản lý về KH&CN của các DNNVV trong KCN Thụy Vân
Sở KH&CN tỉnh Phú Thọ chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược, thực hiện đánh giá TĐCN các DNNVV, tư vấn các chính sách, khuyến khích các DN nâng cao trình độ và năng lực công nghệ, tổ chức triển khai chính sách, đào tạo, bồi dưỡng,… nhân sự trong lĩnh vực nâng cao trình độ và năng lực công nghệ, truyền thông về công tác nâng cao TĐCN của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Ban QL các KCN tỉnh, UBND Thành phố Việt Trì và UBND xã Thụy Vân là cấp cơ sở, là cơ quan phối với với Sở KH&CN triển khai thực hiện kế hoạch đánh giá TĐCN các DNNVV tại KCN Thụy Vân. BQL các KCN trực tiếp thực hiện tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp trong KCN thực hiện các biện pháp nâng cao TĐCN. Mặc dù, Tỉnh Phú Thọ chưa từng tiến hành chính thức hoạt động đánh giá TĐCN của các DNVNN trong KCN Thụy Vân, tuy nhiên, hằng năm, BQL các KCN vẫn tiến hành đánh giá sơ lược tình hình nâng cao TĐCN, ĐMCN các DNNVV tại KCN Thụy Vân.
Có thể thấy việc phân cấp chức năng nhiệm vụ trong hoạt động đánh giá TĐCN tại các DNNVV tại KCN Thụy Vân là tương đối cụ thể. Song công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị với nhau là chưa tốt, chưa rõ ràng. Trong thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra được các cơ quan, đơn vị tiến hành độc lập, không có sự phối hợp, mạnh ai nấy làm nên việc nắm bắt tình hình chung của về các DNNVV gặp nhiều khó khăn. Do đó, đánh giá về tiêu chí “Bộ máy quản lý nhà
UBND tỉnh Phú Thọ
Sở KH&CN Phú Thọ BQL KCN Thụy Vân UBND TP Việt Trì
nước có sự phân cấp nhiệm vụ cụ thể và cơ chế phối hợp chặt chẽ” chỉ ở mức thấp, chỉ đạt 1,48 điểm.
Bảng 2.14: Kết quả khảo sát về tổ chức triển khai kế hoạch đánh giá TĐCN các DNNVV
Tiêu chí 1 2 3 4 5 Trung
bình
1. Bộ máy quản lý nhà nước có sự phân cấp
nhiệm vụ cụ thể và cơ chế phối hợp chặt chẽ 13 12 0 0 0 1,48
2. Công tác đào tạo về đánh giá trình độ KHCN
của DN được chú trọng thực hiện 7 8 10 0 0 2,12
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả, 2020
Trong quá trình triển khai chiến lược, kế hoạch nâng cao TĐCN các DNNVV trong KCN Thụy Vân thì công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cơ quan QLNN về khoa học công nghệ là nội dung quan trọng được Tỉnh chú trọng thực hiện. Hằng năm hầu như Tỉnh đều tổ chức các khóa học cho cán bộ quản lý.
Số liệu trên bảng 2.15 cho thấy, các năm qua cán bộ quản lý về KH&CN (chủ yếu là cán bộ của Sở Khoa học công nghệ tỉnh Phú Thọ) hầu như đều được đào tạo kiến thức quản lý. Mỗi năm Tỉnh Phú Thọ đều tổ chức các khóa đào tạo cho cán bộ quản lý KHCN. Cụ thể năm 2014 có có 08 khóa đào tạo được tổ chức cho 32 cán bộ với tổng kinh phí 38,5 triệu đồng, năm 2015, có 10 khóa đào tạo được tổ chức cho 38 cán bộ với tổng kinh phí 45,6 triệu đồng, tới năm 2016 Tỉnh cũng tổ