1.1.1.5 Quản lý nhà nước về đánh giá trình độ công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa:
* Khái niệm: Cùng với độ phức tạp của công nghệ thì QLNN về đánh giá TĐNC các DNNVV có thể hiểu đơn giản như sau: QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV là cơ quan QLNN tổ chức những hoạt động, những chế tài để phát triển TĐCN của DNNVV để phục vụ cho sự phát triển KT-XH; ngăn ngừa DNNVV phổ biến những công nghệ ảnh hưởng xấu tới môi trường, tới anh ninh quốc phòng và tới sức khỏe con người.
Xét phạm vi một địa phương, QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV là trong những nội dung của QLNN về KH&CN ở địa phương.
QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV là hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính Nhà nước Việt Nam được tiến hành nhằm đánh giá TĐCN của DNNVV trên cơ sở tuân thủ pháp luật.
QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV là sự tác động có tổ chức bằng pháp quyền lên chủ thể để tìm hiểu TĐCN của các doanh nghiệp này trên tác tiêu chí nhất định được xây dựng khoa học và xác đáng, từ đó, đánh giá đúng TĐCN của các doanh nghiệp cần đánh giá nhằm tìm kiếm các biện pháp nâng cao TĐCN của DNNVV đặt ra trong các điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế.
* Đặc điểm QLNN về đánh giá TĐCN của các DNNVV bao gồm:
Đặc điểm QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV mang các đặc điểm chung của QLNN và là sự tác động mang tính tổ chức, điều chỉnh, mang tính chất quyền lực và mang tính khoa học, tính liên tục.
Các đặc trưng của QLNN về đánh giá TĐCN của các DNNVV gồm: Tính linh hoạt lớn hay còn gọi là tính co giãn, đàn hồi, tính mềm, tính cơ động, tính tổng thể và tính điều hòa phối hợp, tính dự báo và tính lâu dài.
* Mục tiêu của QLNN về đánh giá TĐCCN các DNNVV:
Mục tiêu của QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV không chỉ nhằm kiểm soát, đánh giá đúng thực trạng TĐCN của các DNNVV mà còn quan trọng hơn là nhằm phát triển, nâng cao TĐCN của DNNV theo mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương, quốc gia.
* Công cụ QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV bao gồm:
- Công cụ Pháp luật (pháp lý và chính sách): là công cụ cực kỳ quan trọng của một nhà nước. Nhà nước thông qua những chính sách để miễn giảm, thưởng, phạt, thực hiện sự bình đẳng của các DNNVV trước pháp luật. Công cụ pháp luật tạo điều kiện cho các công cụ khác, các chính sách khác được triển khai thực hiện có hiệu quả hơn. Những quy định pháp lý chung và pháp lý riêng cho đánh giá TĐCN của DNNVV như: Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Khoa học Công nghệ, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Bảo vệ môi trường,…..
- Công cụ quy hoạch, kế hoạch trong đánh giá TĐCN các DNNVV: Trong công tác QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV, công cụ quy hoạch, kế hoạch là
công cụ quản lý quan trọng và là nội dung rất quan trọng, không thiếu được trong công tác QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV, nó bảo đảm sự thống nhất trong chỉ đạo, lãnh đạo trong QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV. Thông qua quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt, việc tiến hành đánh giá TĐCN, thực hiện dự án ĐMCN, CGCN được sắp xếp, bố trí, thực hiện một cách hợp lý. Mọi hoạt động đánh giá TĐCN, thực hiện dự án ĐMCN, CGCN đều được nhà nước kiểm soát chặt chẽ, từ đó sẽ ngăn chặn được việc sử dụng những công nghệ có trình độ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người và an ninh quốc phòng. Đồng thời thông qua quy hoạch buộc đối tượng chỉ được phép tiến hành đánh giá TĐCN, ĐMCN, CGCN trong phạm vi điều chỉnh của mình.
- Công cụ tài chính: là công cụ cơ bản để nhà nước thu ngân sách. Thông qua công cụ tài chính để cách DNNVV thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ của họ trong hoạt động đánh giá TĐCN. Hiện nay, nhà nước đang khuyên khích doanh nghiệp hàng năm trích tối thiểu 1% lợi nhuận trước thuế để đầu tư quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp. Việc thành lập và phát triển quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thực hiện thường xuyê, tích cực hơn các hoạt động đánh giá TĐCN, thực hiện dự án ĐMCN, CGCN.
- Công cụ tổ chức bộ máy QLNN: là công cụ để tổ chức thực thi công tác QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV. Bộ máy QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV được lồng ghép trong bộ máy QLNN về KH&CN, được tổ chức hình thanh từ Trung ương tới địa phương. Ở Trung ương là Bộ Khoa học và Công nghệ, ở địa phương là Sở Khoa học và Công nghệ, còn ở cấp quận, huyện là phòng Hạ tầng hoặc Kinh tế và Hạ tầng. Bộ máy QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cơ quan cấp trên thực hiện việc QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV trong phạm vị quản lý.
1.1.1.6. Khu công nghiệp:
Là khu tập trung các doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất các mặt hàng công nghiệp và các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống và do Chính phủ hoặc Thủ tướng ký quyết định thành lập.
Về không gian:các khu công nghiệp đều được xác định ranh giới cụ thể bằng hệ thống hàng rào khu công nghiệp. Mọi hoạt động sản xuất bên trong khu công nghiệp không chỉ được điều chỉnh bởi quy định của pháp luật hiện hành mà còn phải tuân thủ những quy chế pháp lý riêng và được hưởng rất nhiều ưu đãi. Toàn bộ hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp được xây dựng phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ phục vụ công nghiệp.
Về chức năng hoạt động: lĩnh vực sản xuất chủ yếu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp là sản xuất công nghiệp và dịch vụ phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Vì thế mà trong khu công nghiệp sẽ không có các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ phục vụ cho các loại hình sản xuất này.
Về quy hoạch thành lập – phát triển: Khu công nghiệp không phải là khu vực được thành lập tự phát mà được thành lập trên cơ sở quy hoạch đã được chính phủ phê duyệt. Để phát triển các khu công nghiệp, nhà nước cần phải thiết lập môi trường đầu tư thuận lợi với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hệ thống cơ chế - chính sách toàn diện.
1.1.2 Nội dung quản lý nhà nước về đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiệp nhỏ và vừa
1.1.2.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đánh giá trình độ công nghệ của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Khi xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch, chiến lược phát triển công nghiệp, chiến lược phát triển KH&CN, xây dựng chiến lược nâng cao TĐCN của DNNVV của địa phương,… cần triển khai đánh giá TĐCN của DNNVV. Việc xây dựng kế hoạch đánh giá TĐCN của DNNVV là việc dự kiến trước nhiệm vụ cần thực hiện, tổ chức phân bổ các nguồn lực tài chính, cơ sở kỹ thuật, nhân lực cho công tác đánh giá TĐCN của DNNVV trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu của công tác này. Do đó, mỗi khi xây dựng quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển TĐCN của DNNVV, phát triển công nghiệp,… thì cần tiến hành tổ chức xây dựng kế hoạch đánh giá TĐCN của DNNVV cho phù hợp với thực tiễn để làm căn cứ xây dựng quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch.
Căn cứ lập kế hoạch đánh giá TĐCN của DNNVV cần dựa trên tình hình phân bổ nguồn lực cho công tác này bao gồm nguồn lực về kinh phí, nguồn lực về nhân sự và cơ sở vật chất, kỹ thuật. Dựa trên cân đối các nguồn lực này, kế hoạch đánh giá TĐCN của DNNVV dự đoán quy mô triển khai đánh giá TĐCN, phương pháp, cách thức tiến hành tối ưu.
Nội dung kế hoạch đánh giá TĐCN của DNNVV bao gồm: nhiệm vụ thực hiện đánh giá TĐCN của DNNVV; thời gian tiến hành đánh giá TĐCN của DNNVV; phương pháp đánh giá TĐCN của DNNVV; phân bổ kinh phí đánh giá TĐCN của DNNVV; tổ chức nhân sự thực hiện đánh giá TĐCN của DNNVV.
1.1.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá trình độ công nghệ của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nếu kế hoạch đánh giá TĐCN của DNNVV mang tính định hướng thì công tác tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá TĐCN của DNNVV mang tính cụ thể hóa, hiên thực hóa. Đây là nội dung quan trọng trong công tác QLNN đánh giá TĐCN của DNNVV.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đánh giá TĐCN của DNNVV cần bám sát các nội dung đề ra, thường xuyên giám sát đánh giá kết quả, tiến độ thực hiện kế hoạch đánh giá TĐCN của DNNVV để từ đó điều chỉnh, bổ sung kịp thời về kinh phí, cách thức tổ chức thực hiện, nguồn nhân lực cho phù hợp với thực tiễn nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch đánh giá TĐCN đã xây dựng.
Các nội dung cụ thể trong tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đánh giá TĐCN của DNVVN bao gồm:
(i) Phổ biến, tuyên truyền kế hoạch
Phổ biến, tuyên truyền là hoạt động giúp cho các đối tượng tham gia thực hiện kế hoạch, các đối tượng thụ hưởng và các đối tượng khác hiểu rõ về mục đích, yêu cầu cũng như tính đúng đắn của kế hoạch, từ đó có sự đồng thuận và tự giác tham gia thực hiện.
Muốn làm triển khai thành công kế hoạch đánh giá TĐCN của các DNNVV phải quan tâm đến công tác tuyên truyền phổ biến kế hoạch đánh giá TĐCN của DNNVV thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để từ đó giúp cán bộ và
doanh nghiệp hiểu rõ kế hoạch nâng cao TĐCN của DNNVV tạo sự đồng thuận cao trong quá trình thực hiện. Đồng thời, kế hoạch cần phổ biến chi tiết cho các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm giúp các đơn vị, cá nhân hiểu rõ và nắm được tiến trình, nhiệm vụ, trách nhiệm thực hiện kế hoạch.
Phổ biến, tuyên truyền về kế hoạch cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, từ giai đoạn trước khi thực thi kế hoạch, trong khi thực thi kế hoạch và sau khi thực hiện kế hoạch (thông tin, tuyên truyền kết quả thực hiện). Điều này sẽ giúp cho các đối tượng củng cố được lòng tin và tham gia tích cực vào việc thực thi kế hoạch. Phổ biến, tuyên truyền kế hoạch được thực hiện bằng các hình thức khác nhau như: tiếp xúc trực tiếp với DNNVV, tờ rơi, áp phích, đài bào,…
(ii) Tổ chức bộ máy, phân công, phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch
Giao nhiệm vụ cho cơ quan chủ trì và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện kế hoạch, từ đó thành lập Tổ đánh giá TĐCN các DNNVV và phân công nhiệm vụ cho các đơn vị, tổ chức, cá nhận cá nhân liên quan.
Sự phân công, phối hợp thực thi kế hoạch là phân công cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực thi kế hoạch. Hoạt động phân công, phối hợp được thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ diễn ra theo tiến trình thực thi một cách rõ ràng, chủ động, sáng tạo, luôn duy trì chính sách ổn định, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của kế hoạch.
(iii) Tiến hành thực hiện đánh giá TĐCN các DNNVV:
Tiến hành tổ chức đánh giá TĐCN của DNNVV trên các nguyên tắc, phương pháp, nội dung đã được thống nhất xây dựng. Đồng thời, gắn với quá trình tổ chức đánh giá, cần thực hiện phân bổ tài chính, phân bổ nguồn lực cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác đánh giá TĐCN của DNNVV thực hiện thuận lợi và diễn ra hiệu quả.
1.1.2.3 Công tác báo cáo, thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác đánh giá trình độ công nghệ của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Kết thúc công tác đánh giá TĐCN của DNNVV, cần thực hiện lập báo cáo TĐCN của DNNVV. Báo cáo cần được lập khách quan, trung thực, đúng hạn, đảm bảo về nội dung, hình thức và được công bố, truyền đạt cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cán nhân có liên quan.
Bên cạnh đó, trong công tác triển khai đánh giá TĐCN của DNNVV, cơ quan có thẩm quyền cũng cần thực hiện các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo công tác này thực hiện đúng thời hạn, theo kế hoạch, đảm bảo kinh phí được sử dụng phù hợp, có hiệu quả.
Hoạt động báo cáo, thanh tra, kiểm tra và giám sát thường xuyên sẽ thúc đẩy các việc thực hiện đánh giá TĐCN các DNNVV hoàn thành nhiệm vụ, vừa phòng, chống những hành vi vi phạm quy định trong thực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra, hoạt động kiểm soát, kiểm soát giúp cơ quan có thẩm quyền nắm bắt được những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai để kịp thời có điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.
1.1.3 Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa các doanh nghiệp nhỏ và vừa
(i) Tiêu chí đánh giá trong xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đánh giá TĐCN của DNNVV
- Lập kế hoạch, chiến lược nâng cao TĐCN cho các DNNVV của KCN Thụy Vân chi tiết, cụ thể.
- Hàng năm, đều có đánh giá đầy đủ về TĐCN khi xây dựng kế hoạch hoạt động của năm sau cho KCN.
- Xây dựng kế hoạch đánh giá TĐCN các DNNVV tại KCN.
- Tiến hành các cuộc đánh giá chính thức và đầy đủ về TĐCN các DNNVV tại KCN Thụy Vân.
(ii) Tiêu chí đánh giá trong khâu tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá TĐCN của DNNVV
- Bộ máy quản lý nhà nước có sự phân cấp nhiệm vụ cụ thể và cơ chế phối hợp chặt chẽ.
- Công tác đào tạo về đánh giá TĐCN của doanh nghiệp được chú trọng thực hiện. - Phương pháp và nội dung đánh giá cụ thể, khoa học.
- Kinh phí và các hỗ trợ đáp ứng cho công tác đánh giá TĐCN các DNNVV tại KCN Thụy Vân.
(iii) Các tiêu chí đánh giá ở khâu báo cáo, thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác đánh giá TĐCN của DNNVV.
- Công tác báo cáo, thanh tra, kiểm tra được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa công nghệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.4.1 Nhân tố khách quan
Thứ nhất, môi trường pháp lý QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV là cơ sở để cơ quan QLNN thực hiện chức năng, nhiệm vụ, vì vậy để QLNN cần ban hành các văn bản QPLP (Luật, nghị định, thống tư,…). Hệ thống các văn bản có liên quan gián tiếp hoặc trực tiếp đánh giá TĐCN các DNNVV rất đồ sộ, từ năm 2006 đến nay, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, UBND các địa phương đã ban hành, sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản QPPL liên quan tới đánh giá TĐCN như Luật KH&CN, Luật SHTT, Luật Công nghệ cao, Luật CGCN,…
Thứ hai, Cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện đánh giá TĐCN các DNNVV, Cơ sở vật chất kỹ thuật mà chủ yếu là hệ thống công nghệ, nguồn lực tài chính ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV. Nguồn lực tài chính bao gồm toàn bộ nguồn tài chính để phục vụ cho quá trình thực hiện QLNN về đánh giá TĐCN các DNNVV. Nếu nguồn lực tài chính được nhà nước bố trí đầy đủ, kịp thời thì sẽ giúp chủ động hơn trong việc thực hiện công tác quản lý.
Thứ ba, Nhận thức từ các DNNVV, hoạt động đánh giá TĐCN các DNNVV hiện nay là không bắt buộc, luật pháp không quy định các doanh nghiệp phải triển khai thực hiện đánh giá TĐCN do vậy, hoạt động tự đánh giá TĐCN của các DNNVV phụ thuộc vào nhận thức, điều kiện nguồn lực của mỗi doanh nghiệp.