Các chất bổ sung hữu cơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng bổ sung của các chất hữu cơ đến sự phát sinh cơ quan của loài lan hoàng thảo kèn (dendrobium lituiflorum) giai đoạn in vitro (Trang 30 - 32)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Các chất bổ sung hữu cơ

1.4.1. Chuối

Chuối có hàm lƣợng fructose, glucose và nitrat cao, khi đƣợc bổ sung vào môi trƣờng nuôi cấy làm tăng hàm lƣợng đƣờng cũng nhƣ hàm lƣợng khoáng của môi trƣờng [13]. Tác dụng kích thích của chuối hiệu quả do khả năng ổn định pH của môi trƣờng nuôi cấy [23]. Bổ sung chuối vào môi trƣờng đóng vai trò nhƣ một chất kháng acid và trung hòa nồng độ acid. Ngoài ra, chuối có chứa một hàm lƣợng lớn nhƣ sắt, kali, vitamin B6, B12 và trypthophan thúc đẩy PLBs tăng trƣởng [21].

1.4.2. Nước dừa

Nƣớc dừa đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣ một thành phần thúc đẩy tăng trƣởng trong môi trƣờng nuôi cấy mô hơn một nửa thế kỉ trƣớc, khi Overbeek và cộng sự đầu tiên giới thiệu nƣớc dừa nhƣ một thành phần mới của môi trƣờng dinh dƣỡng cho các nuôi cấy mô sẹo [20]. Một số thành phần quan trọng có trong nƣớc dừa là tập hợp của phytohormone; trong đó, quan trọng và hữu ích nhất là cytokinin. Theo George [14], nƣớc dừa bao gồm nhiều axit amin, hợp chất đạm, hợp chất vô cơ, các axit hữu cơ, nguồn carbon, vitamin và có khả năng điều chỉnh sự phát triển nhƣ cytokinin và auxin. Yong và cộng sự cho thấy nƣớc dừa chứa 94 % là nƣớc và là chất thúc đẩy tăng trƣởng của chồi [27]. Trong một số loài thực vật, quá trình tái sinh đƣợc gia tăng bằng cách bổ sung nƣớc dừa vào môi trƣờng nuôi cấy. Ngoài ra, nƣớc dừa đã đƣợc báo cáo là có khả năng làm tăng quá trình sinh trƣởng và phát triển của hoa lan trong ống nghiệm do có sự liên quan đến sự hiện diện của một loại cytokinin. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Shantz và cộng

sự khi bổ sung nƣớc dừa có tác dụng kích thích quá trình nhân nhanh tế bào và mô do nƣớc dừa có chứa một số yếu tố tăng trƣởng [25]. Khi bổ sung nƣớc dừa vào môi trƣờng nuôi cấy, hiệu quả kích thích đƣợc nhận thấy chỉ xảy ra khi hàm lƣợng nƣớc dừa đƣợc thêm vào từ 10 - 15 % và hàm lƣợng 20 % là cần thiết cho quá trình tăng trƣởng của mô sẹo ở một số loài cây. Năm 2012, Saranjeet và cộng sự nhận thấy bổ sung 10 % nƣớc dừa đã thúc đẩy quá trình nhân nhanh protocorm và hình thành chồi có từ 2 - 3 lá và 1 - 2 rễ, đạt 73,75 % [24].

1.4.3. Khoai tây

Mohamed và cộng sự sử dụng khoai tây nhƣ một chất làm đông thay cho agar, khi bổ sung vào môi trƣờng nuôi cấy 50 hoặc 60 g/l bột khoai tây + 1 g/l agar đã làm tăng số lƣợng chồi/mẫu cao nhất (6,8 chồi) trên đối tƣợng khoai tây (Solanum tuberosum). Khi bổ sung 60 g/l khoai tây vào môi trƣờng nuôi cấy đã làm pH môi trƣờng giảm đáng kể sau 4 tuần nuôi cấy từ 5,31 xuống 4,0 so với môi trƣờng đối chứng có bổ sung 7 g/l agar giảm xuống 4,93. Trong khi đó, môi trƣờng không bổ sung agar đã làm thay đổi EC của môi trƣờng cao hơn đáng kể (172 - 214 µmhos/cm) so với với môi trƣờng đối chứng EC (129 µmhos/cm) [17].

1.4.4. Pepton

Pepton thƣờng đƣợc bổ sung vào môi trƣờng nuôi cấy ở rất nhiều đối tƣợng cây trồng, chúng đƣợc sử dụng nhƣ là một nguồn carbon và nitơ trong nuôi cấy mô thực vật và thúc đẩy sự tăng trƣởng của mẫu cấy. Vai trò của pepton là yếu tố tăng cƣờng sự sinh trƣởng và phát triển của các mô thực vật. Khi bổ sung pepton vào môi trƣờng nuôi cấy, chức năng của pepton nhƣ một elicitor hình thành rễ tơ của nhân sâm, sản xuất phôi của Oncidium. Seyring cho rằng 2,5 g/l pepton là thích hợp cho sự nảy mầm của hoa Anh Thảo [26]. Nhut và cộng sự đã bổ sung pepton vào môi trƣờng nuôi cấy chồi cây bơ và thu đƣợc kết quả tốt nhất khi thêm vào môi trƣờng 2 g/l pepton [19].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng bổ sung của các chất hữu cơ đến sự phát sinh cơ quan của loài lan hoàng thảo kèn (dendrobium lituiflorum) giai đoạn in vitro (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)