2. Thống kê mô tả
3.1 Kiểm định Cronbach’s alpha đối với các thang đo
Trước hết nghiên cứu sẽ phải tiến hành đo lường mức độ tin cậy của các biến bằng cách sử dụng Cronbach’s alpha. Nếu kết quả sau khi kiểm tra cho ra chỉ số
Cronbach’s alpha nằm trong khoảng từ [0,1] thì chỉ số sẽ đạt yêu cầu của Cronbach’s alpha. Bên cạnh đó nếu chỉ số này ở khoảng cách gần về 1 thì chứng minh được độ tin cậy khi kiểm tra càng cao, ngược lại nếu nó nằm gần về 0 thì chứng minh được độ tin
tieuluanmoi123docz.net
cậy khi kiểm tra là rất kém. Nếu kiểm tra cho ra kết quả gần về 0 thì nghiên cứu sẽ không thể được sử dụng để chứng minh có tồn tại sự tác động trên các biến phụ thuộc. Tuy nhiên, nếu chỉ số sau khi kiểm tra cho ra kết quả vượt lên 0,9 và đến gần 1 thì khả năng cao các câu hỏi được sử dụng có thể bị giống nhau hoặc trùng lặp. Vì vậy, nếu xét về chỉ số của Cronbach’s alpha thì những kết quả sau khi kiểm tra nằm trong khoảng [0,5;0,9] sẽ được chấp thuận và giữ lại
Nhóm đã tiến hành thực hiện kiểm định để cho ra kết quả của các biến quan sát và nhận thấy trong các kết quả nhóm không cần loại bỏ các biến nào, hầu hết các biến đều có thể đáp ứng được những điều kiện cần thiết được đưa ra trong bài nghiên cứu. Chỉ số của các biến quan sát sau khi chạy Cronbach’s alpha cho ra các kết quả của các thang đo lần lượt là: giá cả(GC) là 0,793;nhân viên(NV) là 0,849;địa điểm(DD) là 0,744; thang đokhuyến mãi(KM) có Cronbach’s alpha là 0,833;sự tin tưởng (STT) là 0,832;sự hài lòng(SHL) là 0,822. Sau quá trình kiểm tra mức độ đáp ứng của các biến thì nhóm không cần loại bỏ biến nào, vì vậy có thể tiếp tục phân tích EFA cho bài nghiên cứu.
Bảng 2. Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha các thang đo
STT Thang đo Số biến
quan sát
Cronbach’s alpha
Hệ số tương quan giữa biến tổng nhỏ nhất 1 Giá cả (GC) 5 0,793 0,515 2 Nhân viên (NV) 5 0,849 0,603 3 Khuyến mãi (KM) 5 0,833 0,529 4 Địa điểm (DD) 5 0,744 0,458 5 Sự tin tưởng (STT) 5 0,832 0,594 6 Sự hài lòng (SHL) 5 0,822 0,525