CÁC VẤN ĐỀ ĐANG TỒN TẠI CỦA KHO DỮ LIỆU TẠI BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng công nghệ kho dữ liệu trong công tác quản lý nguồn vốn tại ngân hàng (Trang 34 - 39)

Do kho dữ liệu của BIDV được xây dựng trên cơ sở MS SQL 2000 nên có một số hạn chế nhất định trong quá trình khai thác, sử dụng, mà lý do chủ yếu là về phần công nghệ. Quả thực vậy, MS SQL 2000 là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu sử dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng của MS SQL 2000 không đáp ứng được mô hình của một doanh nghiệp có quy mô lớn như BIDV. Các vấn đề gặp phải ở đây là:

1. Rút trích dữ liệu (ETL).

Rút trích dữ liệu là một khâu đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kho dữ liệu. Tại BIDV, cấu phần ETL được xây dựng trên MS SQL 2000, sử dụng các dts của SQL để thực hiện trích dữ liệu.

Ưu điểm của phương pháp này là khá đơn giản khi thiết kế, code dễ hiểu, khá rõ ràng vì dts của SQL hỗ trợ đồ hoạ, rất dễ sử dụng và maintain. Tuy vậy nhược điểm của phương pháp này là chậm, tốn tài nguyên máy chủ. Quả vậy, với nguồn dữ liệu được lưu trữ trên DB2 của hệ điều hành AS400, các dts của MS SQL 2000 phải gọi câu lệnh xử lý trên máy chủ Windows NT sau đó nạp lại dữ liệu vào cơ sở dữ liệu trung gian trên AS400. Phương pháp này rõ ràng tốn tài nguyên cả của hệ thống AS400 lẫn tài nguyên của hệ thống Windows NT, tốn thời gian hơn nhiều so với việc sử dụng các câu lệnh RPG của AS400 để thực hiện quá trình ETL.

Do hệ thống kho dữ liệu của BIDV được đặt cùng trên máy chủ chính xử lý giao dịch của toàn ngành, phương pháp này yêu cầu luôn phải quản trị chặt chẽ hai hệ thống máy chủ, thực hiện dọn dẹp dữ liệu rất thường xuyên.

Kho dữ liệu chuyển vốn Nội bộ tại BIDV

Trên thực tế, tại BIDV đã xảy ra hiện tượng kho dữ liệu không thể hoạt động trong khoảng gần 1 năm, khi lượng dữ liệu tăng dần theo thời gian. Khi đó thời gian nạp dữ liệu hàng ngày của kho dữ liệu lên đến 10 tiếng, không đáp ứng được nhu cầu lấy báo cáo của nghiệp vụ.

2. Kho dữ liệu OLAP

Một bất cập nữa của kho dữ liệu tại BIDV là hệ thống kho dữ liệu OLAP. Do yêu cầu của nghiệp vụ ngân hàng, thiết kế ban đầu của kho dữ liệu tại BIDV là báo cáo ngày phải lưu trong 2 tháng, báo cáo tháng phải lưu trong 2 năm. Tuy nhiên, sau khi cơ cấu lại ngân hàng, hệ thống các đơn vị thành viên của BIDV được mở rộng, khối lượng báo cáo phải lưu là quá lớn, do đó hệ thống OLAP gặp phải một số trục trặc sau:

- Dữ liệu khi quá 5 GB thì không thể achive được. - Rất tốn tài nguyên bộ nhớ của Windows NT.

3. Các vấn đề về phân phối báo cáo tới ngƣời sử dụng cuối.

Hệ thống kho dữ liệu hiện tại của BIDV có module phân phối báo cáo tới người sử dụng cuối rất kém. Cụ thể là hệ thống này tạo một loạt các báo cáo Excel dạng pivot table trên máy chủ kho dữ liệu OLAP (windows NT), shared các file này ở dạng chỉ đọc (read - only) sau đó phân quyền cho người sử dụng cuối thông qua giao diện module phân phối báo cáo để mở các file báo cáo đã tạo sẵn trên.

Nhược điểm của phương pháp này là tất cả các máy tính của người sử dụng cuối phải tạo ra cùng một user có password giống hệt user và password của hệ điều hành đã được tạo sẵn trên máy chủ kho dữ liệu OLAP. Các máy trạm của người sử dụng cuối đều phải cài đặt chương trình và phải sử dụng Microsoft Office 2003.

Kho dữ liệu chuyển vốn Nội bộ tại BIDV

IV. TẦM QUAN TRỌNG VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA KHO DỮ LIỆU TRONG NGÂN HÀNG

1. Mô hình ngân hàng

Hình 1. Mô hình chung của ngân hàng

Để hiểu rõ hơn sự phức tạp trong công tác báo cáo và điều hành, quản lý ngân hàng, tôi xin trình bày sơ lược về mô hình của ngành ngân hàng. Ngành ngân hàng nói chung và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng đều được xây dựng trên mô hình phân cấp hình bông tuyết. Đơn vị quản lý, điều hành trung tâm gọi là Hội Sở chính, mỗi Hội Sở chính có các đơn vị thành viên trực thuộc, mỗi đơn vị thành viên trực thuộc này có thể có các đơn vị trực thuộc khác nhỏ hơn và là Hội sở chính của các đơn vị thành viên nhỏ này. Hội sở chính chịu trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động của các đơn vị thành viên nhỏ đồng thời phải chịu sự quản lý, điều hành của Hội sở chính cấp trên quản lý trực tiếp. Để tránh nhầm lẫn, ta gọi Hội sở chính của các đơn vị thành viên trực thuộc trung ương là Chi nhánh. Mô hình ngân hàng có thể được thể hiện theo sơ đồ được thể hiện trong Hình 1.

Hội Sở chính (HSC)

Các phòng, Ban trực

thuộc HSC Các chi nhánh cấp 1

Các công ty, đơn vị trực thuộc HSC Các chi nhánh cấp 2 Các phòng, tổ quản lý trực thuộc chi nhánh cấp 1 Các phòng giao dịch (PGD) Các phòng, tổ quản lý trực thuộc PGD Các PGD trực thuộc Các phòng, tổ quản lý trực thuộc Các PGD trực thuộc

Kho dữ liệu chuyển vốn Nội bộ tại BIDV

2. Hệ thống thông tin tại Hội sở chính của BIDV

Trước năm 2005 khi BIDV, cũng như các ngân hàng khác tại Việt Nam, sử dụng hệ thống chương trình phần mềm phân tán IBS để lưu trữ cơ sở dữ liệu về thông tin khách hàng, tài khoản khách hàng phục vụ công tác giao dịch phân tán tại các chi nhánh riêng biệt. Nguồn dữ liệu tại Hội sở chính được các Chi nhánh cung cấp và tổng hợp lại dựa trên hệ thống tài khoản kế toán tổng hợp toàn ngành. Với các yêu cầu khác khi cần có số liệu chi tiết về các hoạt động chủ chốt của Ngân hàng như các hoạt động tín dụng, huy động, nguồn vốn, cũng như các thông tin về khách hàng của BIDV… Hội sở chính phải yêu cầu các chi nhánh gửi số liệu theo đường công văn để tổng hợp.

Với hệ thống các chi nhánh và đơn vị thành viên trải rộng trên khắp toàn quốc lên tới hơn 130 chi nhánh và các đơn vị thành viên, BIDV đã phải rất tốn công sức, thời gian và tiền bạc để lập báo cáo điều hành cũng như báo cáo tình trạng hoạt động, kinh doanh của mình. Điều này dẫn đên việc số liệu cung cấp không kịp thời, thiếu tính nhất quán và mất rất nhiều thời gian, độ tin cậy của các thông tin không cao. Việc ra quyết định điều hành, các chiến lược kinh doanh cũng như các hoạt động đẩy mạnh dịch vụ của BIDV là hết sức khó khăn, không kịp thời, chưa đáp ứng được tính cạnh tranh tức thời với các ngân hàng khác.

Kể từ tháng 10 năm 2005 với việc triển khai thành công dự án hiện đại hoá, sử dụng chương trình tập trung SIBS để thực hiện dữ liệu tập trung tại Hội sở chính, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã hình thành nên một nền móng công nghệ cơ bản và cốt lõi cho một hệ thống ngân hàng hiện đại và đa năng để phát triển các sản phẩm dịch vụ có chất lượng công nghệ cao, tiến tới trình độ của các ngân hàng trong khu vực. Toàn bộ dữ liệu của tất cả các hoạt động của khối các chi nhánh được tập trung tại Trung tâm xử lý thông tin, đây là một điều kiện hết sức thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng nguồn dữ liệu phục vụ cho công tác quản trị điều hành các cấp. Dữ liệu được đảm bảo an toàn, đúng đắn và duy nhất. Ngoài ra hệ thống cũng giảm thiểu rủi ro về dữ liệu cho các đơn vị thành viên, giảm bớt khối lượng công việc báo cáo cũng như nhân sự làm báo cáo tại các đơn vị thành viên, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh trong toàn ngân hàng BIDV.

Kho dữ liệu chuyển vốn Nội bộ tại BIDV

3. Sự cần thiết của kho dữ liệu trong ngân hàng.

Như đã nói ở hai phần trước, do BIDV là một ngân hàng lớn, có các đơn vị thành viên trải rộng trên toàn quốc, công tác quản lý, điều hành BIDV là rất khó khăn, phức tạp. Ngoài ra, để đảm bảo được việc ra các quyết định điều hành là đúng đắn và kịp thời, lãnh đạo các cấp của BIDV cần lấy được các thông tin từ việc hoạt động kinh doanh của đơn vị mình đúng lúc, chính xác, bất kể thời điểm nào. Để làm được việc trên, việc xây dựng kho dữ liệu chứa tất cả các thông tin của hệ thống tại các thời điểm từ quá khứ đến nay là điều vô cùng cần thiết và cấp bách.

Hơn nữa, tuy có hệ thống SIBS quản lý dữ liệu tập trung tại trung ương nhưng hệ thống này mới chỉ xử lý được các giao dịch chính của Ngân hàng như các hoạt động kinh doanh chứ chưa quản lý được hết các hoạt động nội tại của Ngân hàng ví dụ như quản lý tài sản, quản lý nhân sự, quản lý ấn chỉ ... Chính vì vậy, BIDV vẫn sử dụng các chương trình khác song song với hệ thống SIBS. Các luồng dữ liệu từ các chương trình này là hoàn toàn không giống nhau về cấu trúc, do đó kho dữ liệu tập trung cần phải được xây dựng sao cho chứa được tất cả các dữ liệu từ các nguồn khác nhau.

Có thể nói, kho dữ liệu tập trung có ảnh hưởng rất lớn đến phương hướng kinh doanh, đầu tư, phát triển, quản lý và ra quyết định của lãnh đạo ngân hàng BIDV. Nếu không có kho dữ liệu tập trung, BIDV tuy đã có đầy đủ thông tin từ các hệ thống nhưng không thể sử dụng các thông tin này một cách có hiệu quả.

Kho dữ liệu trong ngành ngân hàng chứa rất nhiều thông tin của các phân hệ khác nhau. Tuy nhiên do phạm vi của luận văn bị giới hạn nên tôi xin trình bày cụ thể về kho dữ liệu chuyển vốn nội bộ tại ngân hàng BIDV.

Kho dữ liệu chuyển vốn Nội bộ tại BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng công nghệ kho dữ liệu trong công tác quản lý nguồn vốn tại ngân hàng (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)