Mạng MPLS trong hoạt động chế độ khung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu chất lượng dịch vụ trong mạng MPLS,VPN (Trang 30 - 31)

Chế độ tế bào (cell mode)

Thuật ngữ này dùng khi có một mạng gồm các ATM LSR dùng MPLS trong mặt phẳng điều khiển để trao đổi thông tin VPI/VCI thay vì dùng báo hiệu ATM. Trong kiểu tế bào, nhãn là trường VPI/VCI của tế bào. Sau khi trao đổi nhãn trong mặt phẳng điều khiển, ở mặt phẳng chuyển tiếp, router ngõ vào (ingress router) phân tách gói thành các tế bào ATM, dùng giá trị VCI/CPI tương ứng đã trao đổi trong mặt phẳng điều khiển và truyền tế bào đi. Các ATM LSR ở phía trong hoạt động như chuyển mạch ATM – chúng chuyển tiếp một tế bào dựa trên VPI/VCI vào và thông tin cổng ra tương ứng. Cuối cùng, router ngõ ra (egress router) sắp xếp lại các tế bào thành một gói.[2]

2. Mạng MPLS trên cơ sở VPN 2.1. Giới thiệu VPN

Mạng riêng ảo VPN (Virtual Private Network) không phải là kỹ thuật mới, mô hình VPN đã phát triển được khoảng trên 20 năm và trải qua một số thế hệ. Mô hình VPN đầu tiên được đề xuất bới AT&T cuối những năm 80 và được biết đến với tên Software Defined Networks (SDNs). SDNs là mạng WAN, các kết nối dựa trên cơ sở dữ liệu mà được phân loại mỗi khi có kết nối cục bộ hay bên ngoài. Dựa trên thông tin này, gói dữ liệu được định tuyến đường đi tới đích thông qua hệ thống chuyển mạch chia sẻ công cộng.

Thế hệ thứ hai của VPN khởi đầu từ sự xuất hiện của kỹ thuật X25 và kỹ thuật Intergrated Services Digital Network (ISDN) trong đầu những năm 90. Hai kĩ thuật

này cho phép truyền dữ liệu gói qua mạng công cộng phổ biến với tốc độ nhanh. Giao thức X25 và ISDN được xem là nguồn gốc của giao thức VPN. Tuy nhiên do hạn chế về tốc độ truyền tải thông tin để đáp ứng các nhu cầu càng tăng của con người nên thời gian tồn tại khá ngắn.

Sau thế hệ thứ hai, VPN phát triển chậm cho đến khi sự xuất hiện của cell-based frame Relay (FR) và kỹ thuật Asynchoronous Transfer Mode (ATM). Thế hệ thứ 3 của VPN dựa trên cơ sở kĩ thuật ATM và FR. Hai kĩ thuật này dựa trên mô hình chuyển mạch ảo (virtual circuit switching). Trong đó các gói tin không chứa dữ liệu nguồn hay địa chỉ gửi đến mà thay vào đó chúng sẽ mang các con trỏ đến mạch ảo, nơi mà nguồn và điểm đến được xác định. Với kỹ thuật này thì tốc độ truyền dữ liệu được cải thiện (160Mbps hoặc hơn) so với trước đó.

Với sự phát triển của thương mại điện tử (e-commerce) giữa thập niên 90, người sử dụng và các tổ chức muốn một giải pháp có cấu hình dễ dàng, có khả năng quản lý, truy cập toàn cầu và có tính bảo mật cao hơn. Thế hệ VPN hiện tại đã đáp ứng được các yêu cầu đề ra, bằng cách sử dụng kỹ thuật “đường hầm” (tunneling technology). Kĩ thuật này dựa trên giao thức gói dữ liệu truyền trên một tuyến xác định gọi là tunneling, như IP Security (IPSec), Point-to-Point Tunneling Protocol (PPTP), hay Layer 2 Tunneling Protocol (L2TP). Tuyến đường đi xác định bởi thông tin IP. Vì dữ liệu được tạo bởi nhiều dạng khác nhau nên “đường hầm” phải có thể hỗ trợ nhiều giao thức truyền tải khác nhau bao gồm IP, ISDN, FR, và ATM. [10, 15]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu chất lượng dịch vụ trong mạng MPLS,VPN (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)