Sự khác nhau giữa DiffServ và IntServ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu chất lượng dịch vụ trong mạng MPLS,VPN (Trang 54 - 57)

DiffServ IntServ

Không dùng bất kì giao thức báo hiệu nào để dành trước băng thông mạng, do vậy tiết kiệm được băng thông mạng.

Dùng giao thức báo hiệu RSVP để dành trước băng thông mạng, do đó sẽ tốn tài nguyên mạng vô ích.

Có thể sử dụng cho mạng lớn và cả mạng nhỏ với số lưu lượng rất lớn

Chỉ có thể sử dụng cho mạng cỡ nhỏ với số lượng lưu lượng nhỏ

Ít tốn tài nguyên mạng Tốn nhiều tài nguyên mạng

Xét ưu tiên gói trên từng chặng Khởi tạo một kênh truyền trước khi truyền

Khả năng mở rộng mạng cao và phục vụ đa dịch vụ

Khả năng mở rộng mạng thấp và phục vụ ít dịch vụ.

2. Các tập tính năng của QoS

QoS là khả năng cung cấp các mức xử lý khác nhau hướng đến các lớp lưu lượng riêng. Trước khi các ứng dụng hay các kỹ thuật QoS được áp dụng, lưu lượng phải được nhận biết và sắp xếp vào trong các lớp khác nhau. Thiết bị mạng sử dụng sự phân loại để nhận biết lưu lượng theo các lớp riêng biệt. Sau khi lưu lượng mạng được sắp xếp, việc đánh dấu được thực hiện bằng cách gắn thẻ cho các gói riêng biệt để các thiết bị mạng khác có thể thực hiện các chức năng QoS cho các gói đó khi chúng di chuyển thông qua mạng.

2.1. Phân loại

- Phân loại được thực hiện để nhận dạng lưu lượng và phân chia lưu lượng thành các lớp khác nhau. Để phân loại gói, ta dùng bộ mô tả lưu lượng để phân chia các gói trong phạm vi các nhóm riêng biệt để định nghĩa các gói đó. Một số bộ mô tả đặc trưng dùng để phân loại gói bao gồm: bộ giao tiếp lối vào, độ ưu tiên IP (IP Precedence), DSCP, địa chỉ nguồn hay địa chỉ đích và các ứng dụng. Sau khi gói đã được định danh, chúng có khả năng được tiến hành các chức năng QoS trên mạng.

- Với việc sử dụng phân loại gói, nhà quản trị mạng có thể phân vùng lưu lượng mạng thành nhiều mức ưu tiên hay nhiều lớp dịch vụ. Khi bộ đặc tả lưu lượng được sử dụng để phân loại, lưu lượng nguồn đồng ý tham gia để thoả thuận các giới hạn và mạng sẽ thực hiện các giới hạn đó với việc đảm bảo vế chất lượng dịch vụ. Các kỹ thuật chất lượng dịch vụ khác như giám sát lưu lượng, nắn dạng lưu lượng và kỹ thuật hàng đợi sử dụng bộ mô tả lưu lượng để đảm bảo giữ đúng thoả thuận. Việc phân loại nên được đặt ở biên mạng.

- Để có thể phân loại được gói tin, thông thường phải kiểm tra một số trường trong headers, sau khi phân loại, một QoS tool sẽ đưa gói tin vào hàng đợi thích hợp.

Hình 2.7: Mô hình phân loại gói tin.

Việc phân loại được thực hiện ở tất cả các router trên links kết nối, ở router R3 sau khi phân loại sẽ đưa vào hàng đợi Queuing và sau đó là shaping (định hướng). Q1, Q2, Q3, Q4 lần lượt là các mức ưa tiên. Sau khi đã được phân loại, các gói tin sẽ được đánh dấu (marking), việc đánh dấu sẽ đánh dấu vào một trường trong IP header, sau khi gói tin đã được đánh dấu, các tools còn lại trong QoS sẽ sử dụng “dấu” để tiến hành phân loại ở các chặng tiếp theo. Hai trường dùng để đánh dấu là IP Precedence và Differentiated Service Code Point (DSCP).[4]

2.2. Đánh dấu

- Việc đánh dấu được thực hiện sau khi đã phân loại gói tin. Hoạt động đánh dấu cho phép các thiết bị mạng phân loại gói hay khung (frame) dựa vào bộ mô tả lưu lượng đặc trưng. Một số bộ mô tả lưu lượng được sử dụng để đánh dấu gói như: lớp dịch vụ (CoS), DSCP, độ ưu tiên IP, nhóm QoS, chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS). Việc đánh dấu được sử dụng để thiết lập thông tin trong tiêu đề gói lớp 2 hay lớp 3.

- Việc đánh dấu gói hay khung cùng với việc phân loại cho phép thiết bị mạng dễ dàng phân biệt các gói hay khung đã được đánh dấu. Đánh dấu là yếu tố hữu dụng vì nó cho phép thiết bị mạng dễ dàng nhận dạng các gói hay khung theo các lớp đặc trưng. Khi đó kỹ thuật QoS có thể ứng dụng tương thích để đảm bảo sự đúng đắn với các chính sách quản trị QoS.

- Việc đánh dấu thường xảy ra tại lối vào của interface, tại đây gói tin sẽ được thu nhận và thực hiện đánh dấu lại (remark) nếu cần thiết, dấu vừa đánh sẽ tồn tại trong các hàng đợi ngõ ra của router này và trên đường truyền tới đích tiếp theo. [4,9]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu chất lượng dịch vụ trong mạng MPLS,VPN (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)