2. Các tập tính năng của QoS
1.1. Khái niệm các trường IPP, DSCP, MPLS Exp
1.1.3. Trường MPLS Exp
Trong tiêu đề gói IP có trường TOS biểu diễn chất lượng dịch vụ trong mạng IP, còn trong mạng MPLS trong tiêu đề gói MPLS có 3 bit MPLS và 3 bit Exp dùng để biểu diễn chất lượng dịch trong mạng MPLS.
Hình 3.5: MPLS header.
Các bit Exp (Experimental) trong header của gói MPLS tương tự như các bit Precedence trong gói IP. Nếu dùng các bit này cho QoS, thì gọi là các đường chuyển mạch nhãn E-LSP, biểu diễn các Router chuyển mạch nhãn sử dụng các bit EXP để lập lịch và loại bỏ các gói. Tuy nhiên khi sử dụng MPLS có nhiều tùy chọn cho việc thực hiện QoS cho các gói được đánh nhãn. Một LSP là một đường đơn qua mạng giữa hai router. Có thể sử dụng nhãn trên phần đầu của gói để hiển thị QoS. Tuy nhiên sau đó cần phải có một nhãn trên mỗi lớp cho từng luồng lưu lượng giữa 2 điểm đầu cuối của LSP. Do đó giao thức báo hiệu sẽ chỉ báo hiệu giữa các nhãn khác nhau cho cùng LSP hoặc prefix. Khi LSP là loại L-LSP, nó sẽ chỉ thị một phần thông tin QoS. Các bit EXP sẽ chỉ lưu giữ một phần thông tin QoS về độ ưu tiên mất gói. Còn với E- LSP lưu giữ đồng thời cả thông tin về class và độ ưu tiên mất gói. Khi LSR chuyển các gói được đánh nhãn đi, nó cần tìm kiếm nhãn trong bảng chuyển nhãn LFIB (Label forwarding table) để quyết định xem chuyển gói đi đâu. Điều này cũng giống với cách làm việc của QoS. LSR chỉ cần nhìn vào các bit EXP trong phần đầu nhãn để quyết định nên xử lý gói thế nào. Do QoS bao gồm nhiều tính năng : đánh dấu lưu lượng, quản lý tắc nghẽn, tránh tắc nghẽn, đồng thời QoS sử dụng các hàng đợi trể thấp LLQ, CBWFQ, WRED, các chính sách định dạng và bắt giữ gói tin. Do đó, ta có thể sử dụng các tính năng của QoS dựa trên các bit EXP cho các gói được đánh nhãn. Ví dụ :
kiểu hàng đợi WRED có thể được chỉnh sửa theo bit EXP để quyết định gói tin đã đánh nhãn nào sẽ bị loại bỏ khi ở trong hàng đợi.[2]