Dòng, giống Thời kỳ tích lũy chất khô (g/cây)
Bắt đầu ra hoa Hoa nở rộ Qủa chắc
L27 (Đ/C) 2,0 8,6 15,8 Sen Nghệ An 2,1 8,1 14,7 Eo Nghệ An 2,1 7,7 15,0 D20 2,0 8,5 16,8 Đỏ Sơn La 2,0 8,6 17,0 D22 2,0 6,9 15,2 Đỏ Bắc Giang 1,9 8,7 15,2 L12 2,3 7,9 15,0 D18 2,4 10,3 18,6 L14 2,1 8,0 14,4 CV% 3,0 3,0 7,5 LSD0,05 0,2 1,2 2,5
Thời kì bắt đầu ra hoa là giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng sinh thực nên khả năng tích lũy chất khô chưa cao. Nhìn vào bảng trên ta thấy, lượng chất khô tích lũy được biến động trong khoảng từ 1,9 - 2,4 g/cây. Trong đó, thấp nhất là giống Đỏ Bắc Giang (1,9 g/cây) và cao nhất là dòng D18 (2,4 g/cây). Giống đối chứng L27 có khối lượng chất khô thời kỳ này là 2,0 g/cây. Khối lượng chất khô bắt đầu tăng lên đáng kể khi cây bước sang thời kỳ hoa rộ. Cụ thể khối lượng tích lũy chất khô ở giai đoạn này biến động trong khoảng 6,9 -10,3 g/cây. Trong đó giống D22 có khả năng tích lũy chất khô thấp nhất (6,9 g/cây), dòng D18 có khả năng tích lũy chất khô cao nhất (10,3 g/cây). Giống đối chứng L27 có khối lượng chất khô thời kỳ này là 8,6 g/cây, thấp hơn so với các dòng, giống Đỏ Bắc Giang và D18. Thời kỳ quả chắc, lượng chất khô tích lũy được tăng lên rõ rệt và cao hơn hẳn so với hai thời kỳ trước, Thời kỳ này tích lũy chất khô dao động từ 14,4 – 18,6 g/cây. Trong đó, dòng D18 có khối lượng chất khô lớn nhất đạt 18,6g/cây, giống đối chứng L27 có khối lượng chất khô đạt 15,8 g/cây.
4.1.2.4. Khối lượng rễ khô và tỷ lệ khối lượng rễ/toàn cây (R/TC)
Rễ lạc là bộ rễ cọc, gồm rễ chính ăn sâu và hệ thống rễ bên rất phát triển. Bộ rễ của cây lạc không chỉ làm nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng nuôi cơ thể, mà còn có tác dụng cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp và cố định đạm cho đất do có cấu tạo đặc biệt bởi sự cộng sinh của vi khuẩn Rhizobium Vigna trong các nốt sần tại rễ. Một bộ rễ khỏe mạnh, ăn sâu và rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ phận trên mặt đất và các cơ quan trong cây phát triển mạnh.